Vậy hệ thống Chiller là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Cùng tìm hiểu với Thiết bị phòng sạch VCR ngay sau đây nhé.

1. Chiller là gì?

Chiller là máy sản xuất nước lạnh cung cấp tới tải của công trình. Thường được lắp đặt cho nhà máy, nhà xưởng hoặc trung tâm thương mại.

Hệ thống Chiller (Chiller System) hay còn gọi là hệ thống điều hòa trung tâm. Chúng sinh ra nguồn lạnh để làm lạnh các loại thực phẩm, đồ vật; sản xuất nước lạnh trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm, dùng nước để làm chất tải lạnh. Nước đưa vào sẽ được làm lạnh qua bình bốc hơi (thường là vào 12℃ và ra 7℃)

2. Cấu tạo của Chiller

Các thành phần chính của máy làm lạnh Chiller bao gồm: Máy nén; Bình ngưng; Dàn bay hơi; Van tiết lưu; Bộ nguồn; Bộ điều khiển và Hộp nước.

cấu tạo chiller
Cấu tạo và Chu trình hoạt động của Chiller 

Dưới đây nội dung chi tiết về các thiết bị này:

2.1. Máy nén

Máy nén là động cơ chính (được đặt giữa dàn bay hơi và dàn ngưng tụ) nó tạo ra sự chênh lệch áp suất để di chuyển môi chất lạnh xung quanh hệ thống. Có nhiều thiết kế khác nhau của máy nén làm lạnh, phổ biến nhất là máy nén kiểu ly tâm, trục vít, xoắn ốc, trục quay và kiểu piston. Mỗi loại đều có những đặc điểm khác nhau. Máy nén có thể rất ồn, âm thanh phát ra liên tục với âm lượng cao, vì thế nên đeo thiết bị bảo vệ thính giác khi ở gần máy làm lạnh.

2.2. Bình ngưng

Được đặt sau máy nén và trước van tiết lưu. Mục đích của bình này là loại bỏ nhiệt từ chất làm lạnh được thu nhận trong dàn bay hơi. Có hai loại bình ngưng chính: làm mát bằng không khí và làm mát bằng nước.

Bình được làm mát bằng nước sẽ lặp lại chu trình “nước ngưng” giữa tháp giải nhiệt và bình ngưng, chất làm lạnh đi vào bình ngưng từ máy nén, sẽ truyền nhiệt của nó sang nước sau đó  vận chuyển lên tháp giải nhiệt và bị loại khỏi tòa nhà. Chất làm lạnh không trộn lẫn với nước, mà chúng được ngăn cách bởi thành ống, nước chảy bên trong ống và chất làm lạnh chảy ra bên ngoài.

Bình ngưng làm mát bằng không khí vận hành khác hơn một chút, chúng không sử dụng tháp giải nhiệt mà thay vào đó thổi không khí qua các ống bình ngưng lộ ra ngoài với chất làm lạnh chảy ở bên trong ống.

2.3. Van tiết lưu

Van tiết lưu nằm giữa dàn ngưng và dàn bay hơi. Mục đích là để làm dãn nở chất làm lạnh khi đi qua van. Quá trình này cũng làm giảm áp suất và giúp cải thiện việc giảm nhiệt từ dàn bay hơi.

2.4. Dàn bay hơi

Dàn bay hơi hay dàn lạnh Chiller là thiết bị trao đổi nhiệt giữa Gas lạnh sôi ở áp suất, nhiệt độ thấp và môi trường cần làm lạnh.

Dàn bay hơi nằm giữa van tiết lưu và máy nén. Mục đích của nó là thu nhiệt từ tòa nhà rồi di chuyển nhiệt này vào môi chất lạnh để đưa đến tháp giải nhiệt hoặc làm mát bằng không khí, tùy thuộc vào loại máy làm lạnh. Nước sẽ nguội đi khi nhiệt được chiết xuất bởi chất làm lạnh, “nước lạnh” này sau đó được bơm xung quanh tòa nhà để cung cấp điều hòa không khí, rồi quay trở lại dàn bay hơi với lượng nhiệt tăng thêm từ tòa nhà.

2.5. Bộ nguồn

Bộ nguồn được gắn trực tiếp vào máy làm lạnh hoặc có thể được tách rời và gắn vào tường ở một vị trí khác và nối máy bằng dây cáp điện đến máy làm lạnh. Bộ nguồn được dùng để điều khiển dòng điện đến máy làm lạnh. Chúng thường chứa bộ khởi động, bộ ngắt mạch, bộ điều khiển tốc độ và thiết bị giám sát công suất.

