Bàn thao tác chống tĩnh điện
Bàn thao tác chống tĩnh điện là thiết bị chuyên dụng trong phòng sạch hoặc các nhà máy, xí nghiệp; cho công nhân sử dụng trong dây chuyền lắp ráp và khi tiến hành các thao tác với linh kiện điện tử. Bàn thao tác chống tĩnh điện phòng sạch được sử dụng nhiều khi làm việc với các chi tiết nhỏ cần sự tập trung cao.
Bàn thao tác chống tĩnh điện có thể được thiết kế tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng. Việc xác định được thiết kế phù hợp cũng giúp mang lại nhiều thuận tiện trong quá trình làm việc của công nhân.
Sử dụng bàn thao tác chống tĩnh điện không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm khỏi bị tác động, hỏng hóc bởi tĩnh điện mà còn giúp bảo vệ an toàn lao động cho công nhân.
Cấu tạo bàn thao tác chống tĩnh điện
- Khung bàn inox, thép bọc nhựa, nhôm định hình…
- Mặt bàn thường làm từ gỗ công nghiệp, inox, nhựa PVC, thép sơn tĩnh điện và dán cao su chống tĩnh điện
- Bàn có thể thiết kế có bánh xe hoặc không
- Mối hàn được mài nhẵn bóng, tăng tính thẩm mỹ và an toàn
Đặc điểm bàn thao tác chống tĩnh điện
- Khả năng chống tĩnh điện từ 106Ω – 109Ω
- Có thể thiết kế theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp (thêm, bớt tầng)
- Có thể lắp thêm đèn hoặc vòi xịt
- Có thể lắp thêm bánh xe thuận tiện cho việc di chuyển
- Mặt bàn dán cao su chống tĩnh điện giúp bảo sản phẩm, linh kiện khỏi bị xước hay biến dạng trong quá trình làm việc
Ưu điểm của bàn thao tác chống tĩnh điện
- Tuổi thọ cao
- Dễ dàng điều chỉnh, lắp ráp thay đổi cấu trúc
- Giá thành phải chăng
- Nguyên liệu ít han gỉ, độ bền và tính thẩm mỹ cao
- Chân bàn chắc chắn, không bị lung lay khi thao tác làm việc
Ứng dụng của bàn thao tác chống tĩnh điện
Bàn thao tác chống tĩnh điện thường được sử dụng trong phòng sạch hoặc các cơ sở, nhà máy sản xuất lắp ráp linh kiện, phụ kiện điện tử… Bàn có thể thiết kế thêm hệ thống đèn và ổ cắm phục vụ quá trình làm việc.
Khi có nhu cầu thiết kế riêng, bạn cần yêu cầu rõ các thông tin về:
- Kích thước: chiều dài x chiều rộng x chiều cao
- Trọng tải của bàn
- Vật liệu bàn (inox, thép không gỉ, gỗ…)
- Định hình khung (số tầng, ngăn bàn, ngăn để chân…)