Giới thiệu một số phần mềm lập kế hoạch sản xuất tiêu biểu năm 2024
Phần mềm lập kế hoạch sản xuất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm giải pháp trong hoạt động kinh doanh.
- 1. Phần mềm lập kế hoạch sản xuất là gì?
- 2. Trong quá trình quản lý sản xuất thường gặp phải khó khăn gì?
- 3. Lợi ích nhận được khi sử dụng phần mềm quản lý kế hoạch sản xuất
- 4. Một số xu hướng thị trường về công cụ kế hoạch sản xuất
- 5. Doanh nghiệp bạn phù hợp với phần mềm lập kế hoạch sản xuất nào?
- 6. Để chọn phần mềm quản lý quản lý kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp cần dựa vào tiêu chí nào?
- 7. Top những phần mềm lập kế hoạch sản xuất miễn phí tốt nhất
Phần mềm giúp lập kế hoạch, dự toán số liệu và kiểm soát quy trình sản xuất hiệu quả, nhờ vậy doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức. Hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu một số phần mềm tiêu biểu trong bài viết dưới đây.
1. Phần mềm lập kế hoạch sản xuất là gì?
Phần mềm lập kế hoạch sản xuất (Manufacturing Planning Software) là loại phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch sản xuất, giúp doanh nghiệp xác định rõ nhu cầu sản xuất, lên lịch sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất và quản lý hàng tồn kho hiệu quả.
Phần mềm có chức năng cơ bản sau:
- Dự báo chính xác nhu cầu sản phẩm trong tương lai.
- Xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất, thời gian sản xuất và một số nguồn lực cần thiết.
- Sắp xếp thứ tự và thời gian sản xuất.
- Quản lý, theo dõi quá trình sản xuất để sản phẩm sản xuất đúng thời gian và đạt chất lượng.
- Theo dõi số lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
Phần mềm được ứng dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất, bao gồm: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo lô, sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, sản xuất sản phẩm theo chu kỳ.
Tìm hiểu thêm: Chi tiết quy trình lập bảng kế hoạch sản xuất hiệu quả
2. Trong quá trình quản lý sản xuất thường gặp phải khó khăn gì?
- Quản lý thủ công không chặt chẽ: Hiện nay, nhiều công ty sản xuất vẫn quản lý thủ công bằng nhân lực, lưu trữ và bàn giao việc thông qua bản cứng khiến thông tin bị rời rạc, không được cập nhật, file dữ liệu không tập trung, tình trạng nhập - xuất chậm trễ.
- Quản lý kho bị quá tải: Trong doanh nghiệp sản xuất, việc quản lý kho hàng rất quan trọng và cần cập nhật thông tin liên tục để nắm bắt nguyên vật liệu. Tuy nhiên, do quá nhiều công việc, công đoạn quản lý kho bị quá tải. Chưa kể, nhân viên còn phải kiểm soát mặt hàng tồn, mặt hàng bán chạy để đưa ra quyết định phù hợp.
- Tốn kém nhiều chi phí và thời gian: Doanh nghiệp cần tính toán vật tư, máy móc, nhân công, chi phí,...cho từng đơn hàng. Tuy nhiên, nếu tính thủ công sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, chưa kể việc tính toán có thể bị sai sót, gây tổn thất trong khi cần sản xuất nhanh. Nếu không quản lý tốt, đơn hàng bị chậm trễ, làm mất uy tín trong mắt khách hàng.
- Nhà quản lý mất nhiều thời gian để giám sát: Trong sản xuất, cần giám sát quy trình liên tục để đảm bảo chất lượng và tiến độ của sản phẩm. Do vậy, nhà quản lý cần thường xuyên đến xưởng quan sát, điều này làm mất nhiều thời gian và công sức.
- Chi phí sản xuất cao: Để có thể cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần đưa ra mức giá thấp nhất tới khách hàng. Tuy nhiên, quản lý bằng phương pháp thủ công tốn nhiều công sức, thời gian và nhân lực của doanh nghiệp, khiến giá thành sản phẩm khó cạnh tranh với đối thủ.
3. Lợi ích nhận được khi sử dụng phần mềm quản lý kế hoạch sản xuất
Giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất
Sử dụng phần mềm quản lý kế hoạch sản xuất giúp tối ưu hóa toàn bộ quá trình sản xuất thông qua việc xác định và loại bỏ các công đoạn không cần thiết, giảm lãng phí tài nguyên và thời gian.
Bằng cách theo dõi hoạt động trong doanh nghiệp từ số liệu và báo cáo của phòng ban khác nhau, nhà quản lý dễ dàng phân tích toàn bộ quy trình và kết quả sản xuất kịp thời, chính xác.
Các bộ phận phối hợp trơn tru, nhằm nâng cao hiệu quả
Với sự hỗ trợ của phần mềm lập kế hoạch sản xuất, các đội ngũ trong doanh nghiệp từ khối văn phòng như bán hàng, kế toán, kinh doanh,... cho đến công nhân sản xuất, kỹ sư,... đều theo dõi được toàn bộ quy trình sản xuất như thiết kế sản phẩm, xây dựng kế hoạch và hoạch định nguồn lực, nắm bắt tình trạng sản xuất, quản lý tình trạng máy móc và khó hàng. Từ đó, các bộ phận phối hợp với nhau để thực hiện quy trình sản xuất hiệu quả và nhanh chóng.
Giảm chi phí vận hành
Nhờ chức năng của phần mềm, doanh nghiệp sản xuất dễ dàng cân nhắc và phân phối tài nguyên như nguồn lao động, nguyên liệu và thiết bị hiệu quả, từ đó giảm lãng phí, hạn chế xảy ra rủi ro và nâng cao năng suất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành, sản xuất và một số hoạt động liên quan đến ghi chép giấy tờ, lưu trữ.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm
Sử dụng phần mềm lập kế hoạch sản xuất giúp kiểm soát chất lượng toàn bộ quy trình sản xuất, cải thiện tính nhất quán về chất lượng. Đó là nhờ khả năng phối hợp hoạt động chất lượng và triển khai chính sách chất lượng đến toàn bộ mạng lưới của quy trình sản xuất. Khi phát hiện xảy ra lỗi sẽ dễ dàng truy xuất được nguyên nhân, cung cấp các giải pháp khắc phục lỗi nhanh chóng.
Đồng bộ và quản lý dữ liệu tập trung
Phần mềm lập kế hoạch sản xuất tích hợp dữ liệu từ các bộ phận khác nhau như kế hoạch sản xuất, quản lý tài chính và chất lượng, vận chuyển, mua hàng, tồn kho. Điều này giúp hạn chế tình trạng không nhất quán trong thông tin và tạo ra cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất.
Tuy nhiên, một vấn đề lớn nhất khi ứng dụng phần mềm lập kế hoạch sản xuất là nhà quản lý tự “điều chỉnh” đề xuất của hệ thống, dẫn đến kết quả không tối ưu. Nếu hệ thống đưa ra các thông tin mà người quản lý không chấp nhận, người quản lý cần phải đào tạo thêm chuyên môn, kỹ năng hoặc tiến hành kiểm tra các giả định.
4. Một số xu hướng thị trường về công cụ kế hoạch sản xuất
Trước khi đánh giá mức độ phù hợp của phần mềm lập kế hoạch sản xuất với doanh nghiệp mình, hãy xem xét các xu hướng thị trường sau:
- Sự hội tụ với MRP: Với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính để bàn, hệ thống MRP truyền thống đang bổ sung chức năng lập kế hoạch vào công cụ của họ. Nếu như các thuật toán trước đây chỉ được tìm thấy ở hệ thống lập kế hoạch cao cấp, thì nay đã xuất hiện trong hệ thống ERP và MRP có giá vừa phải hơn.
- Kết nối với thiết bị sàn cửa hàng: Một số hệ thống lập kế hoạch có thể lấy thông tin thông qua hệ thống thực hiện sản xuất hoặc sử dụng từ thiết bị trực tiếp. Điều này mang đến 02 lợi thế, đó là: Giúp hạn chế tối đa các tác vụ nhập liệu thủ công và thông tin được cập nhật theo thời gian thực.
- Nhân viên chủ động trong công việc: Hệ thống lập kế hoạch sản xuất cho phép nhà quản lý phân bố nguồn lực/ lịch trình phù hợp với thời gian bận, rảnh của nhân viên, từ đó họ có thể làm việc theo công việc hoặc thời gian được ưu tiên.
- Dashboard trực quan hóa dữ liệu: Các báo cáo trực quan được tạo ra bởi các hệ thống MRP truyền thống để cung cấp các dữ liệu về tiến độ.
5. Doanh nghiệp bạn phù hợp với phần mềm lập kế hoạch sản xuất nào?
Trong quá trình đánh giá phần mềm lập kế hoạch sản xuất, bước đầu tiên cần xác định bạn là người mua nào. Thực tế, có hơn 90% người mua thuộc một trong ba nhóm sau:
Nhóm người mua hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp
Nhóm người mua này ưu tiên sự tích hợp trơn tru của quy trình và dữ liệu, với hệ thống cung cấp chức năng đầy đủ. Cụ thể, họ cần hệ thống tự động tính toán ngân sách dự án, quản lý tiến độ sản xuất, sau đó khớp hóa đơn với trạng thái dự án và phân bổ chi phí công việc. Nếu doanh nghiệp bạn thuộc nhóm này, có thể tham khảo các nhà cung cấp phần mềm ERP như: Microsoft Dynamics, Sage ERP, Oracle, SAP.
Nhóm người mua cho bộ phận sản xuất
Nhóm người mua này làm việc tại cơ sở nhận phân phối dòng sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Công việc chính của họ là cân bằng nhu cầu từ quản lý sản phẩm và lên lịch sản xuất, điều chỉnh lịch trình từ ban quản lý và đội ngũ nhân sự hợp lý.
Nhà máy sản xuất quy mô nhỏ
Thông thường, nhà máy sản xuất quy mô nhỏ có ngân sách và tài nguyên CNTT hạn chế, khó phát triển phần mềm. Trong nhiều trường hợp, họ có thể đang quyết định giữa một thiết bị mới và hệ thống mới. Nhóm người mua này cần các phương án giải quyết chi phí hiệu quả, sử dụng thuận tiện và tối đa hóa lợi nhuận của cửa hàng hoặc nhà máy.
Xem thêm: Phòng kế hoạch sản xuất làm gì?
6. Để chọn phần mềm quản lý quản lý kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp cần dựa vào tiêu chí nào?
Phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
Trước tiên, nhà quản trị cần xác định nhu cầu của doanh nghiệp, có thể tham khảo từ người có kinh nghiệm để thêm thông tin. Sau đó, cần xét đến các yếu tố như chất lượng sản phẩm, tính năng, dịch vụ bán hàng so với giá đã hợp lý hay chưa. Cần trải nghiệm thử nhằm đánh giá khách quan và chính xác, từ đó đưa ra quyết định cuối cùng trong việc sử dụng sản phẩm.
Cần đảm bảo an toàn dữ liệu, thông tin
Khi chọn phần mềm, cần chú ý đến yếu tố bảo mật. Theo đó, cần chọn những nhà cung cấp luôn đảm bảo bảo mật thông tin cho doanh nghiệp và có sự hỗ trợ từ chuyên gia an ninh mạng.
Dịch vụ sau bán tốt
Các dịch vụ sau bán như tư vấn sửa lỗi, cập nhật phần mềm, chăm sóc khách hàng,... đều là yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, để tránh xảy ra tình trạng gián đoạn, cần tìm kiếm nhà cung cấp có chế độ bảo hành và hậu mãi tốt.
7. Top những phần mềm lập kế hoạch sản xuất miễn phí tốt nhất
Phần mềm Netsuite
Với hệ thống tích hợp, gồm có: Quản lý hàng tồn kho, thương mại, tài chính, ERP, PSA, HR, CRM, quản lý chuỗi cung ứng cùng nhiều tính năng khác, Netsuite giúp quy trình sản xuất của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đồng thời, phần mềm này còn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển mọi ngành nghề thông qua việc tự động hóa quy trình cốt lõi và cung cấp thông tin theo thời gian thực.
Phần mềm Streamline
Với những doanh nghiệp chuyên bán lẻ hàng hóa, phân phối sản phẩm, thương mại điện tử, 3PL đã không còn quá xa lạ với phần mềm Streamline. Phần mềm này đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp tăng lợi nhuận trong một năm thông qua hệ thống Al. Đó cũng chính là lý do mà phần mềm Streamline được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng.
Ưu điểm nổi bật của phần mềm Streamline là tính năng mô phỏng động các khoảng không quảng cáo.
Bên cạnh đó, khi thiết lập công cụ, doanh nghiệp không cần phải tạo mã. Đặc biệt, thông qua khả năng dự báo từ Al, phần mềm còn hỗ trợ các công ty giảm 50% số lượng hàng hóa tồn kho.
Mặc dù, phần mềm Streamline có phiên bản miễn phí để doanh nghiệp dùng thử nhưng sẽ không đầy đủ tính năng.
Phần mềm NDS ERP
Phần mềm NDS ERP cung cấp các giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho tổ chức sản xuất có quy mô vừa và nhỏ hoặc đơn vị phân phối bán buôn. Chúng được xây dựng trên nền tảng Oracle giúp tùy biến ứng dụng theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Chức năng của phần mềm NDS ERP cung cấp các khả năng xử lý đơn đặt hàng theo lịch trình, trực tiếp và liên tục, tự động lựa chọn cấu hình các cơ sở hoặc phụ kiện theo đơn đặt hàng. Nó cung cấp cho nhà phân phối các công cụ như: Phân tích bán hàng - tích hợp với kế toán, báo giá, theo dõi hoa hồng, xử lý hàng tồn kho, mua hàng, quản lý kho.
Phần mềm DELMIA works
DELMIA works (trước đây có tên gọi là IQMS) được phát triển cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, nhất là trong các ngành hàng công nghiệp như thiết bị y tế, hàng không vũ trụ, thực phẩm và đồ uống, ô tô, bao bì và điện tử, nhựa, sản phẩm tiêu dùng. DELMIA works kết hợp giữa phần mềm MES (quản lý sản xuất thực hiện), phần mềm sản xuất và phần mềm ERP để giám sát, theo dõi và kết nối hoạt động kinh doanh trong chuỗi cung ứng, hỗ trợ cải thiện mọi vấn đề của doanh nghiệp.
Phần mềm Infor LN
Phần mềm Infor LN được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất rời rạc của doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn.
Hệ thống ERP cung cấp khả năng triển khai nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí trên sàn cửa hàng và toàn bộ chuỗi cung ứng với sự tích hợp về quản lý chất lượng, tài chính, dịch vụ và đơn đặt hàng. Phân tích theo ngành cụ thể, theo ngữ cảnh, thu thập dữ liệu thời gian thực nhằm cải thiện giao tiếp với một số đối tác kinh doanh toàn cầu.
Phần mềm Sinnova
Phần mềm Sinnova có thiết kế giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Hệ thống quản trị sản xuất tích hợp đầy đủ các tính năng, bao gồm: Quản lý nguyên vật liệu, quản lý kho, kế hoạch xuất - nhập kho hàng,... Hơn nữa, Sinnova cho phép người dùng liên hệ trực tiếp với khách hàng, đối tác, quản lý thông tin nội bộ và thông tin dự án,...
Phần mềm Visual EstiTrack
Là phần mềm lập kế hoạch sản xuất và quản lý sản xuất hiệu quả, giúp tạo kế hoạch cho từng sản phẩm từ công đoạn nhập nguyên vật liệu đến công đoạn trao sản phẩm cho khách hàng. Đặc biệt, đối với các quản lý cửa hàng, phần mềm sẽ cung cấp các giải pháp để báo giá và quản lý đơn hàng của khách.
Hơn nữa, thông qua màn hình tương tác của Visual EstiTrack, việc quản lý cửa hàng diễn ra hiệu quả hơn. Giao diện của phần mềm khá đơn giản, người dùng chỉ cần kéo và thả để xem chi tiết hoạt động. Đồng thời, để quản lý kinh doanh hiệu quả hơn, người dùng có thể lập biểu đồ Gantt.
Phần mềm Visibility ERP
Phần mềm Visibility ERP có quy mô khá phức tạp, bao gồm: ETO, MTO, CTO, To - Order. Với thiết kế giao diện đẹp mắt, tính năng thông minh và chuyên nghiệp, phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả, từ đó tối ưu hóa cơ sở hạ tầng và giúp tăng doanh thu nhanh chóng.
Phần mềm MES
Chức năng chính của phần mềm này là thiết lập kế hoạch, từ đó phân phối khối lượng công việc hợp lý. MES có khả năng lưu trữ và ghi chép nhanh với dung lượng lớn cùng khả năng phân tích dữ liệu vượt bậc. Bằng việc ghi chép, quản lý việc sản xuất và báo cáo tiến độ, MES giúp doanh nghiệp kiểm soát nghiệp vụ sản xuất dễ dàng.
Các phần mềm lập kế hoạch sản xuất tiêu biểu đã được VCR cung cấp đầy đủ trong bài viết trên. Hy vọng, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được phần mềm phù hợp để áp dụng vào quy trình sản xuất hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: "Công cụ vàng" đánh giá mức độ hiệu quả trong sản xuất của doanh nghiệp