2.6. Bộ điều khiển

Bộ điều khiển thường được gắn trên máy làm lạnh. Mục đích là theo dõi các khía cạnh khác nhau của hiệu suất máy làm lạnh và kiểm soát những khía cạnh này bằng cách thực hiện các điều chỉnh. Bộ phận điều khiển sẽ tạo ra các cảnh báo cho đội ngũ kỹ thuật và tự động ngắt điện hệ thống một cách an toàn để tránh làm hỏng thiết bị. Các hệ thống BMS cũng thường kết nối với bộ điều khiển để có thể điều khiển và giám sát từ xa.

2.7. Hộp nước

Hộp nước được lắp vào dàn bay hơi và dàn ngưng của thiết bị làm lạnh bằng nước. Mục đích của bộ phận này là để dẫn dòng nước một cách hiệu quả. 

3. Hệ thống điều hòa trung tâm nước (Water Chiller)

3.1. Hệ thống Chiller gồm những gì?

Cấu tạo của một hệ thống điều hòa không khí trung tâm Chiller gồm 5 phần cơ bản như sau:

3.1.1. Cụm trung tâm nước Water Chiller

Cụm Water Cooled Chiller
Cụm Water Cooled Chiller
  • Đây là trung tâm của hệ thống Chiller. Thiết bị này có giá cả cao nhất và cũng tiêu tốn điện năng nhiều nhất.
  • Sản xuất theo công suất cho sẵn.
  • Tính toán và lựa chọn thiết bị này không phức tạp như các phần khác. Chúng được chọn dựa vào những yêu cầu về hiệu quả làm lạnh. Máy nén gas, hiệu suất làm việc và loại gas hoặc lựa chọn theo yêu cầu về chất tải lạnh, gắn bơm nhiệt,…
  • Những thương hiệu cung cấp cụm water cooled chiller nổi tiếng: York, Trane, Carrier, Hitachi,…

3.1.2. Hệ thống bơm và đường ống nước

Hệ thống bơm:

  • Có chức năng bơm nước lạnh qua Chiller đến tải sử dụng trực tiếp. Hiệu suất làm lạnh sẽ tốt hơn nếu mỗi Chiller có máy bơm riêng và dùng cho nhà cao tầng có độ ồn không lớn, cột áp thấp (do sự cân bằng tuần hoàn kín giữa cột áp đi và cột áp về)
  • Lượng nước bơm vào hệ thống không được tăng, giảm thất thường, giữ ổn định công suất bằng biến tần (nếu hệ thống chung không kết hợp khoa học)
  • Để chọn công suất cho máy bơm phải dựa vào lượng nước và cột áp nước. Việc tính cột áp bơm nước sẽ tương đối phức tạp do nhiều thông số. Do đó, để có kết quả đúng nhất thì phải dùng phần mềm.

Đường ống nước:

  • Nó được cấu tạo từ thép đen, không truyền nhiệt với nước lạnh. Đường ống này dẫn ra cooling tower. Gần đây, người ta đã bắt đầu thay thế ống thép bằng ống nhựa PPR và đang có phản hồi rất tốt.
  • Tùy vào lưu lượng nước nó chứa được để lựa chọn đường ống. Trường hợp đường ống nhỏ sẽ gây hao phí áp suất lớn và đường ống cũng chịu sức ép không hề nhỏ. Còn tình huống đường ống quá to thì giá cả hệ thống sẽ tăng cao.

3.1.3. Hệ Thống tải sử dụng Trực Tiếp: AHU, FCU, PAU,...

  • AHU: là một thiết bị trao đổi và xử lý nhiệt ẩm trong hệ thống Chiller, tạo độ sạch không khí. Chúng có nhiều ống gió phụ khác nhau để đi vào không gian điều hòa. Thiết bị này có rất nhiều dàn coil ống đồng, lớp lọc bụi theo yêu cầu xử lý cho những không gian lớn.
  • FCU: sử dụng cho nhiều phòng nhỏ hay những khu vực nhỏ mà hệ thống ống gió của AHU không thể tới được và cũng có thể lắp đặt hệ thống này tại những nơi có yêu cầu riêng về độ ẩm, nhiệt độ khác với AHU sẵn có. Nhưng thiết bị này không có khả năng xử lý nhiệt tốt như AHU. Vì thế, nếu yêu cầu quá cao thì nên sử dụng thêm PAU lắp bên ngoài và nối ống gió cho FCU.
  • PAU: hệ thống này cấp gió khô hơn so với không khí trong điều hòa, nghĩa là độ khô chứ không phải độ ẩm tương đối. Luôn cấp gió nhiệt độ thấp khi có thể sẽ giảm được kích thước của Indoor Unit hoặc FCU.

3.1.4. Hệ Thống tải sử dụng Gián tiếp

Hệ Thống đường ống gió thổi qua phòng cần điều hòa, Các van điều chỉnh ống gió, miệng gió: VAV, Damper.v.v.

  • Hòa trộn gió hồi và gió tươi, lượng gió này sẽ được đưa vào AHU hoặc FCU để xử lý theo đúng yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm của không gian điều hòa.
  • Có nhiều phương pháp để tính toán cho hệ thống ống gió (phương pháp ma sát đồng điếu phổ biến nhất)
  • Dễ dàng lựa chọn được số lượng miệng gió cũng như kích thước mỗi nhánh.
  • Tính toán không quá phức tạp do dễ dàng lựa chọn được số lượng miệng gió cũng như kích thước mỗi nhánh.. Thông số chủ yếu là lưu lượng gió và độ ồn yêu cầu nên dễ dàng tra cứu được. Điều khó khăn nhất là thể hiện trên bản vẽ 2D/3D để ra thông số chính xác nhất cho nhà đầu tư.
  • Ngoài ra còn có hệ thống ống gió khác như ống gió hồi, ống gió thải, ống gió tăng áp cầu thang,...

Xem thêm: AHU và FCU

3.1.5. Hệ Thống Bơm và tuần hoàn nước qua Cooling Tower (nếu có) đối với chiller giải nhiệt nước.

  • Tất các thiết bị: AHU, FCU, PAU, Chiller,... đều hoạt động độc lập bằng bộ điều khiển DDC và nó có thể nhận tín hiệu cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng gió và nước,... được lập trình điều chỉnh sẵn bằng máy tính có tích hợp cổng truyền thông.
  • DDC có kết nối với máy chủ qua chuẩn giao tiếp. Từ đó, máy chủ có thể nhận biết hệ thống nào đang hoạt động và quản lý tình trạng hoạt động đó theo yêu cầu của người quản lý.
  •  Việc cài đặt điều khiển phải đảm bảo các thiết bị có thể giao tiếp với nhau và kết nối máy tính với phần mềm BMS riêng. Đa số là do một công ty điều khiển và sử dụng một dòng hàng điều khiển chuyên dùng riêng (ví dụ: thiết bị delta,...).

3.2. Mô hình hệ thống điều hòa trung tâm Chiller

Dưới đây là mô hình hoạt động của hệ thống điều hòa Chiller giải nhiệt nước trong 4 vòng tuần hoàn:

4 vòng tuần hoàn chiller

  • Vòng tuần hoàn đỏ: là vòng nước nóng bơm vào cooling tower để tỏa nhiệt ra môi trường.
  • Vòng tuần hoàn màu xanh: là vòng gas lạnh trong cụm water chiller.
  • Vòng tuần hoàn màu tím nhạt: là vòng nước lạnh được bơm đến AHU, FCU, PAU, PHE,...v.v.
  • Vòng tuần hoàn màu vàng: là vòng tuần hoàn của hệ thống ống gió thổi vào phòng được điều hòa.

3.3. Chiller trong hệ thống Water Chiller

Trong hệ thống Water Chiller thì Chiller đóng vai trò trung tâm của cả hệ thống và chia hệ thống thành 2 pha rõ ràng như sau:

Pha làm lạnh: Bình bay hơi của Chiller cùng các thiết bị như AHU, FCU

Pha giải nhiệt: Bình ngưng tụ và Cooling Tower

4. Phân loại Chiller

Chiller thường có 2 loại chính là: Chiller giải nhiệt gió và Chiller giải nhiệt nước.

phân loại chiller
Chiller giải nhiệt gió và Chiller giải nhiệt nước
  • Chiller giải nhiệt nước: là loại phổ biến hơn, có công suất lớn, thích hợp với các công trình lớn hoặc rất lớn.
  • Chiller giải nhiệt gió: Công suất hoạt động nhỏ, thích hợp với các công trình yêu cầu công suất nhỏ và những nơi sử dụng nước bị nhiễm phèn.

Ngoài ra việc phân loại hệ thống này có nhiều cách khác nhau như sau:

  • Theo máy nén như: Piston, trục vít, xoắn ốc, ly tâm…
  • Theo thiết bị ngưng tụ như water-cooled
  • Thiết bị hồi nhiệt (Heat recovery)
  • Loại lưu lượng qua bình bay hơi không thay đổi hoặc thay đổi lưu lượng nước
  • Ngoài ra, có thêm loại Chiller hấp thụ.

5. Nguyên lý hoạt động của Chiller

Chiller System hoạt động dựa trên nguyên lý nhiệt học. Nước từ trạng thái khí ngưng tụ chuyển sang dạng lỏng; từ lỏng đông đặc thành rắn.

Chất rắn khi chuyển sang trạng thái lỏng rồi sang khí sẽ có tính chất thu nhiệt (nghĩa là lấy nhiệt từ môi trường xung quanh làm cho nó lạnh đi). Trong quá trình Chiller vận hành, Gas lạnh lỏng bay hơi, thu nhiệt từ nước làm cho nước bị mất nhiệt và lạnh đi.

Sau đó, ở quá trình ngược lại: gas ở trạng thái áp suất thấp sẽ bị nén lại bởi máy nén ga lạnh. Dàn ống đồng thổi gió hay từ cooling water đưa gió vào để làm thành gió lạnh thì gas sẽ được tỏa nhiệt hoàn toàn để chuyển sang dạng lỏng (hiện tượng thu nhiệt). Tất cả nằm trong một chu trình kín và hệ thống được điều chỉnh bằng van tiết lưu.

6. Ưu và nhược điểm của hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Chiller 

6.1. Ưu điểm

  • Công suất dao động không hề nhỏ: Từ 5 ton đến hàng nghìn ton (với chiller giải nhiệt nước)
  • Hệ thống ống nước lạnh gọn, nhẹ và có thể lắp đặt cho các tòa nhà cao tầng hay những nơi có không gian lắp đặt ống nhỏ
  • Hệ thống hoạt động ổn định, bền và có tuổi thọ cao
  • Hệ thống có nhiều cấp giảm tải, cho phép điều chỉnh công suất tùy theo phụ tải bên ngoài. Một máy thường có từ 3 – 5 cấp giảm tải. Còn đối với những hệ thống lớn, người ta thường dùng nhiều cụm máy nên tổng số cấp giảm tải có thể lớn hơn nhiều.
  • Thích hợp với mọi công trình từ những công trình nhỏ, đến lớn hoặc rất lớn
  • Tiết kiệm điện năng, chi phí
  • Nhiệt độ ổn định
  • Công suất phù hợp với yêu cầu của khách hàng

6.2. Nhược điểm

  • Lắp đặt và vận hành khá phức tạp, yêu cầu người có chuyên môn.
  • Một số hệ thống phải mất không gian vị trí đặt máy dưới tầng hầm
  • Phải có phòng máy riêng & người chuyên trách phục vụ.
  • Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng không đơn giản
  • Tiêu thụ điện năng cho một đơn vị công suất lạnh cao, đặc biệt khi tải non.

7. Ứng dụng của Chiller

Chiller là một hệ thống làm lạnh hiện đại được ứng dụng phổ biến ở các ngành công nghiệp nước ta hiện nay. Ví dụ như…

7.1. Trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa

chiller trong sản xuất nhựa
Chiller trong sản xuất nhựa

Trong ngành này, hệ thống này làm mát nhựa nóng sau khi được tiêm, thổi, ép đùn hoặc đóng dấu và nó cũng có thể hạ nhiệt những thiết bị được sử dụng để tạo ra sản phẩm nhựa (thủy lực của máy đúc, hộp số,... ) mà vẫn tiết kiệm năng lượng và sự hao mòn của máy riêng của mình.

7.2. Sản xuất sữa, bia, đồ uống,...

Trong sản xuất sữa: 

  • Sữa sau khi được lấy sẽ được đưa vào bồn lạnh ở nhiệt độ thấp hơn 40 nhờ máy lạnh Chiller.
  • Sau khi trải qua các công đoạn chế biến, sữa được làm nóng lên từ 40-900. Tuy nhiên, khi bước vào quá trình đóng hộp, sữa cần phải trải qua khâu làm lạnh trong thời gian cho phép để đảm bảo chất lượng sữa. Quá trình làm lạnh sữa được chú trọng hàng đầu vì nó quyết định đến sản phẩm đầu ra đạt chất lượng như mong muốn hay không. Vì thế, cần phải nhờ đến máy Chiller làm lạnh nước để khắc phục tình trạng chờ đợi lâu trong quá trình sản xuất. Máy làm lạnh nước là loại máy tạo ra nguồn nước lạnh hỗ trợ bồn chứa sữa tươi giảm từ nhiệt độ nóng 90 thành nhiệt độ nguội ở 30.

Bên cạnh đó, hệ thống này còn có vai trò quan trọng ở khâu đóng gói, làm vỏ hộp để đựng sữa.

  • Hệ thống máy nén khí thổi keo nhựa, ép chặt để định hình khuôn (ở công đoạn tạo khuôn nhựa cho ly đựng sữa)
  • Hệ thống Chiller làm lạnh:
  • Giúp khuôn không bị nóng khi truyền nhiệt
  • Nhờ lượng nước mát được cung cấp bởi máy này, giúp giải nhiệt tốt cho khuôn, giảm thiểu tối đa thời gian chờ để làm mát khuôn, giữ cho khuôn không bị dính, thành phẩm tăng lên.

Trong sản xuất bia, đồ uống,...

  • Sản xuất bia có quy trình nghiêm ngặt theo yêu cầu và buộc phải được làm lạnh thì chất lượng đầu ra mới được đạt tiêu chuẩn. Vì thế, hệ thống Chiller giải nhiệt nước ở các nhà máy sản xuất bia hiện nay không thể thiếu, nó có mặt ở các giai đoạn được xem là quan trọng nhất trong quá trình tạo ra sản phẩm đồ uống lên men.

Thiết bị này tham gia vào những quá trình sau:

  • Làm lạnh dung dịch đường: Khi nấu xong, dung dịch đường có nhiệt độ khoảng 80, cần phải hạ xuống khoảng 6-8 để lên men trong thời gian ngắn, nếu thời gian kéo dài thì vi sinh vật phát triển ảnh hưởng đến chất lượng bia. 
  • Lên men bia: Chiller sẽ làm giảm nhiệt độ tỏa ra khi lên men bia. Từ đó, giúp chuyển hóa đường Houblon thành bia nhờ tác động của nấm men.
  • Bảo quản nhân men giống: Hệ thống này bảo quản men giống trong các thùng chứa đặc biệt ở nhiệt độ thấp.
  • Ngoài ra, chúng còn giúp làm lạnh nước, làm lạnh đường hầm bảo quản thùng lên men và điều hòa hiệu quả.

7.3. Công nghiệp HVAC, in ấn,…

HVAC

  • Là một hệ thống điều hòa có quy mô lớn với mục đích là làm mát cho các tòa nhà, các ứng dụng công nghiệp,... Hệ thống này không khó để thay thế hoặc duy trì và thời gian sử dụng lâu (10-20 năm), hiệu quả chi phí năng lượng không quá cao. .

In ấn: 

  • Máy làm lạnh không chỉ loại bỏ nhiệt sinh ra do tác động của các con lăn trong quá trình in ấn mà nó còn có tác dụng làm nguội giấy sau khi nó đi ra khỏi lò sấy mực trong quá trình này.

7.4. Y tế công nghiệp – hệ thống MRI

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp thu hình ảnh các cơ quan trong cơ thể sống của con người. Trong ngành y tế, thiết bị này thường được sử dụng để phân biệt mô bệnh học, nghĩa là một khối u não, từ các mô bình thường. Trong trường hợp này, Chiller được dùng để loại bỏ nhiệt từ máy MRI rồi chuyển nó vào ete không khí xung quanh hoặc một nguồn nước nào đó như một tháp làm mát.

