Giới thiệu đồng phục phòng sạch

Đồng phục phòng sạch là loại trang phục được sử dụng trong môi trường phòng sạch có các công việc đặc thù như y tế, chế biến thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm, phòng thí nghiệm, linh kiện điện tử, công nghệ xăng dầu… Các mẫu quần áo phòng sạch thường được yêu cầu khắt khe về chất lượng để đáp ứng đặc thù công việc.

Tầm quan trọng của quần áo phòng sạch

Để đảm bảo sức khỏe của người lao động, cần có trang phục được thiết kế và kiểm định nghiêm ngặt, chống lại các tác nhân ảnh hưởng tới sức khỏe như virus, hóa chất, phóng xạ… Do đó, đồng phục phòng sạch là yếu tố bắt buộc để bảo vệ công nhân hoàn thành công việc tốt nhất.

Vai trò của quần áo phòng sạch

Bảo vệ phòng sạch, ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bẩn hoặc một số chất sinh ra từ cơ thể người lao động,... để nó không làm ô nhiễm phòng.

Bảo vệ bản thân người lao động khỏi những bụi bẩn, hóa chất, nước ô nhiễm khi làm việc.

Bảo quản cho các loại linh kiện, sản phẩm, nguyên vật liệu an toàn

Tạo dựng môi trường làm việc nghiêm túc, nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện,...

Đồng phục phòng sạch bao gồm những gì

(quần áo, giày dép, mũ nón, khẩu trang, găng tay, kính,...)

đồng phục phòng sạch
Một số đồng phục phòng sạch

Những tiêu chuẩn của đồng phục phòng sạch

Đồng phục phòng sạch vừa có khả năng chống lại các tác nhân gây hại, vừa đảm bảo sự thoải mái cho công nhân khi làm việc lại giúp phân biệt các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Vì vậy, tiêu chuẩn thiết kế và may đồng phục phòng sạch nghiêm ngặt và khắt khe hơn các ngành nghề khác.

  • Phát huy những công dụng đặc biệt

Đồng phục phòng sạch phải đảm bảo chống tĩnh điện, chống tất cả các loại bụi, vi khuẩn độc hại, hóa chất lỏng. Vì thế, các doanh nghiệp nên chọn những chất liệu như: vải suyt, kate ford, kaki 65/35, kate silk, kate mật độ cao, kaki và vải chống tĩnh điện.

Nếu môi trường là phòng lạnh thì cần chọn chất liệu 100% polyester, khoảng cách các ô vải 5mm, có sọc carbon chống tĩnh điện. Tùy theo tính chất ngành nghề, môi trường làm việc để chọn chất liệu sao cho phù hợp với ngành nghề của cơ sở đó.

  • Kiểu dáng vừa vặn, thoải mái, không bó sát

Vì chất liệu vải đặc biệt nên đồng phục phòng sạch không được mặc bó sát vào người, nếu may bó sát cũng khiến người mặc khó làm việc, cản trở công việc.

  • Đảm bảo có thể nhận diện

Đồng phục phòng sạch thường được thiết kế với tông màu cơ bản là màu trắng, xanh dương hoặc ghi. Những màu sắc này chống lóa mắt, điều tiết mắt, bổ trợ cho công nhân làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, màu sắc riêng biệt cũng giúp nhận biết người này đang làm ở lĩnh vực nào đó dễ dàng hơn, từ đó có thể trợ giúp ưu tiên khi cần thiết.

Nhân viên làm ở phòng thí nghiệm, bộ phận vô trùng ở bệnh viện thường dùng đồng phục phòng sạch màu trắng.

Nhân viên làm ở bộ phận có tiếp xúc với hóa chất của khu công nghiệp thường dùng đồng phục có màu xanh…

Các mẫu đồng phục phòng sạch

Tùy vào tính chất công việc sẽ có 2 kiểu thiết kế đồng phục phòng sạch thông dụng được các doanh nghiệp lựa chọn:

  • Quần áo phòng sạch liền thân: Kiểu thiết kế áo liền quần phòng sạch, bao kín cơ thể người.
  • Quần áo phòng sạch rời: Áo và quần riêng biệt, độ dài áo thường ngang hông, trên đầu gối hoặc dưới đầu gối.

Các nhà máy sản xuất cần dùng trang phục phòng sạch

  • Phòng sạch dược phẩm: Nhà máy Vinaphaco, dược Hà Tây, dược phẩm OPC, nhà máy Traphaco, dược Hậu Giang, dược Nam Hà, dược Agimexpharm,...
  • Phòng sạch điện tử: nhà máy ABECO, nhà máy GENESISTEK VINA,...

Trên đây là một số kiến thức về đồng phục phòng sạch, hy vọng qua bài viết giúp bạn có được nhiều thông tin bổ ích.

Phương.

Từ khóa: