Trong nước thải công nghiệp có hàm lượng các chất độc hại, vi khuẩn, kim loại nặng,... vượt ngưỡng an toàn với sức khỏe và môi trường. Việc ngăn ngừa xả thải nguồn nước ô nhiễm ra môi trường là trách nhiệm của mọi người dân và mọi quốc gia. Đó là lý do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn nước thải công nghiệp, quy định rõ các ngưỡng giá trị tối đa cho phép. Vậy tiêu chuẩn đó là gì và các phương pháp, cách xác định chất lượng cụ thể ra sao tất cả sẽ được VCR giải đáp chi tiết ngay tại đây.

Tìm hiểu chi tiết về nước thải công nghiệp

Trước khi đi sâu vào các tiêu chuẩn nước thải công nghiệp, cần phải hiểu rõ về khái niệm nước thải công nghiệp là gì để hiểu lý do tại sao việc xử lý nước thải là bắt buộc.

Khái niệm nước xả thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là các loại nước được sản sinh từ quá trình công nghệ của doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp hoặc từ những khu xử lý nước thải tập trung. Sau khi được thải ra, các hệ thống thoát nước đô thị, sông, suối, kênh, mương, ao, hồ và ngay cả vùng nước biển đều có thể là nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp.

Tiêu chuẩn nước công nghiệp được thiết lập chặt chẽ nhằm phòng tránh ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tiêu chuẩn nước công nghiệp được thiết lập chặt chẽ nhằm phòng tránh ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tại sao việc xử lý nước thải là yêu cầu bắt buộc?

Hiện nay, các doanh nghiệp ngành công nghiệp dùng hóa chất hoặc dệt may, sản xuất giấy, xi mạ đều phải bắt buộc thực hiện công tác xử lý nước thải. Bởi lẽ nước thải sở hữu độ pH trung bình trong khoảng 9 đến 11, chỉ số BOD và COD đạt mức 700mg/1 và 2500mg/1 và hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt ngưỡng giới hạn cho phép nhiều lần.

Không chỉ vậy, lượng Xyanua, H2S, NH3+ có thể vượt mức lần lượt là 84 lần, 4.2 lần và 84 lần. Từ đó gây tác động tiêu cực ở mức độ mạnh đến môi trường xung quanh và đặc biệt là môi trường nước. Nếu không áp dụng các biện pháp vận hành hệ thống xử lý nước thải, nguy cơ ô nhiễm môi trường là cực kỳ cao và tiến tới phát sinh các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Xử lý nước thải được coi là vấn đề chung của toàn xã hội, được quy định rõ ràng bởi các cơ quan chức năng và bộ tài nguyên môi trường nhằm ngăn chặn tối đa các chất thải độc hại gây ra từ quá trình sản xuất. Đó cũng là tiền đề cho sự ra đời của các tiêu chuẩn nước thải công nghiệp là thước đo chính xác chất lượng nước thải có đảm bảo an toàn và đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường hay không.

Thuật ngữ phổ biến trong tiêu chuẩn nước thải công nghiệp

Trong các tiêu chuẩn nước thải công nghiệp được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền, bạn sẽ bắt gặp các thuật ngữ sau đây.

  • Thông số ô nhiễm là chỉ số các loại chất hóa học hoặc các tác nhân sinh học, vật lý nếu ở mức độ vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra ô nhiễm.
  • Nước thải công nghiệp được biết đến là các loại nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc từ hệ thống xử lý nước thải tập trung kết nối với nguồn nước thải công nghiệp.
  • Cơ sở xả nước thải công nghiệp là những cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thực hiện hoạt động xả nước thải công nghiệp đến nguồn tiếp nhận.
  • Nước làm mát được sử dụng để giải nhiệt cho thiết bị và máy móc trong quá trình sản xuất nhưng không tiếp xúc trực tiếp với nguyên vật liệu, nhiên liệu và hóa chất dùng trong công đoạn sản xuất.
  • Khu kinh doanh, sản xuất, khu dịch vụ tập trung là tên gọi chung của khu công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao, chức năng sản xuất công nghiệp thuộc khu kinh tế.
  • Hệ thống xử lý nước thải tập trung là toàn bộ hoạt động xử lý cũng như mạng lưới thu gom, thoát nước thải công nghiệp theo quy định pháp luật.
  • Nguồn tiếp nhận nước thải tùy theo mục tiêu quản lý chất lượng của môi trường.
Hàng loạt các thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn nước xả thải ra môi trường.
Hàng loạt các thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn nước xả thải ra môi trường.

QCVN 40:2011/BTNMT yêu cầu chất lượng về nước thải công nghiệp theo quy chuẩn Việt Nam

Dưới đây là các thông tin về tiêu chuẩn nước thải công nghiệp được ban hành và quy định bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đối tượng bắt buộc thực hiện 40:2011/BTNMT

Quy chuẩn này áp dụng cho tất cả các cơ sở xả nước thải công nghiệp ra nguồn tiếp nhận nước thải. Đối với các cơ sở xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, cần thực hiện đúng theo quy định về việc đấu nối, tiếp nhận và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung đó. Các loại nước thải từ hoạt động sinh hoạt và chăn nuôi có nhập chung vào nước thải công nghiệp thì phải áp dụng các tiêu chuẩn nước thải công nghiệp tại Quy chuẩn này.

Chú ý QCVN 40:2021/BTNMT không áp dụng cho 2 trường hợp nước làm mát và nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt và chăn nuôi xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận nước thải.

Áp dụng với nước thải công nghiệp loại A

Chỉ số các chất gây ô nhiễm ở mức tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp xả vào nguồn nước cho mục đích sinh hoạt.

Áp dụng với nước thải công nghiệp loại B

Chỉ số chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp ở mức tối đa cho phép xả vào các nguồn nước không dùng cho mục đích sinh hoạt.

Tùy vào nước loại A hoặc B sẽ áp dụng những tiêu chuẩn xử lý nước thải khác nhau.
Tùy vào nước loại A hoặc B sẽ áp dụng những tiêu chuẩn xử lý nước thải khác nhau.

Ngưỡng ô nhiễm tối đa cho phép xả thải ra môi trường

Công thức tính thông số của ô nhiễm nước thải công nghiệp là: Cmax = C x Kq x Kf.

Trong đó, Cmax là giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp tối đa cho phép khi xả vào nguồn tiếp nhận. C là giá trị của các thông số ô nhiễm tồn tại trong nước thải công nghiệp thể hiện tại Bảng 1. Kq chính là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải tương ứng với lưu lượng dòng chảy. Kf thể hiện hệ số lưu lượng nguồn thải.

  • Giá trị tối đa cho phép Cmax = C được áp dụng đối với nhiệt độ, màu sắc, độ pH, vi khuẩn Coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α và tổng hoạt độ phóng xạ β.
  • Đối với nước thải công nghiệp đưa vào hệ thống thoát nước của khu dân cư đô thị mà chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng công thức Cmax = C quy định tại cột B.
  • Giá trị C thể hiện ngưỡng tối đa cho phép thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp thể hiện tại bảng 1 của quy chuẩn.

Thông qua đó, các đối tượng áp dụng quy chuẩn này có thể chủ động tiến hành đánh giá, kiểm định về chất lượng nước thải công nghiệp loại A, loại B cũng như các thông số quan trọng khác như Ph, BOD5, COD, Asen, các kim loại nặng,... để đảm bảo nằm trong ngưỡng an toàn đã được quy định. Để tiến hành phân tích và đưa ra kết luận, cần áp dụng các phương pháp xác định ph, nhiệt độ, màu sắc, phương pháp pha loãng cũng như phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa,…

Tiêu chuẩn xả thải nước thải công nghiệp ra môi trường được quy định theo các ngưỡng giá trị ban hành từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn xả thải nước thải công nghiệp ra môi trường được quy định theo các ngưỡng giá trị ban hành từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Quy trình xử lý nước thải đúng chuẩn kỹ thuật

Dưới đây là các phương pháp, sơ đồ cũng như các loại cảm biến đo nước thải được sử dụng trong quy trình xử lý nước thải theo đúng tiêu chuẩn.

Các phương pháp đánh giá chất lượng nước thải

Lấy mẫu để xác định chất lượng nước thải phải thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia:

  • TCVN 6663-1:2011 tại phần 1 hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu cùng kỹ thuật lấy mẫu;
  • TCVN 6663-3:2016 tại phần 3 hướng dẫn cách bảo quản và xử lý mẫu nước;
  • TCVN 5999:1995 chỉ dẫn phương pháp lấy mẫu nước thải.

Sau đó, các phương pháp xác định giá trị chất lượng nước thải phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế sau TCVN 4557:1988 (nhiệt độ); TCVN 6492:2011 (pH); TCVN 6185:2015 (kiểm tra và xác định độ màu); TCVN 6001-1:2021 (BODn ); TCVN 6491:1999 (COD); TCVN 6625:2000 (chất rắn lơ lửng); TCVN 6626:2000 (đo phổ hấp thụ nguyên tử); TCVN 7877:2008 (thuỷ ngân); TCVN 6193:1996 (coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì),....

