Nhà nước ban hành quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT thiết lập rõ ràng tiêu chuẩn nước thải loại A và B với mục đích ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người. Vậy các giá trị thông số nằm trong mức an toàn đạt tiêu chuẩn chất lượng là gì? Làm sao để phân loại nước thải loại công nghiệp A hay loại B? Tất tần tật những vấn đề liên quan sẽ được VCR làm rõ trong bài viết này.

Nước thải công nghiệp là gì?

Nước thải công nghiệp được biết đến là loại nước thải được hình thành từ quá trình sản xuất của những nhà máy công nghiệp hoặc từ khu xử lý nước thải tập trung. Hoặc có thể bắt nguồn từ nước thải sinh hoạt của công nhân trong khu công nghiệp. Có rất nhiều nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp như hệ thống thoát nước đô thị hay sông, khe, mương, ao, hồ,.. và ngay cả vùng nước biển.

Áp dụng tiêu chuẩn nước thải loại a và b để ngăn ngừa ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Áp dụng tiêu chuẩn nước thải loại a và b để ngăn ngừa ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tại sao bắt buộc phải xử lý nước thải công nghiệp trước khi đưa vào nguồn cấp?

Có thể bạn chưa biết các ngành công nghiệp đặc thù như sản xuất giấy, dệt may, bột giấy, hóa chất, xi mạ, thép,... xả ra loại nước thải có khả năng gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và sức khỏe con người. Điều này thể hiện rất rõ ở các chỉ số đánh giá như độ pH trung bình nằm ở ngưỡng 9 đến 11, chỉ số hóa học COD và BOD cao gấp nhiều lần ngưỡng tiêu chuẩn cho phép đạt ngưỡng lần lượt là 700mg/l và 2500mg/l. Không chỉ vậy, Xyanua vượt ngưỡng an toàn đến 84 lần, H2S gấp 4.2 lần và NH3+ mức cho phép 84 lần. Hàng loạt các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trong nước thải công nghiệp chưa qua xử lý đều cao gấp nhiều lần mức độ an toàn vậy nên nếu không kiểm soát mà cứ xả bừa bãi ra môi trường có thể dẫn đến ảnh hưởng nặng nề.

Xử lý trước khi đưa vào nguồn cấp giúp đảm bảo các tiêu chuẩn nước thải loại A và B theo đúng quy định ban hành của Nhà nước.
Xử lý trước khi đưa vào nguồn cấp giúp đảm bảo các tiêu chuẩn nước thải loại A và B theo đúng quy định ban hành của Nhà nước.

Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải. Tại Việt Nam và trên toàn thế giới, xử lý nước thải là vấn đề chung của toàn nhân loại cũng như các ngành công nghiệp nói riêng. Hiện nay, các cơ quan tài nguyên môi trường của nước ta đang tiến hành thực hiện những phương án và ban hành những tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A và B để kiểm soát, ngăn ngừa việc ô nhiễm môi trường do loại nước thải này gây ra.

Xem thêm: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp

Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A và B theo quy chuẩn Việt Nam

Theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2021/BTNMT mới nhất được Nhà nước ban hành đã quy định rõ tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A và B.

Phân loại tiêu chuẩn nước thải loại A và B

Tiêu chuẩn nước thải cột A là chỉ số các chất gây ô nhiễm ở ngưỡng tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp được dẫn vào những nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Tiêu chuẩn nước thải cột B là chỉ số các chất gây ô nhiễm ở ngưỡng cho phép áp dụng cho các loại nước thải công nghiệp được dẫn vào những nguồn nước không dùng cho mục đích sinh hoạt.

Dưới đây là bảng giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở đánh giá tiêu chuẩn nước thải loại A và B có đạt chất lượng và độ an toàn hay không.

TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B
1 Nhiệt độ độ C 40 40
2 pH - 6 - 9 5,5 - 9
3 BOD5 (20oC) mg/l 30 50
4 COD mg/l 75 150
5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50 100
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
7 Tổng Nitơ mg/l 20 40
8 Tổng Photpho mg/l 4 6
9 Tổng Coliforms mg/l 3000 1000

Cơ sở phân loại nước đạt tiêu chuẩn cột B hay cột A

Để phân loại chất lượng nước xả, cần phải tiến hành kiểm định và phân tích chất lượng để xác định các thành phần chính. Sau đó tiến hành so sánh giá trị thực với các ngưỡng ở trong bảng trên và phân loại dựa theo các cơ sở sau:

  • Giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải như pH, nito, coliform,... theo tiêu chuẩn của cột A thấp hơn của cột B. Bởi lẽ nước thải loại A sẽ được cấp vào nguồn nước dùng cho mục đích sinh hoạt nên phải loại bỏ các nguy cơ gây ô nhiễm và mầm bệnh có hại cho sức khỏe con người.
  • Nguồn nước tiêu chuẩn loại B chỉ đáp ứng các chỉ số ở mức tối đa các loại chất gây ô nhiễm trong nước thải không dùng cho mục đích sinh hoạt.

Thông qua cơ sở trên, có thể dễ dàng phân loại, kiểm soát và quản lý những hoạt động vận hành hệ thống xử lý nước thải cũng như đánh giá đã đạt tiêu chuẩn nước thải loại a và b theo quy định ban hành hay chưa.

Dựa vào các giá trị thông số được quy định tại bảng tiêu chuẩn nước thải loại A và B để phân loại.
Dựa vào các giá trị thông số được quy định tại bảng tiêu chuẩn nước thải loại A và B để phân loại.

Xem thêm: Bộ tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải


Khi nào áp dụng tiêu chuẩn nước thải cột A và cột B?

Để xác định khi nào thì áp dụng tiêu chuẩn nước thải loại B và tiêu chuẩn nước thải loại A thì cần phải dựa vào nguồn tiếp nhận nước xả thải sau khi được xử lý qua hệ thống.

Áp dụng tiêu chuẩn nước thải công nghiệp cột A cho các loại nước thải công nghiệp sau khi xử lý được đưa về nguồn tiếp nhận có mục đích sử dụng cấp nước sinh hoạt.

Áp dụng tiêu chuẩn nước thải công nghiệp cột B cho những loại nước thải công nghiệp sau khi xử lý được dẫn về nguồn tiếp nhận không có mục đích sử dụng cho sinh hoạt.

Vậy là trong bài viết trên đây, VCR đã tổng hợp đến bạn đọc chi tiết các tiêu chuẩn nước thải loại A và B theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT. Rất mong giúp bạn đọc hiểu thêm về tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp trong cuộc sống ngày nay.

Từ khóa: