Tia cực tím ngăn ngừa bệnh lao
Theo 1 nghiên cứu được công bố trên PloS Medicine.1, đèn cực tím có thể làm giảm sự lây lan của bệnh lao ở phòng bệnh và phòng chờ lên đến 70%
Theo 1 nghiên cứu được công bố trên PloS Medicine.1, đèn cực tím có thể làm giảm sự lây lan của bệnh lao ở phòng bệnh và phòng chờ lên đến 70%
Nghiên cứu về việc lây truyền bệnh lao từ bệnh nhân mắc bệnh sang lợn guinea cho thấy rằng, việc lắp đặt đèn cực tím C (UVC) đơn giản trong bệnh viện có thể giúp giảm lây truyền bệnh lao, bao gồm cả các chủng kháng thuốc.
Theo tổ chức Y tế thế giới - WHO, mỗi năm có hơn 9 triệu người bị nhiễm bệnh lao và gần 2 triệu người chết vì căn bệnh này. Tỷ lệ nhiễm trùng đặc biệt cao ở những nơi mà người bệnh dễ bị tổn thương tụ tập đông người như bệnh viện, nhà tạm trú và nhà tù.
Các nghiên cứu từ Đại học Hoàng gia London, Đại học Leeds, Bệnh viện Nacional Dos de Mayo, Lima, Perú và các tổ chức quốc tế khác cho thấy, lây lan chủ yếu qua nhiễm nước, vi khuẩn có thể bị tiêu diệt bằng cách treo 1 đèn UVC được che chắn từ trần nhà.
Ánh sáng từ UVC có thể giết chết vi khuẩn lao, bao gồm các chủng kháng thuốc, bằng các tấn công vào DNA của chúng để chúng không thể lây nhiễm cho người hoặc phát triển hoặc tiếp tục phân chia. Đèn có thể được sử dụng ở cường độ cao hơn để khử trùng xe cứu thương và các phòng mổ.
Kế hoạch đã được tiến hành để lắp đặt đèn UV ở phía trên các phòng khám ngực tại Bệnh viện St Mary, London – Đây cũng là bênh viện đầu tiên được lắp đặt tại Vương quốc Anh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đèn UVC có thể là một biện pháp tiết kiệm chi phí. Hiện tại, một đèn trần UVC thường có giá khoảng 350$ và bóng đèn thay thế có giá từ 25$. Các nhà sản xuất đang nghiên cứu để phát triển các loại đèn có giá phải chăng hơn, từ 100$.
Tác động của đèn UVC là lớn nhầt khi kết hợp với việc kiểm soát luồng không khí lưu thông. Tiến sĩ Cath Noakes đến từ Khoa Kỹ thuật, Đại học Leeds cho rằng:”Đèn phải được đặt đủ cao để đảm bảo bệnh nhân và nhân viên y tế không bị phơi sáng quá mức, nhưng nếu chỉ dựa vào đèn thì hiệu quả sẽ không cao”. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, các hệ thống thông gió cần tạo ra luồng không khí được xử lý liên tục về phía bệnh nhân và có thể mang không khí bị nhiễm khuẩn về phía đèn”
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Wellcome Trust, Sir Halley Stewart Trust, Sir Samuel Scott of Yews Trust, Proyecto Vigia (USAID) và tổ chức từ thiện Đổi mới vì sức khỏe và phát triển (IFHAD).
Nguồn: Cleanroomtechnology.com