Sơ đồ xử lý nước thải

Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được thu gom từ đường ống nhà máy sẽ được đưa đến bể lắng cát để không gây ảnh hưởng đến các thiết bị phía sau . Việc này cũng giúp đảm bảo quá trình xử lý nước thải hiệu quả hơn. Khi chảy sang bể lắng, nước sẽ tự động chuyển sang bể điều hoà. Tại đây có trang bị hệ thống sục khí giúp làm thoáng, điều tiết lưu lượng ngăn tình trạng quá tải xảy ra.

Sau đó, nước tiếp tục được bơm sang bể trộn đứng. Cho vào trong đó phèn nhôm hay polymer để tạo kết tủa. Thổi khí nén nhằm tăng cường sự xáo trộn từ đó tự động chuyển sang bể phản ứng cơ khí có các cánh khuấy tuabin tăng cường tạo bông cặn. Nước được dẫn tiếp sang bể lắng 1 bằng một chiếc ống không quá dài để để không vỡ các bông cặn hình thành trước đó.

Để đáp ứng tiêu chuẩn xử lý nước thải công nghiệp thì quy trình phải thực hiện đúng theo sơ đồ chuẩn kỹ thuật.
Để đáp ứng tiêu chuẩn xử lý nước thải công nghiệp thì quy trình phải thực hiện đúng theo sơ đồ chuẩn kỹ thuật.

Vai trò quan trọng của cảm biến đo nước thải

Để thu gom và xử lý nước thải cần tới lượng lớn thiết bị cảm biến đo mức nước thải. Vật dụng này phải đảm bảo không bị hư hỏng trong quá trình sử dụng bởi vì nước thải chưa qua xử lý có thể ăn mòn và làm hư hỏng thiết bị.

Cảm biến đo mức nước thải giúp giám sát mức nước bơm vào và thải ra giữa các hồ chứa, nơi chứa lượng lớn hóa chất biến dùng để nước thải thành nước đạt tiêu chuẩn loại A hoặc B. Thông qua cảm biến đo mức nước thải, bạn có thể nắm bắt được mức nước thải đạt ngưỡng bao nhiêu, từ đó tính toán lượng hóa chất cần thiết đổ vào hồ để xử lý hiệu quả.

Các loại cảm biến đo mức nước thải phổ biến hiện nay

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cảm biến, gần như các thiết bị hiện dại ngày nay có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu cần thiết và thay thế hoạt động đo thủ công của con người.

Loại cảm biến đo siêu âm

Cảm biến siêu âm là một trong những loại cảm biến không tiếp xúc được sử dụng phổ biến với mục đích giám sát mức nước thải trong các bể chứa chưa được xử lý, sau khi xử lý và các bồn chứa hóa chất. Loại cảm biến này được đánh giá là mang đến giải pháp tối ưu giúp đo mức nước thải với chi phí hợp lý cũng như có độ bền cao. Có nhiều loại để lựa chọn là cảm biến siêu âm có hiển thị và không hiển thị. Ngưỡng sai số cực thấp chỉ 0.15%.

Hình ảnh thực tế của loại cảm biến đo nước thải công nghiệp.
Hình ảnh thực tế của loại cảm biến đo nước thải công nghiệp.

Loại cảm biến đo radar

Cảm biến radar có độ chính xác cao nhất, bao gồm hai loại là radar tiếp xúc và radar không tiếp xúc. Về nguyên lý đo cảm biến thì loại này tương tự như loại Siêu Âm nhưng nhờ sở hữu tần số cao hơn nên tốc độ đo nhanh và chính xác hơn hẳn. Tuy nhiên mức giá cao gấp 2 đến 3 lần các loại cảm biến siêu âm. Khi sử dụng thì cũng cần cài đặt phức tạp do tích hợp nhiều chức năng để tăng độ chính xác của cảm biến cao hơn.

Loại cảm biến đo thuỷ tĩnh

Cảm biến thủy tĩnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cảm biến đo mức dạng thả chìm hay cảm biến áp suất thuỷ tĩnh. Cách sử dụng tương đối đơn giản vì chỉ cần thả loại cảm biến này xuống đáy hồ chứa nước thải là được. Giá thành của loại này rẻ hơn so với các loại khác và có thể dùng được trong nước thải đã xử lý cấp A hoặc B, tuy nhiên sai số cao hơn hẳn các loại cảm biến siêu âm và không cài đặt được thang đo cũng như không hiển thị trên cảm biến.

Vậy là VCR đã tổng hợp chi tiết các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn nước thải công nghiệp đến bạn đọc. Rất mong là qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng nước thải.

Từ khóa: