Giới thiệu sàn chống tĩnh điện

Tại sao cần sử dụng sàn chống tĩnh điện?

Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện.

Tĩnh điện có thể có ảnh hưởng nghiệm trọng tới quá trình và sự an toàn trong khu vực sản xuất:

  • Hiện tượng bám dính (ESA): Các hạt bụi nhỏ bị phân cực ngược lại gần từ trường tĩnh điện, sẽ bị hút vào bề mặt của đồ vật vì lực hút tác động trực tiếp đến quá trình lắp ráp linh kiện điện tử.
  • Gây phóng điện (ESD): làm hư hỏng các thiết bị điện tử, trường hợp tệ hơn có thể gây cháy nổ đối với các ngành công nghiệp nhiên liệu, khí đốt...

Để tạo một môi trường làm việc an toàn chống tĩnh điện, thì sàn chống tĩnh điện là một trong những sản phẩm được sử dụng để giảm thiểu tối đa các rủi ro của hiện tượng tĩnh điện.

Video: Sàn chống tĩnh điện. Tiêu chuẩn chọn sàn chống tĩnh điện là gì?

Sàn chống tĩnh điện

Có nhiều lựa chọn sàn tĩnh điện, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy theo yêu cầu sử dụng của người dùng hoặc điều kiện của từng không gian sản xuất sẽ có các lựa chọn sàn chống tĩnh điện thích hợp.

Sàn chống tĩnh điện

Công dụng và ưu điểm của sàn chống tĩnh điện

Công dụng:

  • Giảm tình trạng trơn trượt khi di chuyển: Sàn chống tĩnh điện có khả năng chống xước, có độ ma sát tốt và có thể hạn chế được sự phát triển của nấm mốc hay các loại vi khuẩn khác
  • Giảm ồn khi đi lại hoặc di chuyển các vật dụng xung quanh
  • Giảm vỡ và nứt góc sàn
  • Kiểm soát nguy cơ phóng tĩnh điện của các thiết bị trong không gian phòng

Ưu điểm:

  • Độ bền và độ ma sát cao, tránh bị trơn trượt hay bị xước
  • Chống hóa chất hay các vi khuẩn, có thể dễ dàng làm sạch nhờ bề mặt trơn nhẵn
  • Nhiều kiểu loại phù hợp với các nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau
  • Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển hoặc bảo quản trong quá trình thi công và sử dụng
  • Đàn hồi tốt, giảm nguy cơ hỏa hoạn
  • Độ bền cao, không nứt vỡ
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với các loại vật liệu thi công khác

Các loại sàn chống tĩnh điện phổ biến

Sàn vinyl chống tĩnh điện

Là sự kết hợp từ các mạch cacbon có thể dẫn tĩnh điện, sàn Vinyl hiện đang là lựa chọn cao cấp nhất so với các loại sàn chống tĩnh điện khác. Tĩnh điện dư thừa sẽ được giải phóng bớt bằng phương pháp ESD, chuyền xuống dưới bề mặt sàn qua các dây đồng.

Sàn vinyl chống tĩnh điện

Sàn nâng chống tĩnh điện

Sàn nâng tĩnh điện được sản xuất từ các cột thép lớn và chắc chắn, tĩnh điện dư thừa cũng sẽ được giải phóng qua những cột thép đó truyền xuống đất. Loại sàn này thường được phủ một lớp bê tông mỏng để tăng khả năng cách nhiệt, cách âm.

Sàn nâng từ chất liệu High Pressure Laminate có lõi thép xi măng dày 0.8 – 2 mm, với khả năng chống cháy, chống mài mòn và có độ đàn hồi cao. Sàn nâng chống tĩnh điện cũng là một lựa chọn kiểm soát mức độ điện tích hiệu quả phổ biến.

Sàn nâng chống tĩnh điện

Sàn nhựa chống tĩnh điện

Các loại sàn nhựa chống tĩnh điện khác là sản phẩm của hỗn hợp nhựa dẻo PVC, gốc Vinyl với các thành phần hóa học từ dầu thô hoặc có trong muối ăn. Sàn nhựa này có độ đàn hồi và chống ma sát ổn. Khi sử dụng. Sàn nhựa có chi phí rẻ và thường được lựa chọn sử dụng trong các môi trường công cộng. Khi sử dụng, sàn nhựa được hàn sâu vào bề mặt sàn

Tiêu chuẩn sàn chống tĩnh điện

Tiêu chuẩn

Sàn chống tĩnh điện muốn được đưa vào thị trường tiêu dùng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Châu Âu:

  • TCVN 10102-2:2013: chất dẻo- tấm poly (vinyl clorua) không hóa dẻo - kiểu loại, kích thước và đặc tính
  • EN 660-2:1999 : Tiêu chuẩn chịu mài mòn
  • EN 434:1994 :Độ ổn định kích thước
  • EN 436 1994 : Khối lượng riêng
  • EN 428:1993 : Độ dày
  • EN 649: Chống mài mòn
  • EN 13893 ClassDS : Chống trơn trượt
  • TCVN 5674-1992: Công tác hoàn thiện trong xây dựng - thi công và nghiệm thu
  • TCXDVN 303-2006: Công tác hoàn thiện trong xây dựng - thi công và nghiệm thu.
  • TCVN 9377-2012: Công tác hoàn thiện trong xây dựng - thi công và nghiệm thu

Chọn sàn chống tĩnh điện

Cách chọn sàn chống tĩnh điện

Sàn chống tĩnh điện có các quy cách sản xuất tiêu chuẩn như sau:

  • Độ dày: 2.0mm / 3.0mz
  • Kích thước: 600mm x 600mm / 610mm x 610mm
  • Sàn phù hợp nhất với môi trường công nghệ điện tử với điện trở 2.5 x 104 ≤ R ≤ 106 ohms / 106 ≤ 108 ohms
  • Có khả năng kháng khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn
  • Chịu nhiệt, chống cháy
  • Sàn vinyl được sử dụng trong các không gian đặc thù như: phòng điện tử, bệnh viện, phòng điều khiển, phòng sạch, …
  • Màu phải sắc nét ngay cả khi nhìn bằng mắt thường , bề mặt được wax khi xuất xưởng để tránh bị trầy xước
  • Được cung cấp bởi đơn vị uy tín, giá thành tương đối cao, có trách nhiệm bảo hành khi sản phẩm không đạt yêu cầu.
  • Thử nghiệm hiệu quả bằng máy đo điện trở, kết quả đo phải trong mức độ cho phép

Ứng dụng sàn chống tĩnh điện

Hiện tượng tĩnh điện có thể xảy ra ở bất cứ đâu, ngay cả trong cuộc sống hàng ngày. Sàn chống tĩnh điện cũng được ứng dụng một cách phổ biến:

  • Nhà máy, cơ sở sản xuất linh kiện điện tử, máy móc, chất bán dẫn
  • Các phòng sạch công nghiệp, phòng thí nghiệm…
  • Môi trường sản xuất hoặc liên quan các hàng hóa dễ cháy nổ (gas, khí đốt…)
  • Bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám
  • Môi trường hàng ngày như trung tâm mua sắm, giải trí, trường học…

Ứng dụng sàn chống tĩnh điện

Ứng dụng sàn chống tĩnh điện

Thi công sàn chống tĩnh điện

Bước 1: Làm sạch mặt sàn

Đây là bước khá quan trọng, mặt sàn được dọn sạch sẽ có thể đảm bảo quy trình thi công được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Sàn nhà cần đảm bảo sàn sạch, không còn các vật cản (đinh, vít...).

Sau khi dọn, mặt sàn bê tông phải được giữ khô thoáng, bằng phẳng; lưu ý nhiệt độ từ 20-25 độ C, độ ẩm tiêu chuẩn 25% trong phòng 48 tiếng trước và sau thi công.

Bước 2: Trải keo dán sàn

Keo được khuấy đều trong khoảng 10 phút rồi mới quét lên bề mặt sàn. Trong thời gian đó, người thi công cũng chuẩn bị tạo điểm chuẩn, điểm mút và đường chuẩn trên sàn.

Chờ khoảng 20-25 phút sua khi đổ keo thì mới tiến hành dán sàn để đảm bảo độ bám dính của keo.

Bước 3: Dán sàn

Tiến hành dán sàn dựa theo các điểm chuẩn, điểm mút và đường chuẩn đã xác định trước đó. Dùng búa cao su gõ nhẹ khắp bề mặt sàn. Sau khoảng 30 phút thì sử dụng 1 con lăn khoảng 50kg lăn đều trên sàn.

Hàn lại các mối nối bằng dây hàn và chất PVC, rồi cắt mối hàn bằng lưỡi dao chuyên dụng.

Thi công sàn chống tĩnh điện

Bước 4: Hoàn thiện và bàn giao

Lau lại sàn sau khi đã dán xong, đảm bảo không còn vết bẩn hay các vật dụng thi công khác. Không sử dụng và để sàn tiếp xúc với ánh nắng trong 1-2 ngày đầu sau thi công.

Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ của sàn chống tĩnh điện?

Làm sạch sàn

Vệ sinh thường xuyên là một phần trong chế độ bảo dưỡng sàn. Đảm bảo các sản phẩm tẩy rửa cũng là loại chống tĩnh điện, vì nếu sử dụng các sản phẩm lau sàn thông thường sẽ có nguy cơ làm tăng khả năng tích tụ tĩnh điện.

Sàn chống tính điện

Lựa chọn loại giày phù hợp

Một trong những lí do gây tích tụ tĩnh điện đến từ việc di chuyển trên sàn với các loại giày các nhiệt, nhất là trong môi trường độ ẩm thấp. Một số loại đế giày tổng hợp và nhân tạo có thể tạo ra rất nhiều tĩnh điện. Công nhân nên tránh sử dụng giày thể thao hoặc các loại giày đế cao su. Trên thị trường hiện nay cũng có các loại giày chống tĩnh điện khác nhau để lựa chọn.

Giày chống tĩnh điện

PN

Từ khóa: