Miếng lót chống tĩnh điện
Miếng lót chống tĩnh điện hoặc thảm chóng tĩnh điện (ESD Rubber Mat), tấm trải chống tĩnh điện… thường được làm từ cao su tổng hợp và chống tĩnh điện. Miếng lót chống tĩnh điện được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất với công dụng chính để cân bằng và giải phóng tĩnh điện sinh ra trong quá trình công nhân thao tác làm việc.
Thông số kỹ thuật
Chất liệu |
Cao su tổng hợp chống tĩnh điện |
Điện trở lớp trên |
106 - 109Ω |
Điện trở lớp dưới |
103 - 105Ω |
Điện trở thể tích |
105 - 108Ω |
Nhiệt độ tối đa |
400oC |
Độ mài mòn |
+/- 0.02 g/cm2 |
Thời gian giải phóng tĩnh điện |
+/- 0.1 giây |
Độ đàn hồi |
Bề ngang 114%, Bề dọc 295-300% |
Độ bền kéo |
3.6 MPa |
Khả năng phục hồi |
14% |
Độ dày |
1 - 5mm |
Kích thước (dài x rộng ) (mm) |
10 x 1.2; 10 x 1.0; 10 x 0.9; 10 x 0.8; 10 x 0.7; 10 x 0.6 |
Màu sắc (mặt trên / mặt dưới) |
xanh lam / đen; xanh lá cây / đen; đen / đen; nâu / đen… |
Quy cách |
1 cuộn/ thùng |
Trọng lượng |
27 - 29kg/ cuộn |
Cấu tạo miếng lót chống tĩnh điện
Miếng lót chống tĩnh điện có cấu tạo gôm 2 lớp:
- Lớp trên - cao su chống tĩnh điện, có khả năng giải phóng tĩnh điện trong thời gian 0.1 giây
- Lớp dưới - cao su lưu hóa thông thường, có khả năng truyền dẫn điện
Hai lớp cấu tạo giúp cân bằng và giải phóng tĩnh điện phát sinh một cách nhanh chóng và an toàn.
Đặc tính miếng lót chống tĩnh điện
- Thân thiện với môi trường
- Chống trơn trượt
- Dễ dàng vệ sinh
- Khả năng chống và trung hòa tĩnh điện bị tích tụ giữa các thiết bị và con người
- Có thể chịu dầu mỡ hoặc dung môi nhẹ
Ứng dụng miếng lót chống tĩnh điện
Sử dụng trên mặt bàn thao tác, làm việc, bề mặt sàn… trong:
- Các ngành công nghiệp sản xuất điện, điện tử, bảng vi mạch,...
- Phòng thí nghiệm
- Nhà máy có thành phần chất bán dẫn
- Linh kiện, phụ kiện điện
Lưu ý khi sử dụng miếng lót chống tĩnh điện
- Không được để bề mặt miếng lót tiếp xúc trực tiếp với các dung môi axit hoặc kiềm (cồn, benzen…), sẽ làm bề mặt bị bạc màu và thảm không còn hiệu quả nữa.
- Làm sạch miếng lót bằng các dung dịch trung tĩnh (nước).
- Khi dán miếng lót, sử dụng loại keo phù hợp với cả miếng lót chống tĩnh điện và bề mặt được dán lên. Đảm bảo miếng lót được dán chắc chắn và không bị co sau khi dùng với keo. Nên dán thử trước khi thi công một loạt.
- Khi miếng lót bị co lại, đảm bảo bảo quản miếng lót trong vòng 24 giờ để nó phục hồi lại. Vì miếng lót chống tĩnh điện có hàm lượng cao su cao hơn so với các loại thảm/ tấm lót khác nên độ bền và độ kéo cũng tăng, nên kéo dài và giãn ra khi cắt.
Yêu cầu với mặt bằng sử dụng thảm cao su chống tĩnh điện
- Mặt nền nhẵn, bằng phẳng (xi măng, gạch, gỗ, đất nung…)
- Bề mặt trải thảm không có bụi bẩn, cát; đủ cường độ
- Bề mặt khô ráo