Hóa chất chống tĩnh điện
Hóa chất chống tĩnh điện là sản phẩm dạng bình xịt, được sử dụng phủ trực tiếp trên các bề mặt, thiết bị, dụng cụ để bảo vệ chúng khỏi tích điện bằng cách tăng khả năng dẫn tĩnh điện với điện trở suất bề mặt trong khoảng 106 đến 1011 Ωcm (tùy thuộc vào các loại hóa chất theo nhu cầu sử dụng khác nhau).
Tại sao cần sử dụng hóa chất chống tĩnh tĩnh điện?
Trong các nhà máy sản xuất, đặc biệt đối với các sản phẩm có liên tới điện tử thì kiểm soát điện trở bề mặt thiết bị hay vật liệu là rất quan trọng, hiện tượng phóng hoặc hút tĩnh điện dù một lượng nhỏ thôi cũng có thể làm hỏng hoàn toàn sản phẩm, hoặc nghiêm trọng hơn là gây cháy, nổ.
Về cơ bản, các bề mặt hay vật liệu trong khu vực sản xuất đều phải được làm từ nguyên liệu truyền dẫn tĩnh điện. Tuy nhiên qua một thời gian sử dụng sẽ không tránh khỏi tình trạng hỏng hóc hoặc bị hao mòn, và việc thay thế sẽ gây tốn kém một khoản chi phí không nhỏ. Một trong những giải pháp khắc phục nhanh chóng là sử dụng hóa chất chống tĩnh điện, phủ trực tiếp lên các bề mặt thiết bị để đảm bảo tối đa khả năng dẫn tĩnh điện, tăng tính hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Tuy nhiên hóa chất chống tĩnh điện cũng có những hạn chế nhất định mà người dùng cần lưu ý:
- Hóa chất cần một khoảng thời gian nhất định để khô hoàn toàn trước khi chúng ta có thể sử dụng thiết bị
- Hóa chất chống tĩnh điện sẽ chỉ là giải pháp tạm thời, vì sau một thời gian lớp phủ sẽ bị bong dần ra
Ưu điểm của hóa chất chống tĩnh điện
- Sản xuất từ vật liệu polyme, khả năng dẫn điện tốt nhất lên đến 10000S/cm
- Không màu
- Thiết kế dạng bình xịt an toàn và dễ sử dụng
- Khả năng ổn định nhiệt/UV tốt
- Nhiều loại phù hợp cho các mục đích ứng dụng khác nhau
- Ổn định hóa học tốt
- Tiết kiệm chi phí
Lớp phủ an toàn Licron Crystal ESD
- Cung cấp độ bám dính tốt cho kim loại, thủy tinh, nhựa, sơn và hầu hết các bề mặt khác
- Hoạt động với độ ẩm từ 0-100%
- Lớp phủ được xử lý có độ bền cao, không bị sứt mẻ và duy trì điện trở suất ôm là 10^7-10^9
- Không màu
- Lớp phủ chống tĩnh điện chắc chắn
- Phạm vi nhiệt độ hoạt động lên đến 302°F (155°C)
- Không phụ thuộc vào độ ẩm
- Độ che phủ - 1 gallon @ 1 triệu màng ướt sẽ bao phủ ~1600 dặm vuông, @ 2 triệu ~800 dặm vuông.
- Không làm suy giảm tầng ozone
- Có thể được phun bằng súng phun tiêu chuẩn hoặc hệ thống sơn, miễn là lớp sơn mịn và đều, bóng
- Ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực (lắp ráp, điện tử, băng tải sản xuất...)
Cách lựa chọn hóa chất chống tĩnh điện
- Lựa chọn nhãn hiệu và nhà cung cấp uy tín trên thị trường
- Đọc và tìm hiểu kĩ các thông số kỹ thuật của các loại hóa chất để chọn được loại phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Cách sử dụng hóa chất chống tĩnh điện
Hóa chất chống tĩnh điện thường có kích thước dạng nhỏ gọn dưới dạng bình xịt nên có thể dễ dàng sử dụng và linh hoạt mang theo khi cần.
Dưới đây là quy trình sử dụng hóa chất chống tĩnh điện:
B1: Làm sạch bề mặt thiết bị cần phủ hóa chất
B2: Lắc kĩ bình trước khi sử dụng
B3: Giữ bình xịt cách 20-30cm rồi xịt đều lên bề mặt thiết bị
B4: Sấy khô hoặc để bề mặt thiết bị tự khô ở nhiệt độ thường, sau đó dùng khăn mềm lau lại
Sẽ cần khoảng 15 phút để hóa chất có thể khô trên bề mặt, và 1 tiếng để khô hoàn toàn. Chỉ tiến hành các thao tác khác sau 1 tiếng đó.
Cách bảo quản hóa chất chống tĩnh điện
- Hóa chất chống tĩnh điện có hạn sử dụng khoảng 6 tháng kể từ ngày sản xuất (nếu được bảo quản ở nhiệt độ từ 5°C đến 30°C)
- Hóa chất phải được bảo quản cẩn thận sau khi mở, không để hở tránh bay hơi
- Nếu đậy nắp không chặt sẽ tạo thành một lớp màng mỏng không tan trong quá trình sử dụng gây khó chịu cho người dùng
- Chất chống tĩnh điện dễ bị đóng băng, không bảo quản chúng ở nhiệt độ dưới 5°C. Không sử dụng chất chống tĩnh điện bị đông lạnh
- Nhiệt độ tối đa mà hóa chất chống tĩnh điện có thể chịu được là 50°C. Nhiệt độ 50°C không ảnh hưởng đến tính chất hóa học của sản phẩm