Và dĩ nhiên, để tạo ra sản phẩm chất lượng, đòi hỏi đơn vị sản xuất cần chú trọng đến quy trình sản xuất bao bì giấy. Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

Quy trình sản xuất hộp giấy đựng thực phẩm diễn ra như thế nào?

Tổng quan về dây chuyền sản xuất bao bì

Quy trình công nghệ sản xuất bao bì thực phẩm hiện đại nhất

Sơ đồ quy trình sản xuất giấy và bột giấy chi tiết từ A - Z

1. Định nghĩa bao bì giấy

Trước khi tìm hiểu quy trình sản xuất bao bì giấy, bạn đọc cần nắm được các thông tin cơ bản về bao bì giấy.

Bao bì giấy là loại bao bì được sử dụng phổ biến trên thị trường, dùng để đóng gói bảo quản và vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà nguyên liệu sản xuất, kích thước và mẫu mã của bao bì có sự khác nhau.

Bao bì giấy được sử dụng phổ biến trên thị trường
Bao bì giấy được sử dụng phổ biến trên thị trường

Việc sử dụng bao bì giấy góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng, chính vì vậy, loại bao bì này ngày càng được sử dụng rộng rãi và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

2. Ưu và nhược điểm của bao bì giấy

Ưu điểm

  • Bao bì giấy dễ dàng phân hủy trong thời gian ngắn, giúp bảo vệ môi trường.
  • Chịu được tải trọng lớn, không bị bung vỡ trong quá trình lưu trữ hoặc vận chuyển hàng hóa.
  • Dễ in ấn hình ảnh, thông tin lên bề mặt bao bì giấy nhằm quảng bá thương hiệu và truyền tải thông điệp đến người dùng. Đồng thời, bao bì giấy có thể đựng được nhiều loại hàng hóa khác nhau, đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp.
Một số loại bao bì giấy có tính chống thấm tốt
Một số loại bao bì giấy có tính chống thấm tốt
  • Giá thành sản xuất bao bì giấy khá hợp lý, giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản chi phí đáng kể.
  • Bao bì giấy có tính chống thấm nên có thể bảo quản thực phẩm ở dạng bột. Ngoài ra, còn có thể chống nước trong một số trường hợp nhất định.

Nhược điểm

Nếu dùng lực mạnh sẽ dễ bị rách.

3. Chất liệu sử dụng bao bì giấy phổ biến hiện nay

Bao bì giấy cao cấp

Loại bao bì này được sản xuất theo tiêu chuẩn khắt khe nhằm đảm bảo đóng gói và bảo quản các loại thực phẩm có giá trị cao. Bao bì giấy cao cấp được ứng dụng chủ yếu trong ngành sữa, vì đây là loại thực phẩm dễ hư hỏng, nhanh lên men nếu không bảo quản kỹ lưỡng. Trên thực tế, số lượng sản xuất bao bì giấy cao cấp ở Việt Nam khá hạn chế do yêu cầu sản xuất khá nghiêm ngặt.

Bao bì giấy màng mềm phức hợp

Màng phức hợp là loại màng được ghép từ nhiều vật liệu khác nhau như PE, PP, giấy, nhôm tùy vào từng sản phẩm và mục đích sử dụng. Loại bao bì này có độ cứng tốt, tính cản khí, chế tạo dễ dàng, bề mặt in ấn tốt và tiện dụng. Sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong các ngành dược phẩm, thực phẩm, thức uống.

Bao bì giấy thùng carton

Trong các loại hình sản phẩm bao bì giấy, bao bì giấy thùng carton có phân khúc lớn nhất và có tính ứng dụng cao. Loại bao bì này xuất hiện phổ biến ở khắp các ngành nông nghiệp, công nghiệp và ngành hàng tiêu dùng như nước giải khát, thực phẩm.

Bao bì giấy thùng carton
Bao bì giấy thùng carton

Bao bì giấy dạng hộp

Mặc dù bao bì giấy dạng hộp có phân khúc nhỏ hơn nhưng chủng loại vô cùng đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Quá trình sản xuất loại bao bì này khá phức tạp, nhằm đáp ứng quy cách đóng gói hiện đại của dây chuyền đóng gói sản phẩm. Bao bì giấy dạng hộp xuất hiện phổ biến trong các ngành hàng tiêu dùng như cafe, bánh kẹo,...

Bao bì giấy kraft 3 - 5 lớp

Đây là loại bao bì giấy khá đặc thù, được ứng dụng trong một số ngành hóa chất, xây dựng hoặc trong ngành thực phẩm như loại bột mì đa dụng,...

Bao bì giấy kraft (giấy kraft ghép nhựa PP)

Chức năng của loại bao bì này tương tự như bao bì giấy kraft 3 - 5 lớp, tuy nhiên, chúng được bổ sung thêm lớp nhựa PP giúp tăng độ bền và bảo quản sản phẩm tốt hơn. Bên cạnh đó, giá thành của bao bì giấy kraft khá rẻ do số lớp nguyên liệu được giảm tối đa.

Bao bì giấy kraft in offset ghép nhựa PP

Đây là sản phẩm kết hợp giữa bao bì nhựa và bao bì giấy. Thông thường, để tạo ra sản phẩm bắt mắt, nhà sản xuất sử dụng công nghệ in ống đồng và in trực tiếp lên vật liệu BOPP. Thế nhưng, việc này tốn rất nhiều chi phí nên nhiều đơn vị sản xuất đã lựa chọn bao bì giấy kraft in offset ghép PP làm giải pháp tối ưu. Theo đó, người ta sử dụng vật liệu trung gian là giấy Couche hoặc giấy Ford và in ấn bằng công nghệ offset để tiết kiệm chi phí tối ưu.

4. Dây chuyền sản xuất bao bì giấy diễn ra như thế nào?

Quy trình sản xuất bao bì giấy
Quy trình sản xuất bao bì giấy

Bước 1: Trao đổi với khách hàng để thống nhất ý tưởng

Mục đích của việc trao đổi với khách hàng để:

  • Hiểu được ý tưởng của khách hàng về loại bao bì cần sản xuất.
  • Mục đích của khách hàng khi sử dụng bao bì.
  • Số lượng và thời gian khách hàng cần sản phẩm.

Khi đã hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, nhà sản xuất tiến hành tư vấn về nội dung, hình ảnh, kích thước, chất liệu, số màu in và kỹ thuật sản xuất để khách hàng hiểu rõ.

Trường hợp khách hàng đã có mẫu thiết kế, quá trình tư vấn và trao đổi là điều cần thiết để thống nhất ý tưởng, tạo ra các sản phẩm chất lượng.

Bước 2: Thực hiện thiết kế sản phẩm

Đơn vị sản xuất sử dụng phần mềm thiết kế để hình ảnh hóa ý tưởng và nhu cầu của khách hàng bao gồm: Thông tin, cấu trúc, hình dạng, hình ảnh của bao bì. Công đoạn thiết kế cấu trúc không chỉ thể hiện hình dạng mà còn tính toán khả năng chứa đựng, độ chịu lực khi xếp chồng lên nhau. Bên cạnh đó, còn đo lường tính khả thi khi trưng bày hoặc treo sản phẩm lên kệ hàng.

Bước 3: In và làm thử mẫu bao bì

Dựa vào bảng thiết kế, đơn vị sản xuất sẽ in và làm thử mẫu thật để kiểm tra lại thông tin trên sản phẩm, hình dáng, sức chứa, màu sắc của sản phẩm để điều chỉnh (nếu cần). Mục đích của công đoạn này để khách hàng kiểm tra tính khả thi và duyệt mẫu trước khi sản xuất hàng loạt.

Bước 4: Dàn khuôn và chế bản các bản in bao bì

Dàn khuôn là quá trình sắp xếp bản in trên khổ giấy định in, đặt thang màu, tram màu, cấn bế an toàn để công đoạn gia công sau in thực hiện dễ dàng.

Tiếp đó, tiến hành sắp xếp bản in trên khuôn sao cho hợp lý. Ở công đoạn này, người thiết kế sẽ đo lường và tính toán để sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí. Bao gồm:

  • Sắp xếp các bản in vừa vặn với khổ giấy in.
  • Sắp xếp bản in phù hợp để quá trình gia công sau in diễn ra nhanh chóng.

Chế bản các bản in là quá trình tạo hình ảnh cần in lên tấm nhôm làm bản in offset, xuất kẽm đối với CTP.

Bước 5: In ấn sản phẩm

Để in các hình ảnh của bao bì lên giấy, đơn vị sản xuất thường sử dụng máy in offset. Loại máy này làm cho các hình ảnh dính mực in được ép lên tấm cao su, sau đó mới ép từ miếng cao su lên bề mặt giấy.

Công nghệ in offset được nhiều người lựa chọn vì:

  • Chất lượng hình ảnh sau khi in rõ nét.
  • Ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt khác nhau, kể cả bề mặt không phẳng như da thô nhám, vải, gỗ.
  • Các bản in có tuổi thọ lâu hơn.

Bước 6: Thực hiện các bước gia công sau in

  • Cấn, bế: Sử dụng máy bế để cắt và tạo rãnh tờ in theo hình dạng thiết kế đã thống nhất.
  • Dập nổi, dập chìm: Là kỹ thuật dùng để tạo điểm nhấn trên bao bì như chữ, biểu tượng, logo,... chìm xuống hoặc nổi lên trên mặt phẳng của ấn phẩm.
  • Cán màng mờ, màng bóng: Là công đoạn phủ một lớp màng polyme lên bề mặt ấn phẩm. Cán màng mờ tạo ra sự sang trọng và tinh tế, cán màng bóng tạo ra sự tươi sáng cho sản phẩm.
  • Ép kim: Mục đích của công đoạn này tương tự với dập nổi, dập chìm, nhằm để nêu bật một chi tiết trên bề mặt sản phẩm bằng nhũ bạc, nhũ vàng hoặc màu sắc khác.

Bước 7: Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Sau khi sản xuất, tiến hành kiểm tra và loại bỏ những sản phẩm bao bì không đạt chất lượng như bung keo, rách giấy, bề mặt in ấn bị trầy xước,... nhằm mang đến cho khách hàng sản phẩm tốt nhất.

Như vậy, các công đoạn trong quy trình sản xuất bao bì giấy đã được VCR cập nhật chi tiết. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc sẽ hình dung rõ cách thức sản xuất giấy và áp dụng vào dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp mình hiệu quả.

Từ khóa: