Vậy hệ thống HVAC là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Đừng bỏ qua 7 kiến thức quan trọng không thể thiếu về HVAC System này nhé.

1. HVAC là gì? Tổng quan về hệ thống HVAC

HVAC là gì? HVAC System là gì? hay Hệ thống HVAC là gì đều là những câu hỏi trước khi chúng ta chưa tìm hiểu về hệ thống này. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nó ngay sau đây.

Khái niệm HVAC

HVAC là viết tắt của cụm từ Heating Ventilating and Air Conditioning (Hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí) và được gọi chung là hệ thống điều hòa không khí.

Ngoài ra hệ hống này còn có một vài biến thể khác như:

  • HVAC & R hoặc HVACR – 'R' : Là hệ thống HVAC bao gồm cả làm lạnh
  • HVACR : Đây là những hệ thống xử lý không khí bao gồm làm lạnh nhưng không thông gió
hvac
Hệ thống HVAC

Hệ thống HVAC là một hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí cho một không gian, môi trường. Hệ thống này cần làm việc cung cấp không khí chất lượng cho các không gian cần đến và cùng với đó là tạo ra sự thoái mải về nhiệt. Việc thiết kế HVAC sẽ dựa trên các nguyên tắc truyền nhiệt, nhiệt động lực học và cơ học chất lỏng.Để mục đích chính cuối cùng là tạo ra một không gian với nhiệt độ, chất lương và độ ẩm đạt tới mức cao nhất.

Lịch sử ra đời HVAC System

HVAC dựa trên những phát minh và khám phá của Nikolay Lvov , Michael Faraday , Rolla C. Carpenter , Willis Carrier , Edwin Ruud , Reuben Trane , James Joule, William Rankine, Sadi Carnot và nhiều người khác.

Nhiều phát minh trong khung thời gian này ra đời trước sự ra đời của hệ thống điều hòa không khí tiện nghi đầu tiên, được thiết kế vào năm 1902 bởi Alfred Wolff (Cooper, 2003) cho Sở giao dịch chứng khoán New York, trong khi Willis Carrier trang bị cho Công ty in Sacketts-Wilhems quy trình Đơn vị AC cùng năm. Coyne College là trường đầu tiên cung cấp chương trình đào tạo HVAC System vào năm 1899.

Việc phát minh ra các thành phần của hệ thống HVAC đồng hành với cuộc cách mạng công nghiệp và các phương pháp mới hiện đại hóa, hiệu quả cao hơn và điều khiển hệ thống liên tục được giới thiệu bởi các công ty và nhà phát minh trên toàn thế giới.

Coyne College là trường đầu tiên đào tạo HVAC vào năm 1890.

hvac là gì
HVAC là một phần không thể thiếu hiện nay

Dấu hiệu nhận biết hệ thống HVAC ở các tòa nhà

Một trong những dấu hiệu thường xuyên nhất để chúng ta nhận thấy có hệ thống HVAC là những đường dẫn, đường ống vuông, tròn và Oval chạy khắp tòa nhà.

Ngoài ra hệ thống này còn thiết bị xử lý không khí thường sử dụng cho các tòa nhà là AHU – Air Handling Unit.

2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của hệ thống HVAC

Cấu tạo HVAC System

Một hệ thống HVAC thông thường sẽ bao gồm 3 hệ thống là sưởi, thông gió và điều hòa không khí. Trong đó hệ thống này có các thành phần hoặc thiết bị cơ bản như sau:

