Vậy sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của VCR để có thêm thông tin chi tiết.

1. Giới thiệu chung về sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm

Quy trình sản xuất thực phẩm là chuỗi các công đoạn từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến hoàn thiện sản phẩm. Tất cả công đoạn trong quy trình cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm quy chuẩn kỹ thuật, quy định của cơ quan chức năng, pháp luật và các tiêu chuẩn quốc tế.

Mỗi loại thực phẩm sẽ có quy trình sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các quy trình đều có các công đoạn cơ bản như: Chuẩn bị nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản.

Trong quy trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm, các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, thời gian chế biến được điều khiển và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm tối ưu. Quy trình này không chỉ đơn giản là một loạt các bước kỹ thuật, mà còn bao gồm các yếu tố quản lý, tổ chức văn hóa và đào tạo nhân viên.

Mỗi loại thực phẩm có quy trình sản xuất khác nhau
Mỗi loại thực phẩm có quy trình sản xuất khác nhau

2. Quy trình sản xuất thực phẩm đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Trong ngành công nghiệp thực phẩm, sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm là một phần không thể thiếu, nhất là trong bối cảnh nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao. Mục đích của quy trình nhằm đảm bảo sản xuất sản phẩm theo đúng kế hoạch, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Quy trình đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng kế hoạch
Quy trình đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng kế hoạch

Hơn nữa, một quy trình sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất và tăng sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp thực phẩm. Đây cũng là cách đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao uy tín của công ty.

Xem thêm: Vai trò & cách vẽ lưu đồ quy trình sản xuất

3. Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm

Dưới đây là bản sơ đồ chi tiết để bạn đọc hình dung rõ hơn:

Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm
Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm

4. Thuyết minh các bước trong quy trình sản xuất thực phẩm

Lựa chọn nguyên liệu kỹ càng

Đây là bước quan trọng trong quy trình bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm cuối cùng. Sau khi nhập nguyên liệu về, cần kiểm tra chất lượng, số lượng, nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu. Trong đó, cần đảm bảo đầy đủ các hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu hoặc giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm tra mùi vị, màu sắc,... bằng mắt thường.

  • Các thực phẩm sống như thịt, cá,... đảm bảo độ tươi ngon, không có mùi, không có dấu hiệu bị ôi thiu.
  • Rau, củ, quả phải tươi, không bị héo.
  • Các loại gia vị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, không bị ẩm mốc.
  • Thực phẩm đông lạnh phải đảm bảo nguồn gốc, không bị ôi thiu và còn giữ độ lạnh nhất định.

Nếu nguyên liệu đảm bảo các tiêu chí nhất định, tiến hành chuyển sang khu vực chế biến và bảo quản. Với những nguyên liệu không đạt, cần liên hệ nhà cung cấp để đổi hoặc trả lại.

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu là công đoạn cần thiết để làm sạch, loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, đồng thời giữ được tối đa giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm. Tùy vào từng loại nguyên liệu sẽ có cách sơ chế khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với thực phẩm sống: Cần sơ chế, rửa sạch và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.
  • Đối với loại rau, củ, quả: Tiến hành gọt vỏ, cắt gốc, loại bỏ các phần hư và rửa sạch. Đồng thời, cần khử trùng và tẩy rửa vệ sinh bằng cách ngâm nước muối loãng hoặc xử lý bằng loại máy chuyên dụng.
  • Với nguyên liệu khô, gia vị: Tiến hành phân loại và bảo quản theo từng vị trí, khu vực cụ thể trong kho hoặc bếp.
Tiến hành sơ chế nguyên liệu
Tiến hành sơ chế nguyên liệu

Chế biến thực phẩm

Tùy vào số lượng suất ăn và thực đơn mà công việc chế biến được thực hiện theo quy trình sau:

  • Quản lý bếp, bếp trưởng định lượng số lượng thực phẩm cần thiết.
  • Thủ kho xuất thực phẩm.
  • Phân chia thực phẩm về các khu vực bếp để tiến hành chế biến theo thực đơn.

Quy trình chế biến thực phẩm cần đảm bảo:

  • Khu vực chế biến thực phẩm sống như thịt, cá, hải sản,... cần tách biệt với khu vực bếp nấu nướng để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Sau quá trình chế biến, các dụng cụ chứa đựng thực phẩm và dụng cụ chế biến cần vệ sinh sạch sẽ và tẩy trùng.
  • Khu vực chế biến các món ăn nộm, gỏi, salad cần tách biệt với các thực phẩm chế biến bằng nhiệt.

Đóng gói

Sau khi hoàn tất quá trình chế biến, thực phẩm chuyển qua công đoạn đóng gói. Công đoạn này có thể là đóng thùng, đóng chai, đóng túi, đóng hộp. Quá trình này được thực hiện bằng các thiết bị chuyên dụng và máy móc.

Kiểm tra chất lượng

Trước khi phân phối ra thị trường, tiến hành kiểm tra chất lượng một lần nữa để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tuyệt đối. Các bước kiểm tra chất lượng gồm có: Kiểm tra độ ẩm, độ tươi, hàm lượng dinh dưỡng và yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Bảo quản thực phẩm, thức ăn

Sau khi kiểm tra chất lượng và xác nhận đạt tiêu chuẩn, sản phẩm được bảo quản và vận chuyển đến các đại lý, cửa hàng. Cần bảo quản sản phẩm trong điều kiện thích hợp để chất lượng sản phẩm không bị giảm sút. Bên cạnh đó, cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về bảo quản thực phẩm trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

Ngoài ra, trong quá trình bảo quản, cần lưu ý:

  • Thực phẩm cần gói, bọc kỹ càng và bảo quản đúng quy định.
  • Nên tách riêng thịt cá và rau củ, thực phẩm chín và thực phẩm sống.
  • Thường xuyên vệ sinh thiết bị, dụng cụ và kiểm tra thực phẩm định kỳ để kịp thời phát hiện vấn đề và khắc phục nhanh chóng nhằm đảm bảo chất lượng.

Tìm hiểu thêm:

5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất nhà máy thực phẩm

Nguyên liệu

Nguyên liệu là yếu tố quan trọng trong quy trình sản xuất, bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm cuối cùng. Nếu sử dụng nguyên liệu kém chất lượng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.

Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất cần được thiết kế và thực hiện đúng cách để sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về an toàn thực phẩm và chất lượng. Bên cạnh đó, cần tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhân viên sản xuất

Là yếu tố quan trọng trong tham gia vào quy trình sản xuất. Do vậy, nhân viên cần được hướng dẫn và đào tạo bài bản để đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm.

Nhân viên sản xuất là yếu tố quan trọng trong quy trình
Nhân viên sản xuất là yếu tố quan trọng trong quy trình

Thiết bị

Trong dây chuyền sản xuất, mỗi thiết bị sẽ giữ một vai trò riêng. Do vậy, cần bảo trì và vệ sinh các thiết bị máy móc thường xuyên để quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn.

Môi trường sản xuất

Môi trường sản xuất cần được kiểm soát chặt chẽ để tối ưu hóa chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối.

Quy định pháp luật

Quy định của pháp luật liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Theo đó, đơn vị sản xuất cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật để sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh.

6. Quy trình vận chuyển và bảo quản thực phẩm đóng hộp diễn ra như thế nào?

Với các loại thực thực phẩm đóng hộp thường được xếp vào thùng carton, hoặc nếu kích thước lớn hơn sẽ được xếp vào thùng gỗ để quá trình vận chuyển thuận tiện và an toàn. Các loại thùng gỗ cần sạch sẽ, không bị mục nát, có độ ẩm từ 12 - 18%, còn thùng carton cần phải chắc chắn. Sau khi xếp thực phẩm đóng hộp vào kiện, tiến hành dán niêm phong và đóng đai.

Cách bảo quản thực phẩm đóng hộp:

  • Nên bảo quản thực phẩm đóng hộp ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời, hoặc có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và lấy ra sử dụng khi cần thiết.
  • Tuyệt đối không bảo quản ở những nơi ẩm thấp như dưới bồn rửa hoặc trên bếp.
Bảo quản thực phẩm đóng hộp
Bảo quản thực phẩm đóng hộp

Như vậy, bài viết trên của VCR đã cập nhật sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm chi tiết. Thông qua nội dung trên, mong rằng bạn đọc sẽ nắm rõ các bước trong quy trình và áp dụng vào doanh nghiệp mình hiệu quả.

Từ khóa: