Nước thải phòng thí nghiệm có chứa lượng lớn các chất gây hại cho môi trường và sức khỏe. Vậy nên các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm soát chất lượng thông qua các tiêu chuẩn nước thải phòng thí nghiệm được ban hành chi tiết tại QCVN 28 – 2010/BTNMT. Vậy các tiêu chuẩn đó cụ thể là gì? Tại sao việc kiểm soát tiêu chuẩn nước thải phòng thì nghiệm lại quan trọng đến vậy? Hãy để VCR làm rõ ngay tại đây.

Tìm hiểu về nước thải phòng thí nghiệm

Nắm bắt được nguồn gốc và thành phần của nước thải phòng thí nghiệm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại nước này.

Nguồn gốc

Nước thải phòng thí nghiệm là các loại nước thải được sinh ra từ hoạt động thí nghiệm, sinh hoạt của nhân viên trong phòng thí nghiệm hay từ quá trình tẩy rửa, vệ sinh các loại thiết bị, vật phẩm tại đây.

Phòng thí nghiệm là nơi tập trung hàng loạt các loại hóa chất độc hại vậy nên nước thải sản sinh ra sau các hoạt động thí nghiệm chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến môi trường xung quanh cũng như sức khỏe con người.

Nước thải phòng thí nghiệm có nguồn gốc từ rất nhiều hoạt động diễn ra trong phòng thí nghiệm.
Nước thải phòng thí nghiệm có nguồn gốc từ rất nhiều hoạt động diễn ra trong phòng thí nghiệm.

Xem thêm: Kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm

Thành phần

Nước thải phòng thí nghiệm sở hữu bảng thành phần vô cùng phức tạp. Trong đó bao gồm nhiều loại chất khác nhau. Dựa vào từng loại thí nghiệm mà có thể tạo ra các loại nước thải có thành phần khác biệt. Vậy nên có thể hiểu rằng về cơ bản nước thải của phòng thí nghiệm chứa nồng độ các chất ô nhiễm kém ổn định và không đồng nhất.

Các loại hóa chất ứng dụng phổ biến trong quá trình thí nghiệm phải kể đến:

  • Các loại hóa chất dạng rắn nổi bật như Amoni acetat, Amoni molipdat, Amoni hydrophosphat, Amoni Clorua, Axit ascorbic, Asen, Axit Barbituric, Axit boric, Axit benzoic, Axit Chromotropic, Axit citric,…
  • Các loại hóa chất dạng lỏng như các loại dung môi hữu cơ 0-xylene, Benzen, Fomanđehit, Etanol, n-Hexan,…
  • Các loại phẩm màu, chất chuẩn, dung dịch chất chuẩn,…
  • Sản phẩm có gốc kháng sinh như Ampicillin và Amoxicillin hay các hợp chất vòng b -Lactam,..

Nước thải phòng thí nghiệm có đặc tính gì?

Nước thải phòng thí nghiệm có sự đa dạng và khác biệt về thành phần và khối lượng phát thải. Để quyết định đặc tính của nước thải thí nghiệm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đó là loại phòng thí nghiệm nào. Phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, vật lý hóa học sẽ tác động đến thành phần và nồng độ của nước thải từ đó cần áp dụng các chỉ tiêu hóa học, lý học và chỉ tiêu sinh học khác nhau.

Từ phòng thí nghiệm, có thể dễ dàng tìm thấy các loại chất vô cơ và hữu cơ trong nước thải như hợp chất phốt pho, NO3-, Cl-, metanol, SO42-, butanol, cloroform, toluen, benzen, aceton, dicloetan, cyclohexan,… Tất cả đều được liệt vào danh sách chất độc gây ra ô nhiễm môi trường.

Vì đặc tính chứa nhiều chất độc hại nên cần áp dụng các tiêu chuẩn nước thải phòng thí nghiệm.
Vì đặc tính chứa nhiều chất độc hại nên cần áp dụng các tiêu chuẩn nước thải phòng thí nghiệm.

Tác hại nghiêm trọng của nước thải phòng thí nghiệm

Để tiến hành thí nghiệm cần phải thực hiện hàng loạt các hoạt động như xử lý mẫu thử, pha chế cũng như lưu giữ hóa chất. Sau đó đến các bước kiểm tra, phân tích mẫu với mục đích đánh giá chính xác tình trạng và đưa ra phương pháp phù hợp. Và, trong quá trình đó, nước thải phòng thí nghiệm sẽ được tạo thành từ hoạt động vệ sinh dịch cơ thể trong khi giải phẫu hay quá trình súc rửa, vệ sinh các loại dụng cụ, máu, hóa chất,... Vậy nên nước thải phòng thí nghiệm sẽ chứa lượng lớn các loại chất vô cơ và hữu cơ cực kỳ độc hại như:

  • Cloroform, toluen, benzen, aceton, dicloetan, phốt pho, cyclohexan, Cl-, SO42-, NO3-, ... có tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và gây ra những triệu chứng như nhức đầu, buồn nôn, tức ngực, và thậm chí làm mất khả năng vận động.
  • Các loại thuốc thử và dung môi nhứ cacbon tetraclorua, andehyt crotonic, este n-butylaxetat,... tác động mạnh gây tổn thương họng, mắt và mũi.
    Những hợp chất benzen, toluen, pyridin,… tăng khả năng ung thư cực kỳ hại cho sức khỏe người tiếp xúc.
  • Hàm lượng COD, BOD cực kỳ cao trong nước thải thí nghiệm theo kết quả quan trắc môi trường.

Để ngăn ngừa những hệ lụy từ nguồn nước thải thí nghiệm cần thiết lập hệ thống xử lý loại bỏ các hợp chất độc hại trên và ngăn chặn những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như môi trường.

tiêu chuẩn nước thải phòng thí nghiệm
Giá trị các thông số vượt ngưỡng an toàn nên cần phải thực hiện xử lý để đạt tiêu chuẩn nước thải phòng thí nghiệm, ngăn ngừa các tác hại môi trường và sức khỏe.

Tiêu chuẩn nước thải phòng thí nghiệm theo quy định

Quy chuẩn quốc gia QCVN 28 – 2010/BTNMT ban hành cụ thể tiêu chuẩn nước thải phòng thí nghiệm theo các thông số kỹ thuật cụ thể.

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 pH mg/l 6,5 - 8,5 6,5 - 8,5
2 BOD5 (20oC) mg/l 30 50
3 COD mg/l 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1.0 4.0
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Nitrat (tính theo N) mg/l 30 50

Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 là gì? Những nội dung về Hệ thống quản lý phòng thí nghiệm

Quy trình ứng dụng công nghệ xử lý nước thải phòng thí nghiệm

Quy trình ứng dụng công nghệ xử lý các loại nước thải phòng thí nghiệm đảm bảo chất lượng theo quy định cụ thể như sau.