  • Quạt (Fan) để lưu thông và trả lại không khí
  • Đường ống cung cấp không khí.
  • Các đầu vào cung cấp không khí và cửa hút không khí trở lại.
  • Buồng khí hỗn hợp để nhận khí trong phòng và trộn với không khí bên ngoài.
  • Các bộ lọc để loại bỏ các hạt bụi bẩn từ không khí hỗn hợp.
  • Các bộ phận trao đổi nhiệt như cuộn dây nóng, cuộn dây hơi, chất làm lạnh bay hơi, hoặc cuộn nước lạnh để thêm nhiệt hoặc loại bỏ nhiệt từ không khí lưu thông.
  • Thiết bị sưởi ấm phụ như lò khí đốt tự nhiên hoặc yếu tố nhiệt điện.
  • Nén khí để nén hơi lạnh và bơm chất làm lạnh xung quanh hệ thống.
  • Bộ phận loại bỏ nhiệt từ hơi lạnh và ngưng tụ nó vào một chất lỏng.
  • Bơm để lưu thông nước qua bình ngưng làm mát bằng nước; máy bơm nước ngưng tụ (CWP); cung cấp nước ngưng tụ (CWS) và ngược lại (CWR).
  • Bơm để lưu thông nước nóng từ nồi hơi thông qua các cuộn dây nước nóng và quay trở lại hoặc lưu thông nước lạnh từ các máy làm lạnh thông qua các cuộn dây nước lạnh và làm lạnh.
  • Đối với hệ thống trung tâm, nước hoặc nồi hơi như là một nguồn sưởi ấm trung tâm.
  • Đối với hệ thống trung tâm, tháp giải nhiệt với bình ngưng làm mát bằng nước.
  • Hệ thống điều khiển để bắt đầu, dừng lại, hoặc điều chỉnh dòng chảy của không khí, nước, hơi nước, chất làm lạnh và điện.
hệ thống hvac
Các thiết bị cấu thành HVAC System

Nguyên lý hoạt động của HVAC System

HVAC sẽ được vận hành theo nguyên lý như sau:

  • Hệ thống sẽ lấy khí tươi từ không khí bên ngoài đưa qua cụm khí đầu vào sau đó đi qua AHU. AHU sẽ làm nhiệm vụ kiểm soát chất lượng không khí đưa từ bên ngoài vào, nó sẽ điều chỉnh độ ẩm, áp suất cũng như lọc sơ bộ các hạt bụi có kích thước lớn.
  • Khí tươi cấp vào Air Handling Unit sẽ được kiểm soát bằng van chỉnh gió, sau khi đi qua thiết bị này, khí tươi sẽ được điều chỉnh nhiệt độ về khoảng 22 độ C, bằng Heater.
  • Cuối cùng không khí sẽ được lọc qua màng lọc HEPA để loại bỏ hầu hết các tiểu phân có kích thước nhỏ. Đối với các môi trường cần không khí sạch như phòng sạch thì màng lọc HEPA là rất quan trọng.
  • Hầu hết không khí trong phòng (khoảng 90%) sẽ được hồi lưu về AHU (khí hồi lưu) và cấp trở lại môi trường trong nhà và 10% còn lại sẽ được thải ra môi trường.

Chu trình của hệ thống HVAC

Hệ thống HVAC có 3 chu trình hoạt động mà chúng ta cần biết như sau:

  • Supply Air: Cung cấp không khí, ở đây bao gồm là không khí lạnh và không khí nóng.
  • Return Air: Mang không khí quay về.
  • Exhaust Air: Thải luồng không khí không sạch ra bên ngoài, thường là thải trong các phòng vệ sinh.

Chức năng của hệ thống HVAC

Như đã nói ở phần trên hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là kết cấu không thể thiếu được trong một công trình lớn. HVAC System có 1 chức năng quan trọng là: Cung cấp chất lượng không khí tốt nhất cho con người và môi trường sản xuất ở bất kì điều kiện như thế nào.

3. Hệ thống HVAC gồm những gì

Để hiểu hơn về cấu tạo của HVAC chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ về 3 hệ thống trong HVAC:

  • Hệ thống sưởi
  • Hệ thống thông gió HVAC
  • Hệ thống điều hòa không khí
hvac system
Hệ thống ống gió HVAC

1/ Hệ thống sưởi

Hệ thống sưởi là nơi tạo ra và phân phối nhiệt cho toàn bộ khu vực được bao phủ bởi HVAC System, việc sinh nhiệt được thực hiện bởi hệ thống máy sưởi trung tâm. Nhiệt được truyền qua dẫn nhiệt – đối lưu – bức xạ nhiệt.

Để tạo nên một hệ thống sưởi thì cần những thiết bị như sau:

  • Thiết bị dùng để đun nóng nước, hơi nước, không khí ở vị trí trung tâm
  • Lò hơi, bơm nhiệt
  • Nhiệt sẽ được truyền đi bằng cách đối lưu, dẫn truyền bằng bức xạ.
  • Lò sưởi sẽ hoạt động thông qua các nguồn nhiên liệu như: nhiên liêu rắn (than, củi..), nhiên liệu chất lỏng ( xăng, dầu..), khí (gas…), nhiên liệu điện. Với các lò sưởi bằng điện thường sẽ được sử dụng làm nhiệt dự phòng hoặc hệ thống bơm nhiệt.

2/ Hệ thống thông gió

Hệ thống thông gió trong HVAC System là nới xử lý các quá trình thay thế không khí trong không gian kín với không khí từ bên ngoài công trình, cũng như không khí lưu thông trong không gian. Hệ thống thông gió sẽ cải thiện chất lượng không khí trong nhà, loại bỏ mùi hôi và cũng có thể được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.

Ngoài ra, nó còn giúp giảm các chất ô nhiễm, bụi, khói, mùi, vi sinh vật, và các hạt khác.

hệ thống hvac gồm những gì
Thông gió là một phần quan trọng trong HVAC

Có hai phương pháp để thông gió là thông gió nhân tạo và thông gió tự nhiên.

Thông gió nhân tạo

Thông gió nhân tạo còn được gọi là thông gió cơ học, thông gió cưỡng bức. Ở môi trường quen thuộc như nhà bếp và phòng tắm thường có ống xả cơ khí để loại bỏ mùi hôi và đôi khi hơi ẩm dư thừa từ không khí.

Để xác định kích thước và tốc độ của quạt hút thì cần phải xác định được kích thước của phòng, tốc độ dòng chảy (lây lan của mùi) và mức độ tiếng ồn.

Quạt truyền động trực tiếp có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau và do đó giảm chi phí bảo trì và tần số. Quạt trần, bàn, sàn và quạt treo tường được ưu tiên sử dụng để lưu thông không khí trong phòng và giảm nhiệt độ mà người sử dụng cảm nhận.

Thông gió tự nhiên

Không khí cũng có thể được lưu thông và thông gió mà không cần sử dụng quạt hoặc bất kỳ thiết bị cơ khí nào khác. Thông gió tự nhiên có thể đạt được bằng cách sử dụng kết hợp các cửa sổ và cửa chớp, nó phụ thuộc vào việc bố trí kiến trúc trong công trình như thế nào cho tối ưu nhất về thông gió.

Với bất kỳ một hệ thống thôn gió tự nhiên nào, để đạt được, chúng ta cần phải theo dõi tốc độ thay đổi không khí. Và hệ thống thông gió nhân tạo có thể được sử dụng để bổ sung cho hệ thống thông gió tự nhiên.

3/ Điều hòa không khí

Hệ thống điều hòa không khí được sử dụng để giảm nhiệt độ và kiểm soát độ ẩm của không khí lưu thông. Hầu hết không khí được tuần hoàn, nhưng không khí trong lành từ bên ngoài cũng được hút vào, tạo ra áp lực dương trong không gian.

Tất cả không khí được di chuyển được truyền qua một bộ trao đổi nhiệt, được làm mát bằng các thiết bị cần thiết và sau đó lưu thông đến các khu vực cần thiết.

Như đã nói, không khí được làm mát bằng cách loại bỏ nhiệt thông qua dẫn nhiệt – đối lưu – bức xạ nhiệt. Môi trường được sử dụng để thực hiện nhiệt được gọi là chất làm lạnh, được lưu thông qua một hệ thống làm lạnh hoặc một hệ thống làm mát tự nhiên.

Hệ thống phân phối không khí

Cuối cùng, để hoàn thiện công việc cho hệ thống HVAC thì cần có hệ thống phân phối, đây có thể là phần không được nói đến trong định nghĩa, nhưng nó cũng là một phần quan trọng cho hệ thống xử lý không khí.

hệ thống xử lý không khí
Phân phối khí bằng các ống dẫn

Hệ thống sưởi, nhiệt cần phải được phân phối trong toàn bộ khu vực hoạt động của hệ thống. Nhiệt được truyền sang môi trường, thường là không khí, nước hoặc hơi nước:

Nước / hơi nước: Nước có thể được đun và lưu thông ở dạng lỏng, hoặc nếu có đủ nhiệt chuyển thành hơi nước. Một máy bơm và hệ thống đường ống được sử dụng để vận chuyển môi trường được đun nóng và nhiệt được truyền đến không khí bằng cách sử dụng bộ trao đổi nhiệt như bộ tản nhiệt và cuộn dây nước nóng không khí. Đây có thể được gắn trên tường hoặc lắp đặt trong các tầng.

Không khí: Hệ thống ống dẫn sẽ làm nhiệm vụ phân phối nhiệt. Không khí ấm hơn được cung cấp và không khí lạnh được trả lại cho hệ thống sưởi. Nhiều hệ thống cũng có thể sử dụng các ống dẫn tương tự để cung cấp không khí mát từ hệ thống điều hòa không khí. Thông thường, một hệ thống lọc hoặc làm sạch không khí được lắp đặt trong ống dẫn để loại bỏ các hạt bụi và phấn hoa.

4. Ứng dụng của HVAC System

Đối với một không gian:

  • Điều chỉnh nhiệt độ của phòng
  • Cung cấp không khí thoáng mát, không khí sạch trong phòng
  • Loại bỏ chất gây ô nhiễm từ không khí bằng cách, sử dụng các bộ lọc ở các giai đoạn khác nhau
  • Hoạt động nguyên liệu hiệu quả

Đối với các ngành công nghiệp

HVAC được ứng dụng trong các môi trường như:

  • Tòa nhà, nhà xưởng, nhà máy công nghiệp, phòng sạch
  • Khách sạn, các cơ sở sinh hoạt cao cấp
  • Văn phòng, bệnh viện, trường học, phòng thí nghiệm, …
  • Trong các phương tiện như: Ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy, tàu ngầm
  • Và trong nhiều môi trường khác, nơi cần xử lý không khí.

5. Hệ thống HVAC trong phòng sạch

Cũng giống như hệ thống HVAC tiêu chuẩn. HVAC của một phòng sạch là kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí. Với các mức độ chính xác khác nhau để tạo ra một môi trường thoải mái.

Tổng quan HVAC phòng sạch

Đối với HVAC phòng sạch, lượng không không khí thông thường cấp vào phòng sẽ lớn hơn. Môi trường phòng sạch có nhiều kiểu luồng không khí khác nhau và chúng cần phải sử dụng bộ lọc HEPA cũng như tạo ra mức độ chênh lệch áp suất trong không gian. Cùng với đó, phòng sạch cần đảm bảo số lần thay đổi không khí lớn hơn rất nhiều để đạt được cấp độ sạch nhất định.

Với một hệ thống HVAC thông thường thường sẽ có khoảng từ 2 – 4 lần thay đổi không khí mỗi giờ. Còn với phòng sạch, nó có thể nằm trong khoảng từ 15 - 250 thậm chí còn nhiều hơn.

Để thiết kế tốt hệ thống HVAC phòng sạch, đòi hỏi người thiết kế cần phải có hệ thống kiến thức như sau:

  • Phân loại ISO phòng sạch
  • Cách bố trí phòng sạch
  • Luồng không khí trong phòng
  • Số người làm việc trong phòng
  • Các thiết bị trong phòng (tăng nhiệt)
  • Việc sử dụng tủ hút hoặc tủ an toàn sinh học (hút khí)
  • Hệ thống chiếu sáng
  • Chênh lệch áp suất
  • Nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài
  • Mức độ chính xác cần thiết
hvac phòng sạch
HVAC là một phần quan trọng trong phòng sạch

Lưu lượng không khí cấp và số lần trao đổi không khí

Một số câu hỏi đầu tiên khi thiết kế HVAC cho phòng sạch mà chúng ta cần trả lời là:

  • Lưu lượng khí cấp vào phòng là bao nhiêu?
  • Số lần trao đổi không khí trong phòng sạch là bao nhiêu mỗi giờ?
  • Phòng sạch sẽ cần đáp ứng cấp độ sạch nào?

Số lần thay đổi không khí chỉ được xác định theo khoảng chứ không phải theo các giá trị cụ thể. Cho dù cùng một cấp độ phòng sạch nhưng mỗi phòng sạch có ứng dụng khác nhau sẽ có các yêu cầu khác nhau về ACH.

Xem thêm: Tiêu chuẩn phòng sạch

Nhiệt độ và độ ẩm khi thiết kế HVAC phòng sạch

Một trong những yếu tố quan trọng cần quan tâm khi thiết kế hệ thống xử lý không khí cho phòng sạch là độ chính xác của nhiệt độ và độ ẩm tương đối (RH) (+/-).

Nhiệt sẽ được tạo ra bởi người vận hành và các thiết bị do đó nó cần phải được bù bằng máy lạnh. Vì lý do đó, khi thiết kế cần phải biết có bao nhiêu người làm việc trong phòng sạch, có những thiết bị nào cần sử dụng và lượng nhiệt chúng tạo ra là bao nhiêu.

Chênh lệch áp suất trong phòng sạch

Đối với các phòng sạch, chênh lệch áp suất là yếu tố quan trọng bậc nhất. Đa số các phòng sạch đều sẽ duy trì áp suất dương trừ một số phòng sử dụng cho các sản phẩm nguy hiểm thì sẽ sử dụng áp suất âm. Ứng dụng của nó như sau:

  • Duy trì áp suất dương: Giúp ngăn chặn các hạt bụi ô nhiễm từ môi trường bên ngoài vào môi trường phòng sạch. Để bảo vệ sản phẩm bên trong phòng khỏi các tác nhân ô nhiễm.
  • Duy trì áp suất âm: Giúp ngăn chặn các hạt bụi mang tính chất nguy hiểm từ môi trường phòng sạch ra môi trường bên ngoài. Để bảo vệ môi trường và con người bên ngoài khỏi các tác nhân nguy hiểm.

Do vậy hệ thống HVAC cho phòng sạch cần phải điều chỉnh lượng khí cấp vào và khí hồi lưu để tính toán giá trị chênh áp phù hợp cho mỗi phòng.

HVAC trong tiêu chuẩn GMP

GMP là một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất về xây dựng nhà xưởng sản xuất, chúng ta có thể biết đến các tiêu chuẩn như GMP WHO, GMP EU, Pics GMP, … Tất cả chúng đều yêu cầu một hệ thống xử lý không khí cực tốt.

Do vậy HVAC System trong GMP là vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến việc vận hành nhà máy sản xuất.

6. Bảo trì HVAC

Lợi ích của việc bảo trì HVAC

  • Tiết kiệm chi phí sửa chữa, thay thế vật tư linh kiện
  • Giảm thời gian gián đoạn do hỏng hóc gây dừng sản xuất
  • Tiết kiệm điện năng tiêu thụ
  • Nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị

Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các công việc cần làm khi bảo trì HVAC System

Bảo trì, thay thế bộ lọc

Các bộ lọc là nơi lưu giữ bụi bẩn và các chất gây dị ứng ra khỏi không khí lưu thông trong tòa nhà, phòng sản xuất. Việc thay đổi các bộ lọc một cách thường xuyên sẽ giúp giữ cho hệ thống HVAC chạy sạch hơn, lưu lượng gió tốt hơn và chất lượng không khí đảm bảo hơn.

Bảo trì Quạt

Các đầu nối điện, cơ cấu cơ khí của quạt có thể ảnh hưởng do tác động tích lũy của rung động trong quá trình hoạt động của HVAC System. Bình thường khi thay đổi bộ lọc, chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra quạt để chắc chắn rằng nó vẫn đang hoạt động tốt.

bảo trì hvac
Bảo trì Quạt trong HVAC

Bảo trì cánh quạt

Khi bảo trì quạt, chúng ta nên kiểm tra khu vực chân không và quạt gió của các thiết bị HVAC, làm sạch các cánh quạt, loại bỏ bụi bẩn hoặc các mảnh vụn có thể gây thêm tải cho động cơ. Vệ sinh quạt một cách thường xuyên sẽ giúp cho quạt cân bằng và duy trì hiệu quả cho hệ thống xử lý không khí.

Bôi dầu động cơ thường xuyên

Thường xuyên giữ cho động cơ quạt được bôi dầu và chạy trơn tru, tùy thuộc vào động cơ quạt HVAC. Việc bôi trơn định kỳ giúp động cơ hoạt động trơn tru, nâng cao tuổi thọ và tiết kiệm điện năng động cơ

Hệ thống điện

Hệ thống điện có thể xuất hiện các bụi bẩn, lỏng các giắc cắm, cầu đấu, xuất hiện move gây chập cháy trong quá trình hoạt động. Việc bảo trì định kỳ sẽ giúp phát hiện các nguy cơ và ngăn ngừa mọi sự cố đảm bảo cho quá trình sản xuất của nhà máy.

7. Tài liệu về hệ thống HVAC

Tiêu chuẩn TCVN 5687-2010 về thiết kế hệ thống HVAC tại Việt Nam

Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điều hòa thông gió của Việt Nam

Tiêu chuẩn TCVN 5687-2010 về thiết kế hệ thống HVAC tại Việt Nam
Tiêu chuẩn TCVN 5687-2010

Trong thiết kế HVAC, chúng ta áp dụng rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau như Ashrae, BS, Singapore, DIN, Australia…Tuy nhiên nếu là người mới, việc nắm chắc tiêu chuẩn TCVN 5687-2010 là việc cần ưu tiên. Đây là tài liệu hệ thống HVAC không thể thiếu trong quá trình làm việc của các kỹ sư HVAC System.

Tại vì 2 lý do sau :

  • Là tiêu chuẩn của Việt Nam, nên tất cả các công trình tại Việt Nam đều phải áp dụng tiêu chuẩn này. Trừ khi bạn làm các công trình hoàn toàn ở nước ngoài.
  • Là tài liệu tiêu chuẩn bằng tiếng Việt nên rất dễ đọc dễ tìm hiểu. Các tiêu chuẩn khác đều là các tiêu chuẩn bằng tiếng anh, nên việc tiếp cận và hiểu được chúng sẽ khó hơn với TCVN 5687 này.

Tải về tiêu chuẩn TCVN 5687-2010 Tại đây

Sách Thiết kế hệ thống điều hòa thông gió của thầy Nguyễn Đức Lợi

Đối với các bạn không phải chuyên ngành nhiệt lạnh, vi khí hậu, hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà.. thì có thể chưa được tiếp xúc với cuốn sách này.

thiết kế hệ thống điều hòa thông gió của thầy Nguyễn Đức Lợi
Thiết kế hệ thống điều hòa thông gió

Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí là một cuốn sách bao gồm các lý thuyết cơ sở và cách tính toán cơ bản mà bất kỳ kỹ sư nào cũng cần cho quá trình thiết kế.

Các bạn có thể tải về sách Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí của thầy Nguyễn Đức Lợi ở đường link sau:

Tải sách thiết kế của thầy Nguyễn Đức Lợi Tại đây.

Tuy vậy, cuốn sách cũng có 1 số nhược điểm sau. Vì cuốn sách được viết cách đây khá lâu nên chưa thể cập nhật những công nghệ điều hòa mới nhất hiện nay, nhiều nội dung sách viết về lý thuyết hàn lâm nên người đọc có thể hơi khó hiểu và cũng không có tính áp dụng thực tế khi thiết kế hệ thống HVAC.

Các phần mềm thiết kế hệ thống HVAC

Phần mềm hỗ trợ vẽ ống gió trong thiết kế HVAC System

Khi thiết kế hệ thống HVAC, chúng ta cần có các công cụ hỗ trợ hữu ích, đó là các phần mềm hỗ trợ tính toán, thiết kế HVAC. Có thể kể tên 1 số phần mềm như : phần mềm tính tải lạnh heatload, trace 700, phần mềm tính kích thước ống gió duct checker , phần mềm tính tổn thất Ashrae Duct Fitting, phần mềm chọn AHU, phần mềm tính ống nước trong hệ chiller,phần mềm vẽ ống gió lispnam, revit mep…

Nói chung khi thiết kế HVAC thực tế chúng ta cần áp dụng ít nhất hơn 10 phần mềm khác nhau.

Website, hội nhóm kiến thức về HVAC

Hiện nay Internet là một trong những công cụ học tập tốt nhất. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều kiến thức ở môi trường mạng. Đối với HVAC bạn có thể tìm hiểu các bài viết nước ngoài tại: https://www.hvac.com/. Với các tài liệu Việt Nam, bạn có thể học hỏi ở Diễn đàn HVAC Việt Nam (website: https://hvacvn.com/)

Trên đây là những kiến thức quan trọng mà bạn cần biết để thiết kế hệ thống HVAC. Việc trả lời các câu hỏi như HVAC là gì? Hệ thống HVAC là gì hay cần biết gì khi thiết kế HVAC System sẽ trở nên dễ dàng hơn. Mong rằng bài viết có thể giúp bạn định hướng được hành trình theo đuổi HVAC của mình.

Từ khóa: