Điểm qua các loại nước sản xuất bia đạt chuẩn
Trong quá trình sản xuất bia, nước là thành phần cơ bản và chiếm đến 90% trọng lượng. Bên cạnh đó, nước sản xuất bia là yếu tố quyết định đến chất lượng thành phẩm.
Vậy có những loại nước nào được sử dụng để sản xuất bia? Tìm hiểu thông tin này qua bài viết của Thiết bị phòng sạch VCR để biết rõ hơn.
1. Quy trình sản xuất bia diễn ra như thế nào?
Trước khi tìm hiểu các loại nước sản xuất bia, bạn đọc cần nắm rõ diễn biến quy trình sản xuất bia. Theo đó, để quy trình này gồm có 8 công đoạn:
Bước 1: Tiến hành nghiền nguyên liệu
Các nguyên liệu cần thiết để sản xuất bia gồm: Lúa mạch, nước, hoa bia, nấm men. Với nguyên liệu lúa mạch, cần tiến hành nghiền mịn theo quy chuẩn cài sẵn.
Nếu máy nghiền quá nhỏ, quá trình lọc không đạt hiệu quả và gây tắc mương, ảnh hưởng đến hiệu suất. Ngược lại, nếu máy nghiền quá to sẽ gây đục dịch lọc, khiến quá trình sản xuất mất cân đối.
Mục đích chính của công đoạn này nhằm thúc đẩy sự phân hủy và lên men nhanh trong quá trình tạo bia.
Bước 2: Phối trộn và tán nhuyễn nhiên liệu
Sau khi hoàn tất quá trình nghiền nguyên liệu, chúng được chuyển sang bồn ngâm. Tại đây, nguyên liệu được trộn lẫn với nước nhờ công nghệ sản xuất bia hiện đại.
Ở bước này, thiết bị được để ở nhiệt độ cao nhằm nấu chín phần nguyên liệu đã chuẩn bị. Nhờ sự hoạt động của enzym thủy phân trong 10% malt lót để tiến hành phân cắt các lớp chất cao phân tử có trong lúa mạch.
Mục đích của công đoạn này nhằm phá vỡ và làm đứt các liên kết giữa màng tế bào của tinh bột, tạo ra các phân tử thấp hơn dễ hòa tan với nước.
Bước 3: Tiến hành tách nhiên liệu
Công đoạn tách nhiên liệu được thực hiện trong nồi tách, nhờ enzym hoạt động, chất ngọt sẽ được tách ra khỏi vỏ trấu. Lượng enzym này là lượng đường được tạo ra từ mạch nha khi phối trộn. Thông qua quá trình cô đặc hoặc lọc, đường sẽ được tách ra từ nước mạch nha.
Sau khi tách, lượng đường này có tác dụng lên men bia chuyển thành CO2 và cồn.
Bước 4: Gia nhiệt
Đường đã được tách và nước mạch nha đã phối trộn được đưa vào hệ thống gia nhiệt. Công đoạn này nhằm đưa hỗn hợp đường và mạch nha lên độ nhiệt cần thiết để chuẩn bị cho quá trình lên men. Đây là bước trước khi thêm hoa bia.
Bước 5: Thực hiện tách và làm lạnh
Sau quá trình gia nhiệt, tiến hành chuyển hỗn hợp đến bồn xoáy để tách phần hoa bia còn sót. Khi đã hoàn tất, hỗn hợp được làm lạnh ngay lập tức để đạt nhiệt độ phù hợp.
Bước 6: Lên men bia
Sau khi đã có men bia và nước mạch nha sẽ chuyển sang công đoạn lên men bia. Thông qua ống bơm vào tháp, men được thêm vào quá trình. Nồng độ men pha vào nước mạch nha tạo thành hỗn hợp đường và men.
Quá trình này được thực hiện trong thùng ủ, nơi mà men chuyển đổi đường thành CO2 và cồn thông qua quá trình lên men. Trong giai đoạn này, cồn được sản xuất và bia phát triển mùi vị đặc trưng.
Bước 7: Ủ bia
Bia được ủ trong các thùng ủ, lúc này, các phản ứng hóa học diễn ra và hương vị bắt đầu hình thành. Thời gian ủ bia có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí là vài năm, điều này phụ thuộc vào từng loại bia và hương vị mà doanh nghiệp muốn đạt được.
Nhiệt độ và điều kiện ủ cần kiểm soát cẩn thận trong quá trình ủ bia, điều này đảm bảo bia có màu sắc, độ sủi bọt và phát triển đúng hương vị.
Bước 8: Hoàn thiện chất lượng sản phẩm
Cần sử dụng bộ lọc đạt chuẩn để lọc bia thêm lần nữa, nhằm loại bỏ hoàn toàn nấm men, nhựa đắng, hạt phân tán cơ học và một số tạp chất khác. Điều này giúp sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và kéo dài thời gian bảo quản.
Thành quả nhận được sau quá trình lọc là loại bia tinh khiết. Tùy vào từng thiết kế, doanh nghiệp tiến hành đóng lon hoặc chai. Trong chai sẽ cấp thêm khí CO2 để tạo áp suất và bảo quản bia tốt hơn. Sau đó, đơn vị sản xuất sử dụng máy dán nhãn chai bia tốc độ cao để in ra hàng loạt bao bì có độ bền và tính thẩm mỹ cao.
2. Những nguồn nước sản xuất bia phổ biến
Nước máy
Nước máy là loại nước chảy từ vòi, chứa nhiều khoáng chất thiết yếu từ hồ chứa địa phương. Tùy thuộc vào từng nơi sống, hương vị của nước máy có sự khác nhau.
Nước suối hoặc nước đóng chai
Loại nước này thường được tìm mua ở siêu thị và có chứa một lượng khoáng nhất định. Đây là sự lựa chọn hợp lý cho những ai muốn sản xuất bia có nhiều hương vị hơn. Khá nhiều người ưu tiên lựa chọn nước suối hoặc nước đóng chai vì nó ngon hơn, một bộ phận khác thích chưng cất hoặc thẩm thấu ngược (RO) nước vì họ muốn loại bỏ hoàn toàn tạp chất ra khỏi bia.
Chưng cất hoặc thẩm thấu ngược (RO) nước uống
Nhiều người lựa chọn chưng cất hoặc thẩm thấu ngược (RO) nước uống vì muốn bia của mình thơm ngon và có nhiều hương vị hơn, không chứa bất kỳ khoáng chất hay tạp chất nào khác.
Xem thêm: Công nghệ xử lý nước RO sản xuất bia rượu
3. Thành phần của hệ thống lọc nước trong nhà máy bia
Hệ thống xử lý nước trong nhà máy bia gồm có
- Cụm bể bơi nguồn.
- Điều khiển hệ thống lọc than.
- Điều khiển hệ thống làm mềm.
- Điều khiển hệ thống RO.
Trong đó, hệ thống lọc nước theo công nghệ thẩm thấu RO là giải pháp tốt nhất để đảm bảo chất lượng nước và đáp ứng nhu cầu sản xuất thực phẩm.
Hệ thống sử dụng màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm tạo ra dòng chảy mạnh.
Lúc này, các tạp chất có trong nước, kim loại, thành phần hóa học chuyển động mạnh hơn, trôi ra ngoài theo đường thải hay văng khỏi vùng có áp lực thấp. Trong quá trình này, phân tử lọt qua mắt lọc có kích cỡ 0,0001 micron. Với kích cỡ đó, các tạp chất và kim loại bị giữ trên bề mặt màng.
Cấu tạo hệ thống lọc nước theo công nghệ thẩm thấu RO như sau:
- Thiết bị tiền lọc: Đây là công đoạn đầu tiên trong quá trình lọc nước, giúp loại bỏ hóa chất kim loại nặng và các chất lơ lửng. Để làm được điều này, thiết bị tiền lọc sẽ có thêm các trụ lọc lớn và hệ thống bơm cao áp.
- Máy bơm cao áp: Để vận hành hệ thống lọc nước công nghiệp, cần một áp suất đủ lớn để đi qua các màng lọc, đặc biệt là màng RO. Thiết bị máy bơm cao áp sẽ thực hiện nhiệm vụ này. Thiết kế của loại thiết bị này rất đặc biệt, trong quá trình hoạt động, chúng tạo ra áp suất vừa đủ để đẩy nhanh quá trình thẩm thấu diễn ra ở màng RO. Máy bơm công nghiệp có áp suất lên đến 200 - 230 PSI và hoạt động liên tục 24/24.
- Thiết bị lọc RO: Nước chuyển đến giai đoạn lọc ở màng RO sau khi hoàn tất giai đoạn tiền lọc. Màng lọc RO giúp loại bỏ vi khuẩn, virus, tạp chất, TDS. Tùy thuộc vào công suất lọc và chất lượng đầu vào, đơn vị cung cấp bố trí số lượng màng lọc RO khác nhau. Số lượng màng lọc RO càng nhiều, nguồn nước tinh khiết cho ra càng lớn.
- Đèn cực tím UV: Thiết bị này giúp loại bỏ 99% vi khuẩn, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng. Mặc dù UV là loại vật chất khử trùng, nhưng không làm thay đổi hương vị, mùi, tính chất hóa học như clo.
- Bộ phận điều khiển: Bộ phận này gồm có đồng hồ đo áp, hệ thống bảng mạch điện tử, đồng hồ hiển thị thông số nước đầu vào, đầu ra. Chức năng của bộ phận điều khiến giúp quá trình lọc nước được thực hiện hoàn toàn khép kín.
Tìm hiểu thêm: Các thiết bị lọc trong sản xuất bia
4. Hệ thống lọc nước cho nhà máy bia hoạt động theo cơ chế nào?
Hệ thống lọc nước cho nhà máy bia hoạt động ở 02 chế độ: Auto và Manual.
Ở chế độ Auto, hệ thống hoạt động theo nguyên tắc:
- Hệ thống chạy tự động theo hai mức nước trong tank nước nấu bia. Hệ thống tự động dừng lại khi đạt ngưỡng báo cáo và tiếp tục hoạt động khi mực nước giảm tới giá trị ban đầu,
- Để giám sát mực nước ở hai tank sẽ có bộ cảm biến theo công nghệ thủy tinh.
Tóm lại, nước là nguyên liệu chính để sản xuất bia, tuy nhiên, yêu cầu về hàm lượng và chất lượng nước trong từng công đoạn sẽ khác nhau. Do đó, việc trang bị hệ thống lọc nước trong công nghệ sản xuất bia đóng vai trò quan trọng để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Trên đây là những thông tin liên quan đến nước sản xuất bia mà VCR muốn gửi đến bạn. Thông qua bài viết, mong rằng bạn đọc sẽ biết rõ hơn về nguồn nước sử dụng để sản xuất bia và sử dụng vào quy trình sản xuất bia hiệu quả.