Trong các bộ lọc, có một yếu tố mà chúng ta cần quan tâm đó là sức cản và yếu tố này thường được đo bằng độ chênh áp. Vậy chênh áp trong bộ lọc có những đặc điểm gì? Và chênh áp ban đầu, chênh áp cuối của các bộ lọc có yêu cầu như thế nào? Thiết bị phòng sạch VCR sẽ chia sẻ cho bạn trong bài viết này.

Chênh áp của các bộ lọc

Khi không khí đi qua bộ lọc khiến cho áp suất giữa 2 môi trường 2 bên bộ lọc có sự thay đổi, giá trị chênh áp giữa 2 môi trường đó được coi là chênh áp của lọc.

Sức cản ban đầu và sức cản cuối của các bộ lọc luôn là một yếu tố được quan tâm khi lựa chọn các loại lọc. Trong quá trình lọc không khí sự tích tụ của các hạt bụi sẽ gây ra lực cản ngày các lớn. Khi đạt đến mức lực cản cuối cùng thì bộ lọc đã bị hỏng.

chênh áp lọc

Không khí đi qua bộ lọc

Nếu tiếp tục sử dụng các bộ lọc đang ở mức chênh áp cuối (lực cản cuối) thì rất dễ gây ra ô nhiễm thứ cấp cho phòng sạch. Và giá trị chênh lệch áp suất này được đo bằng thiết bị đo chênh áp được lắp đặt trước và sau bộ lọc, thường chúng ta sẽ sử dụng đồng hồ chênh áp để thực hiện công việc này. Khi chênh áp thực tế bằng hoạc lớn hơn chênh áp cuối của bộ lọc thì nên thực hiện việc thay thế bộ lọc.

Chênh áp ban đầu và chênh áp cuối của các bộ lọc

Chênh áp ban đầu của bộ lọc

Khi đặt bộ lọc trên đường di chuyển của luồng không khí được tạo ra bởi quạt, nếu muốn luồng không khí này đi qua được bộ lọc thì yếu tố tiên quyết là tốc độ của luồng khí phải thắng được lực cản của bộ lọc. Tức là áp suất mà dòng không khí tạo ra phải thắng áp suất cản của bộ lọc, do đó tạo ra một mức độ chênh áp, còn gọi là chênh áp ban đầu của lọc.

Các loại bộ lọc khác nhau với các cấp độ lọc khác nhau sẽ có chênh áp lọc ban đầu khác nhau do đặc thù cấu tạo của lọc để cho phép hạt bụi có kích thước bao nhiêu đi qua nó.

Chênh áp đầu của các loại lọc thông thường như sau:

  • Lọc thô: độ tổn áp ban đầu thường từ 17-42Pa.
  • Lọc tinh: độ tổn áp ban đầu thường từ 55-160Pa.
  • Lọc Hepa: độ tổn áp ban đầu thường từ 250-350Pa

Chênh áp cuối của bộ lọc

Sau một thời gian sử dụng, tùy vào môi trường, lọc sẽ đạt đến một độ tổn áp nhất định thì khi đó chúng ta cần phải thay thế lọc. Có thể nói từ độ chênh áp đầu đến chênh áp cuối là tuổi thọ, thời gian sử dụng của bộ lọc.

Chúng ta đều biết rằng lọc khí là vật tư tiêu hao, sau 1 thời gian sử dụng, lọc càng ngày càng bẩn, các hạt bụi sẽ bịt kín lọc, không cho phép không khí đi qua, có nghĩa lực cản của lọc ngày càng lớn và muốn cho không khí tiếp tục qua lọc ta cần áp suất càng ngày càng lớn đặt lên lọc.

chênh áp đầu và chênh áp cuối của bộ lọc

Đến một giới hạn nhất định, ta phải thay lọc, nếu không sẽ xảy ra các hiện tượng như: rách lọc, bục đường ống, không có không khí đáp ứng cho hệ thống phòng sạch…. Và bộ lọc sẽ hoạt động không hiệu quả được như thời gian ban đầu sử dụng.

Chênh áp cuối của các loại lọc:

  • Lọc thô: tổn áp cuối thường từ 200-250Pa
  • Lọc tinh: tổn áp cuối thường từ 400-450Pa
  • Lọc Hepa: tổn áp cuối thường từ 500-750Pa

Ngoài ra, mỗi một kích thước lọc khác nhau sẽ có một lưu lượng khác nhau. Kích thước càng lớn thì lưu lượng cho phép đi qua càng lớn. Đối với những công trình không có nhiều không gian để lắp đặt các bộ lọc thì chúng ta cần sử dụng các bộ lọc có thể tạo ra lưu lượng lớn. Bằng cách cùng một kích thước lọc nhưng tăng diện tích lọc lên (nhờ việc tăng diện tích media, gấp nếp nhiều media hơn).

Các bộ lọc có thể ứng dụng trong những môi trường khác nhau tương ứng với mỗi loại lọc khác nhau như môi trường nhiệt độ cao ( dùng lọc thô chịu nhiệu, lọc HEPA chịu nhiệt, …), môi trường chịu dầu, môi trường độ ẩm, ….

Bạn có thể xem: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lọc HEPA

Đồng hồ đo chênh áp lọc

Hiện tại, phương pháp tốt nhất để phát hiện bộ lọc là sử dụng phương phát hiện hạt, phát hiện chênh lệch áp suất không thể phát hiện hiệu quả bộ lọc và liệu có rò rỉ hay không. Do đó, ngay cả khi đạt đến sự chênh lệch áp suất, bộ lọc vẫn có thể bị lỗi. Tuy nhiên, chênh lệch áp suất hiện tại của bộ lọc hiệu suất cao thường nằm trong khoảng 500Pa.

Các đồng hồ chênh áp với thiết kế có một màng ngăn rất nhạy để phản ứng với những thay đổi của áp suất. Khi có áp lực tác động lên màng ngăn, nam châm sẽ phản ứng tương ứng và di chuyển đến áp suất thích hợp. Thông thường chúng ta sẽ sử dụng đồng hồ chênh áp để đo chênh lệch áp của các bộ lọc. Thiết bị này sẽ có 2 đầu vào cho hai môi trường và đo chênh áp của hai môi trường này.

Các dải đo chênh áp dùng để đo chênh áp cho bộ lọc như sau:

Tùy loại lọc mà chúng ta lựa chọn đồng hồ có dải đo phù hợp, các bộ lọc HEPA sẽ có chênh áp cao hơn, sau đó đến lọc trung cấp (medium filter) và lọc thô (pre filter).

đồng hồ chênh áp lọc

Đồng hồ đo chênh áp lọc

Nếu cần các đồng hồ chênh áp cho bộ lọc, thì đừng ngần ngại liên hệ với Thiết bị phòng sạch VCR nhé. VCR là đơn vị cung cấp đồng hồ chênh áp hàng đầu thị trường, đa dạng dải đo, đạt kiểm định, hiệu chuẩn và cung cấp các tài liệu tuân thủ GMP. Ngoài ra các đồng hồ chênh áp tại Thiết bị phòng sạch VCR sẽ được bảo hành 1 đổi 1 trong 12 tháng, giao hàng nhanh toàn quốc.

Từ khóa: