Tuy nhiên, rất ít ai biết được chức năng và vai trò của chúng. Để biết thêm thông tin về quy trình này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thiết bị phòng sạch VCR.

1. Quy trình công nghệ là gì?

Quy trình công nghệ là trình tự, kế hoạch, sắp xếp các công việc cụ thể để vận hành tốt công cụ, máy móc hay phát minh mới vào quá trình chế tạo, sản xuất để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng. Quy trình công nghệ là một phần của quy trình sản xuất, làm thay đổi trạng thái của đối tượng sản xuất bằng công nghệ nhất định.

Mục đích của quy trình này nhằm chỉ một phương thức, cách thức thực hiện công việc, gồm có: Hạ tầng, cơ sở, quyền hạn, thời gian, trách nhiệm, hoạt động, phương pháp,...

Quy trình công nghệ được chia làm 2 dạng:

  • Bản vẽ: Sử dụng hình ảnh minh họa để mô tả cụ thể một sơ đồ, thứ tự các bước thực hiện được mô tả bằng mũi tên. Mỗi hình vẽ được ghi chú thích vật liệu, tên gọi cho người thực hiện dễ nhận biết.
  • Văn bản: Các công đoạn từ bước nhận nguyên vật liệu đến sản xuất sản phẩm cuối cùng được mô tả bằng câu chữ. Dạng văn bản này chiếm khá nhiều thời gian để hình dung, đọc hiểu cũng như nghiên cứu để tiến hành thực hiện. Tuy nhiên, nó được xây dựng nhanh hơn so với bản vẽ.
Quy trình công nghệ gồm 2 dạng phổ biến
Quy trình công nghệ gồm 2 dạng phổ biến

2. Tại sao cần phải có quy trình công nghệ?

Đối với nhân viên

Mỗi cá nhân có kỹ năng, kiến thức khác nhau dẫn đến cách thức làm việc khác nhau. Quy trình công nghệ giúp cho người thực hiện biết được họ cần phải tiến hành làm những công việc nào, làm ra sao và cần đạt kết quả như thế nào.

Giúp nhân viên xác định công việc cần làm
Giúp nhân viên xác định công việc cần làm

Đối với cấp quản lý

Giúp nhà quản lý kiểm soát tiến độ và chất lượng công việc do nhân viên thực hiện.

3. Một quy trình công nghệ sản xuất gồm những bước nào?

Ở mỗi tổ chức, doanh nghiệp, quy trình công nghệ sẽ có sự khác biệt vì phải phụ thuộc vào đặc trưng trong từng lĩnh vực sản xuất. Dịch vụ hay sản phẩm được đưa ra thị trường vô cùng phong phú, luôn có sự thay đổi để phù hợp với nhu cầu thị hiếu. Muốn cải tiến và tiến bộ, đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại thì mới tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, có tính cạnh tranh và làm hài lòng khách hàng.

Hiện nay, có rất nhiều quy trình công nghệ nhưng đối với mỗi lĩnh vực sản xuất sẽ có quy trình công nghệ riêng. Vì vậy, tính chất của từng sản phẩm được quy định rõ ràng, khác nhau để góp phần xây dựng thương hiệu trong mắt khách hàng và trong bối cảnh thị trường hiện nay.

Thực tế, một quy trình sản xuất nước ngọt, nước mắm sẽ khác hoàn toàn so với quy trình công nghệ sản xuất bia. Quy trình công nghệ sản xuất giấy cũng không thể giống hoàn toàn với quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò giống khác hoàn toàn với quy trình công nghệ nhân giống lúa mới.

Quy trình công nghệ tạo sản phẩm gỗ khối
Quy trình công nghệ tạo sản phẩm gỗ khối

Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình công nghệ:

  • Xác định mục tiêu: Trong quy trình công nghệ, cần xác định rõ mục tiêu. Điều này giúp xác định các bước và nguyên liệu cần thiết để thực hiện hóa mục tiêu.
  • Thiết kế: Sau khi xác định mục tiêu, cần tiến hành thiết kế công nghệ. Quy trình này bao gồm việc tạo ra hệ thống, công cụ, phương pháp phù hợp để thực hiện công việc.
  • Triển khai: Quy trình công nghệ được triển khai sau khi hoàn thành thiết kế. Điều này bao gồm việc tiến hành các hoạt động, thử nghiệm và thực hiện các công việc đã lên kế hoạch từ trước.
  • Đánh giá: Cần đánh giá quy trình công nghệ để xác định độ hiệu quả và hiệu suất của nó. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí: Nguồn lực sử dụng, thời gian, sự phù hợp với mục tiêu đã đề ra, hiệu suất sản phẩm.
  • Cải thiện: Quy trình công nghệ có thể được điều chỉnh và cải thiện dựa trên kết quả đánh giá. Những điều chỉnh này có thể là cải thiện hệ thống, sửa đổi các bước thực hiện hoặc áp dụng phương pháp mới để tăng cường hiệu suất.

Tìm hiểu thêm:

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ngành may

Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm chi tiết

4. Tầm quan trọng của quy trình công nghệ trong sản xuất

Để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, việc xây dựng quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến là điều cần thiết. Để bộ máy hoạt động trơn tru, cần có 4 thành phần cơ bản sau:

  • Phần cứng của công nghệ: Vật liệu, máy móc, thiết bị, công cụ có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, chúng được ví như xương sống trong suốt quá trình hoạt động. Tuy nhiên, để quá trình hoạt động diễn ra trơn tru thì vẫn do chính con người lắp đặt và vận hành.
  • Thông tin, phương pháp: Đây là thông tin cung cấp đến người vận hành để họ hiểu rõ cách khởi động và vận hành máy móc.
  • Con người: Con người tham gia xuyên suốt vào quy trình công nghệ, nhưng cần phải cẩn thận để tránh xảy ra sai sót làm ảnh hưởng đến dây chuyền và bộ máy.
  • Tổ chức phối hợp, điều hành, quản lý: Cơ quan đầu não của quy trình công nghệ chính là sự phối hợp, điều hành, quản lý máy móc từ phía người quản lý đến người lao động và vận hành máy móc, áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến.
Xây dựng quy trình công nghệ là điều cần thiết
Xây dựng quy trình công nghệ là điều cần thiết

Việc áp dụng quy trình công nghệ vào quá trình sản xuất mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Những sản phẩm được tạo ra phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng được tiêu chuẩn công nghệ thì mới đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, tăng sức hút và tạo doanh thu.

Bên cạnh đó, việc áp dụng quy trình công nghệ sản xuất giúp giảm thiểu tối đa sức lao động của con người, giảm chi phí nhân công và nâng cao năng suất.

Năng lực sản xuất và quy mô doanh nghiệp không đồng nhất với nhau mà được đánh giá qua hiệu suất của quá trình sản xuất. Tức là, doanh nghiệp có quy mô nhỏ vẫn được đánh giá là có năng lực sản xuất quy mô lớn.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất doanh nghiệp, cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như công nghệ, máy móc, thiết bị tác động đến quá trình sản xuất. Do đó, doanh nghiệp muốn bứt phá thì cần đầu tư vào thiết bị, máy móc hoặc đổi mới loại công nghệ hiện đại để xây dựng kế hoạch đổi mới trong tương lai.

Tìm hiểu thêm: Vai trò & cách vẽ lưu đồ quy trình sản xuất

5. Cách sắp xếp và kế hoạch các bước thực hiện trong quy trình công nghệ

Quy trình công nghệ bao gồm việc sắp xếp và kế hoạch các bước thực hiện nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Đây là một quá trình hệ thống và được thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Xác định mục tiêu công nghệ: Cần xác định mục tiêu mà quy trình công nghệ cần đạt được. Mục tiêu có thể là cải thiện chất lượng, tăng năng suất, giảm thời gian,...
  • Thu thập thông tin: Nghiên cứu và thu thập các thông tin liên quan đến công nghệ và quy trình sẽ thực hiện. Điều này bao gồm việc tìm hiểu về công nghệ mới, hoặc tìm hiểu về quy trình công nghệ đã được áp dụng tại công ty khác.
  • Phân tích thông tin và lựa chọn phương án phù hợp: Dựa trên thông tin thu thập được, cần lựa chọn phương án tốt nhất.
  • Xây dựng kế hoạch: Xác định các bước cụ thể và xây dựng kế hoạch thời gian. Kế hoạch này bao gồm: Người chịu trách nhiệm thực hiện, tài nguyên cần thiết, thời gian dự kiến cho mỗi bước.
  • Thực hiện quy trình: Thực hiện các bước trong quy trình công nghệ đã được xây dựng từ trước. Các công việc trong quy trình này bao gồm: Đào tạo nhân viên, chuẩn bị tài nguyên, thực hiện thử nghiệm, kiểm tra.
  • Đánh giá và điều chỉnh: Cần đánh giá sau khi thực hiện xong quy trình công nghệ để so sánh với mục tiêu ban đầu. Nếu cần thiết, nên điều chỉnh quy trình để đạt hiệu quả cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Cách viết quy trình sản xuất hiệu quả trong doanh nghiệp

6. Phân biệt quy trình công nghệ và quá trình công nghệ

Định nghĩa của quy trình và quá trình đã cho thấy sự khác nhau cơ bản. Quy trình thể hiện trình tự các bước thực hiện, còn quá trình là tập hợp các hoạt động tương tác hoặc quan hệ lẫn nhau để biến đổi đầu vào thành đầu ra. Quy trình nằm trong quá trình, quá trình bao quát rộng hơn quy trình. Do vậy, quy trình công nghệ và quá trình công nghệ có sự khác nhau rõ rệt.

  • Quy trình công nghệ nằm trong quá trình công nghệ, đồng thời là một công đoạn trong quá trình sản xuất. Ví dụ, trong quá trình sản xuất cafe sữa có rất nhiều quy trình cần thực hiện để tạo ra sản phẩm cuối cùng như quy trình xay cà phê, quy trình chế biến cà phê, quy trình đóng gói,...
  • Quy trình công nghệ là phương thức bắt buộc, quá trình công nghệ là điều phối công việc.
  • Quy trình công nghệ gồm một hoặc nhiều hướng dẫn công việc, còn quá trình công nghệ gồm một hoặc nhiều quy trình khác nhau.
Quy trình công nghệ là công đoạn trong quá trình sản xuất
Quy trình công nghệ là công đoạn trong quá trình sản xuất

Sự đổi mới công nghệ và tiến bộ khoa học trong công việc cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng, cải thiện năng suất lao động, tăng sản lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu,... Nhờ vậy, thị trường được mở rộng, tăng khả năng cạnh tranh và giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

7. Tình hình áp dụng quy trình công nghệ tại Việt Nam như thế nào?

Hiện nay, tốc độ phát triển của khoa học, công nghệ, kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt, áp dụng công nghệ vào quá trình sản xuất sẽ làm giảm sức lao động của con người mà sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao nhất. Trong khi nhiều nước trên thế giới chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm bằng công nghệ thì Việt Nam cũng đang cố gắng đạt được thành tựu để theo kịp nước bạn.

Đảng và Nhà nước đang tích cực nghiên cứu, đầu tư và chuyển giao các dây chuyền, công nghệ khoa học mới để nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một quốc gia chậm thích nghi với nền khoa học công nghệ tân tiến, hiện đại và hạn chế nguồn nhân lực nên việc áp dụng quy trình công nghệ gặp nhiều khó khăn.

Áp dụng quy trình công nghệ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
Áp dụng quy trình công nghệ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm

Trên thực tế, nước ta đã áp dụng khoa học công nghệ để sản xuất một số sản phẩm, nhưng không đủ để khẳng định Việt Nam ứng dụng hầu hết các công nghệ hiện đại trên thế giới. Việc đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ cần đến kỹ sư nghiên cứu giỏi, tiềm lực kinh tế lớn mà đây là điều Việt Nam đang còn thiếu. Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần nỗ lực đổi mới trong tương lai để sánh vai với các nước trên thế giới.

Song, không thể phủ nhận rằng, quy trình công nghệ của nước ta đang cố gắng tiến sâu vào để hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới và các nước trong khu vực. Việt Nam vẫn đang cố gắng tiếp thu, học tập kinh nghiệm của các quốc gia dẫn đầu về công nghệ để giảm thiểu chi phí nghiên cứu tối đa, nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Nhiều quy trình công nghệ trên thế giới đã chuyển giao cho Việt Nam, chẳng hạn như: Lĩnh vực y tế, công nghệ sản xuất ô tô, lĩnh vực nông nghiệp,... Tuy nhiên, Việt Nam tiếp thu có chọn lọc, vừa học tập thành tựu của nước bạn, vừa kết hợp với thành tựu trong nước mang đến bản sắc riêng quy trình công nghệ nói riêng và khoa học công nghệ nói chung.

Bài viết trên của VCR đã chia sẻ một số thông tin liên quan đến quy trình công nghệ. Qua thông tin vừa rồi, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu được tầm quan trọng và vạch ra quy trình chi tiết để áp dụng vào doanh nghiệp mình hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Từ khóa: