Ở bài viết dưới đây, hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu những nguyên tắc vô khuẩn và một số vấn đề liên quan đến nó nhé.

1. Vô khuẩn là gì?

1.1. Khái niệm

Vô khuẩn (hay còn gọi là vô trùng) là trạng thái không có virus, vi sinh vật, vi khuẩn hay các tác nhân gây bệnh (gọi chung là vi trùng)

Kỹ thuật vô khuẩn thường được sử dụng trong bệnh viện bởi bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để bảo vệ bản thân và bệnh nhân khỏi nguy cơ nhiễm trùng.

1.2. Vô khuẩn trong sản xuất dược phẩm 

Vô khuẩn trong sản xuất dược phẩm có nghĩa là tạo ra sản phẩm dược hoàn toàn không chứa bất kỳ vi trùng nào.

Vì không thể đảm bảo độ vô khuẩn của sản phẩm bằng cách thử vô khuẩn, nên độ vô khuẩn của sản phẩm chỉ có thể đảm bảo bằng cách áp dụng một quy trình sản xuất đã được thẩm định thích hợp. 

vô khuẩn trong sản xuất dược phẩm

Quy trình sản xuất thuốc vô khuẩn phải tuân theo nguyên tắc GMP và mỗi quy trình tiệt khuẩn phải được khảo sát nghiêm ngặt để sản phẩm được đảm bảo chất lượng khi đưa ra ngoài thị trường. 

2. Top 10 nguyên tắc vô khuẩn (vô trùng) cần biết

Dưới đây là 10 nguyên tắc vô khuẩn mà Bộ Y tế khuyến cáo tuân theo để duy trì được trạng thái vô khuẩn:

  1. Không trực tiếp dùng tay không để tiếp xúc với vật đã được vô khuẩn (bắt buộc phải dùng vật phẩm như kiềm… và đeo găng tay)
  2. Phải luôn đối diện trực tiếp, không được xoay lưng với hướng vô khuẩn khi đi qua vùng vô khuẩn
  3. Giữ trật tự, không ho, hắt hơi, không đưa tay qua mặt vô khuẩn.
  4. Các dụng cụ đã được tiệt khuẩn không được để ở nơi ẩm và không ngâm trong dung dịch
  5. Với các dụng cụ y tế như kềm, dao, kẹp,… đã được vô khuẩn phải luôn được đặt trên thắt lưng và khi sử dụng không được chổng ngược lên trên, nhất là khi kềm đã được nhúng vào dung dịch.
  6. Khi mở gói vô khuẩn, phải cầm gói đưa rìa khăn ra xa và mở khăn hướng về người thực hiện.
  7. Mở nắp hộp vô khuẩn nếu cầm trên tay thì úp, để trên bàn thì ngửa, không được để chạm vào quần áo.
  8. Một vật sau khi đã vô khuẩn và được lấy ra khỏi hộp, sẽ tuyệt đối không được chạm bất cứ vật gì khác.
  9. Sau khi một vật vô khuẩn được lấy ra ngoài, tuyệt đối không bỏ vật phẩm đó trở lại hộp đựng.
  10. Bất kỳ một vật phẩm nào đó bị nghi ngờ về tình trạng vô khuẩn thì mặc định xem vật đó chưa được vô khuẩn.  

3. Các hình thức vô khuẩn (vô trùng)

3.1. Vô khuẩn nội khoa

Khái niệm: Vô khuẩn nội khoa là công việc làm sạch, hợp vệ sinh nhằm giảm thiểu tối đa số lượng các tác nhân gây bệnh xuất hiện trên một vùng hay một vật phẩm nào đó, kết hợp với các hình thức khác để kiểm soát được sự truyền nhiễm các vi trùng gây bệnh như: sát khuẩn tay, mặc áo đồ bảo hộ đúng với công việc như phẫu thuật,… 

sát khuẩn tay
Vệ sinh tay thường xuyên

Mục đích

  • Hạn chế số lượng vi trùng có hại, tăng cao chỉ số an toàn cho môi trường xung quanh của con người.
  • Hạn chế tối đa sự truyền nhiễm, lây lan một cách gián tiếp hay trực tiếp của những vi trùng từ vùng này qua vùng khác hay từ người này qua người khác. 
  • Tạo một môi trường sống khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho con người.

Những biện pháp áp dụng của vô khuẩn nội khoa như: vệ sinh tay thường xuyên, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, phòng bệnh phải thông thoáng khí, dùng phòng cách ly để cách ly với các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm,…

3.2. Vô khuẩn ngoại khoa

Khái niệm: Vô khuẩn ngoại khoa là không có sự xuất hiện của vi khuẩn trong một vùng hoặc một vật nào đó, kể cả bào tử.

Vô khuẩn ngoại khoa được áp dụng với các dụng cụ y tế như các vật dụng trong phẫu thuật, tiêm,… 

vô khuẩn dụng cụ y tế
Vô khuẩn dụng cụ y tế

Mục đích: Vô khuẩn ngoại khoa là một phương pháp nhằm bảo vệ một vật hay một vùng nào đó hoàn toàn không có vi trùng.

 

4. Mục đích và lợi ích của kỹ thuật vô khuẩn

Kỹ thuật vô khuẩn được xem như một phương pháp tối ưu và rất hiệu quả để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của con người, nhằm hạn chế tối đa việc truyền nhiễm, lây lan các vi trùng có hại từ những vết thương hở và các khu vực khác trên cơ thể của bệnh nhân.

Ví dụ: trong các ca phẫu thuật, tiêm, băng bó hoặc khâu vết thương,…

 

5. Những yêu cầu quan trọng trong kỹ thuật vô khuẩn

Kỹ thuật vô khuẩn không còn xa lạ gì đối với những người làm trong ngành y tế, sau đây là một số yêu cầu quan trọng trong kỹ thuật vô khuẩn (theo thông tin từ Medical News Today)

5.1. Lập bức tường vô khuẩn

Ví dụ: áo choàng, túi bảo vệ dụng cụ y tế, găng tay, mặt nạ y tế,…

Bức tường này có tác dụng ngăn chặn sự chuyển đổi các vi khuẩn, tác nhân gây bệnh giữa môi trường sống và bệnh nhân hay những nhân viên y tế với nhau. 

5.2. Các thao tác chuẩn bị vô khuẩn cho thiết bị y tế và bệnh nhân

Bao gồm một số công việc sau: Khử khuẩn và bảo vệ các dụng cụ, thiết bị y tế tránh nhiễm khuẩn trước khi đưa vào sử dụng; dùng khăn lau khử trùng để sát trùng da cho bệnh nhân,…

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trách nhiệm chuẩn bị vô khuẩn kỹ càng cho các thiết bị y tế cũng như bệnh nhân trước khi các thủ tục khác diễn ra.

5.3. Kiểm soát môi trường

Đầu tiên, các bác sĩ và nhân viên y tế phải xem xét môi trường xung quanh bệnh nhân có đảm bảo được yếu tố vô trùng hay không và phải luôn duy trì được yếu tố vô trùng trước và trong quá trình thực hiện. 

Một số công việc như: Hạn chế việc đi lại, đóng cửa khu vực cần vô trùng, tối đa chỉ 1 bệnh nhân trong khu vực vô trùng,…

5.4. Hướng dẫn vô trùng

Nhân viên y tế hay bác sĩ sau khi đã sử dụng các bức tường vô khuẩn, họ bắt buộc phải tuân thủ đúng các hướng dẫn về tiếp xúc vô trùng; Tức là những người có liên quan trong khu vực vô trùng tuyệt đối không được tiếp xúc vào các vật phẩm, bề mặt chưa được vô khuẩn và đối với các thiết bị đã được vô trùng cũng tương tự vậy, nếu xảy ra trường hợp các thiết bị đó bị hỏng lớp vỏ bảo vệ bên ngoài hay bị rơi xuống đất thì nhân viên y tế phải tiến hành lại tất cả các thao tác vô trùng trước khi đưa vào sử dụng.

 

6. Phân biệt vô khuẩn và làm sạch trong y tế

Vô khuẩn

Làm sạch trong y tế

 - Là công việc loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh,..

 - Là công việc được thực hiện thường xuyên và dài hạn; phương pháp này tập trung chủ yếu vào việc giảm thiểu tối đa các vi trùng gây hại.

 - Làm sạch trong y tế là một công việc vô cùng quan trọng trong kỹ thuật vô khuẩn.

 - Được sử dụng cho những người có khả năng nhiễm trùng thấp và có thể thực hiện tại nhà hoặc những nơi điều trị khác dễ dàng hơn,...

Ví dụ: trong những ca phẫu thuật sử dụng các dụng cụ y tế đưa vào cơ thể bệnh nhân, tiêm thuốc,…

Ví dụ: đeo găng tay, rửa tay với dung dịch sát khuẩn thường xuyên, kiểm tra và thay băng gạc vết thương đang hồi phục cho bệnh nhân, dọn dẹp sạch sẽ và giữ gìn vệ sinh chung cho phòng bệnh.

Mục đích chính: Cả hai công việc này có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Giúp bệnh nhân hạn chế tối đa không bị nhiễm trùng, từ những vết thương trên cơ thể.

 

Trên đây là những kiến thức cơ bản về vô khuẩn, những nguyên tắc vô khuẩn và một số nội dung liên quan. Hi vọng bài viết này giúp bạn đọc hiểu và tham khảo được những thông tin bổ ích.

Xem thêm: Kiểm soát nhiễm khuẩn là gì

Phương.