  • Song chắn rác và hồ thu gom: Đầu tiên nước thải thí nghiệm từ nguồn phát sinh sẽ được dẫn chảy về hồ thu gom tập trung. Và tại hồ có lắp song chắn giúp loại bỏ các loại rác thô kích thước lớn.
  • Bể điều hòa: Nước thải phòng thí nghiệm tiếp tục được đưa về bể điều hòa. Trong đó, hệ thống cấp khí liên tục có khả năng điều chỉnh nồng độ và lưu lượng nguồn nước sao cho ổn định. Bởi vì nồng độ phòng thí nghiệm có tính bazơ hoặc axit khác nhau nên cần phải thực hiện điều hòa nồng độ thích hợp.
  • Phương pháp Ozone hóa: Tiếp tục tiến hành oxy hóa O3 nhờ sự hỗ trợ từ H2O2 hay còn được gọi là Perozone. Từ đó sinh ra gốc OH- với khả năng khử mạnh, loại bỏ hàm lượng COD, BOD5 lên đến 90% cùng hàm lượng TSS, Coliform lên đến 95% và nhiều loại khác nữa. Tại bước này, quá trình Ozone hóa sẽ kết hợp với những gốc OH- để tăng khả năng khử các chất hữu cơ hiệu quả trong nguồn nước. Khả năng xử lý nước thải phòng thí nghiệm diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả trong trường hợp H2O2 tác dụng trực tiếp với Ozone và có các chất xúc tác tham gia cụ thể như OH-, Al3+ và Fe2+.
Sử dụng công nghệ xử lý nước thải là cách giúp đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn nước thải phòng thí nghiệm.
Sử dụng công nghệ xử lý nước thải là cách giúp đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn nước thải phòng thí nghiệm.
  • Keo tụ và tạo bông: Nước thải được dẫn đến bể keo tụ để tạo bông. Lúc này hóa chất PAC sẽ được cho vào với mục đích liên kết chất cặn cùng các hạt keo liên kết để hình thành nên những hạt bông cặn kích thước lớn. Sau đó nước thải lại tiếp tục được chuyển qua bể lắng 1 để thực hiện quá trình lắng hạt bông cặn đã được hình thành trước đó. Khi phần bùn lắng lại sẽ được đưa qua bể chứa bùn nhằm xử lý nước thải.
  • Bể xử lý sinh học thiếu khí: Đây là nơi diễn ra quá trình xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm thông qua phương pháp sinh học cùng sự tham gia của các loại VSV hiếu khí thường trực trong môi trường không có oxy. Nước thải phải đi qua bể hiếu khí để được máy thổi khí cấp oxy liên tục để đem lại hiệu quả cao. Các oxy này được hình thành nhờ quá trình VSV hiếu khí phân hủy, hấp thụ các hợp chất hữu cơ cũng như các chất khoáng khác để làm thức ăn, chất dinh dưỡng và tăng sinh khối, tái tạo tế bào mới.
  • Bể xử lý sinh học hiếu khí: Tại đây các màng lọc sinh học MBR có lỗ lọc kích thước siêu nhỏ được lắp đặt với mục đích ngăn cản các loại chất hữu cơ hay chất thải ô nhiễm. Ở phía trên bề mặt vật liệu lọc, cố định VSV để tiếp nhận chất ô nhiễm, diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ phức tạp tạo thành các chất vô cơ. Một phần bùn cặn được chuyển tiếp về bể thiếu khí nhằm duy trì mật độ VSV và phần còn lại sẽ được tuần hoàn về bể chứa bùn để tiến hành xử lý định kỳ.
  • Bể khử trùng: Sau khi đi qua lỗ lọc, nước sẽ tràn vào bể khử trùng. Lúc này cần thêm hóa chất khử trùng Chlorine hoặc NaOCl giúp diệt sạch vi khuẩn cũng như các loại sinh vật gây bệnh còn sót lại trong nước mà các giai đoạn trước chưa thể xử lý triệt để. Yêu cầu tiêu chuẩn nước thải phòng thí nghiệm sau xử lý phải đạt chuẩn theo QCVN 28:2010/BTNMT đã nêu ở phần trên.
Cần phải lựa chọn hệ thống xử lý phù hợp với nhu cầu và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đã đề xuất.
Cần phải lựa chọn hệ thống xử lý phù hợp với nhu cầu và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đã đề xuất.

Lưu ý khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm

Trong quá trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm cần đặc biệt lưu ý đến những vấn đề sau đây:

  • Cần chú ý đến kết cấu của công trình xử lý nước thải cũng như vật liệu sử dụng để kiến tạo nên công trình này.
  • Hệ thống xử lý phải phù hợp và đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật công nghệ đã được đề xuất cụ thể trong bản vẽ thiết kế.
  • Hệ thống được triển khai nằm trong phạm vi đất được thiết lập hàng rào bảo vệ xung quanh.
  • Đảm bảo tất cả các tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước đã ban hành về phòng chống cháy nổ cũng như lối thoát hiểm.
  • Khi lên phác thảo xây dựng kết cấu và nền móng hệ thống dẫn nước ứng dụng trong hệ thống xử lý nước mưa và nước thải phải hạn chế tối đa hiện tượng lún không đều. Đồng thời tìm ra giải pháp thiết kế để đáp ứng kết cấu chống đẩy nổi của công trình xử lý.
  • Cần thiết kế sao cho các hạng mục trong công trình xử lý có thể kết hợp lại với nhau thành một công trình chung cho dễ quản lý cũng như giảm diện tích mặt bằng.
Chi phí xử lý nước thải cũng là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm và tìm hiểu.
Chi phí xử lý nước thải cũng là một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm và tìm hiểu.

Chi phí xử lý nước thải phòng thí nghiệm là bao nhiêu?

Để đảm bảo tiêu chuẩn nước thải phòng thí nghiệm thì cần phải tốn chi phí xử lý. Tuy nhiên, mức chi phí này ở mỗi nơi là khác nhau bởi vì chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Tính chất và thành phần nước thải cũng như nồng độ chất ô nhiễm.
  • Lưu lượng xả thải và đặc điểm của nguồn tiếp nhận.
  • Công nghệ xử lý nước thải phòng thí nghiệm áp dụng.
  • Tiêu chuẩn nước thải phòng thí nghiệm sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn ở cột A hay cột B.
  • Các yếu tố khác phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng nơi.

Trong bài viết trên đây, VCR đã làm rõ tầm quan trọng của việc xử lý nước thải phòng thí nghiệm để bạn đọc hiểu được lý do tại sao cần áp dụng các tiêu chuẩn nước thải phòng thí nghiệm.