8. Cách tính công suất lắp đặt máy Chiller giải nhiệt

Thông thường, các nhà máy sử dụng 2 phương pháp tính công suất lắp đặt máy làm lạnh nước dưới đây:

8.1. Tính theo thông số có sẵn

Trên sách hướng dẫn (catalogue) của Chiller đã có sẵn các thông số:

  • Công suất lạnh yêu cầu của máy: Qll (Kw lạnh)
  • Lưu lượng nước lạnh : m3/h, lít/phút..
  • Nhiệt độ nước lạnh cần duy trì: ℃ và °F

Ta có công thức tính: Q = 4,186*At*Qll/3.6 (KW lạnh)

Trong đó:

  • At: mức chênh lệch nhiệt độ của nhựa lúc vẫn đang ở trạng thái nóng chảy và sau khi được làm lạnh.

Với dây chuyền đang dùng tháp giải nhiệt muốn chuyển đổi sang dùng Chiller ta chọn công suất như sau:

Ví dụ: Tháp giải nhiệt có công suất 20 Tons với nhiệt độ nước vào là 30 và ra là 35 suy ra để giảm 5 cần 20 Tons lạnh; Vậy muốn nước vào 20 ra 25 cần Chiller 40 Tons lạnh.

cách tính công suất của Chiller

8.2. Tính theo công suất lạnh cho máy

Ta có công thức sau: Q = Cp.At.M/3600 (Kw lạnh)

Trong đó:

  • At: mức chênh lệch nhiệt độ của nhựa lúc vẫn đang ở trạng thái nóng chảy và sau khi được làm lạnh. Thường sẽ lấy At = 200°C (mức chênh lệch tốt nhất từ 230°C xuống 30°C).
  • Cp: nhiệt dung riêng của nhựa.
  • M: năng suất sản phẩm trong một giờ (đơn vị tính: Kg).

Một số lưu ý khi tính công suất Chiller

  • Cần phải tính dư công suất, vì sau khi đưa vào sử dụng, máy cũ dần và công suất máy hoạt động sẽ giảm.
  • Cần tính thêm máy dự phòng để đảm bảo hoạt động sản xuất vẫn diễn ra liên tục dù máy chính xảy ra sự cố. Ngoài ra, phương án dự phòng còn cho phép bạn chạy luân phiên. Giúp các máy có thời gian nghỉ ngơi; từ đó làm tăng tuổi thọ cho máy về hệ thống điện.

9. Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống Chiller

Hiện nay, Chiller là sự lựa chọn của nhiều khu công nghiệp, nhà xưởng, khách sạn,… Vì nó làm cho máy móc hoạt động hiệu quả và không gặp những lỗi do nhiệt độ tăng lên. Tuy nhiên, để các thiết bị vận hành đảm bảo hiệu quả thì người sử dụng phải chú ý một số điều sau khi lắp máy Chiller:

  • Lựa chọn vị trí lắp đặt máy thích hợp

  • Kết nối ống nước với hệ thống

  • Lắp đặt hệ thống điện

Ngoài ra, vấn đề về chất lượng của hệ thống này cũng được chú trọng, vì khi lựa chọn những hệ thống máy Chiller đảm bảo về mặt chất lượng thì có thể yên tâm về năng suất, khả năng vận hành, độ bền cũng như việc bảo trì về sau.

10. Những tiêu chí chọn mua máy Chiller phù hợp

  • Nhà cung cấp uy tín

Khi tìm được nhà cung cấp uy tín, bạn sẽ nhận được sự tư vấn tốt, nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, từ đó việc chọn Chiller phù hợp với quy trình sản xuất hay vận hành của nhà máy dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp sẽ kiểm tra, bảo dưỡng máy Chiller theo định kỳ.

  • Công suất hoạt động mạnh mẽ

Để phục vụ cho việc sản xuất, công suất tối thiểu của máy phải là 100HP trở lên. Nhưng cũng tùy tính chất và quy mô hoạt động của nhà máy, vì có một số nhà máy nhỏ vẫn ưa chuộng dòng Chiller bằng gió có công suất khoảng 30HP phù hợp hơn với các hoạt động sản xuất của mình.

  • Giá thành hợp lý

Tùy vào nhà cung cấp sẽ có những dòng máy với giá cả khác nhau. Trên thị trường, giá máy làm lạnh Chiller thường dao động từ 20 đến 30 triệu đồng.

Ngoài thị trường sẽ có những nơi cung cấp với nhiều mức giá khác nhau, vì thế các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua hàng đồng thời nó là thiết bị có kích thước, giá cả và thời gian sử dụng lâu.

Hi vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích giúp bạn tham khảo và có thêm cho mình những kiến thức về hệ thống Chiller. 

 

Phương.

Từ khóa: