Những tác động của Covid-19 đến ngành công nghiệp mỹ phẩm
Hiện nay, cuộc sống ngày càng được cải thiện khiến cho nhu cầu làm đẹp của con người cũng ngày càng được tăng lên. Vậy nên, ngành công nghiệp làm đẹp đang phát triển một cách nhanh chóng.
Hiện nay, cuộc sống ngày càng được cải thiện khiến cho nhu cầu làm đẹp của con người cũng ngày càng được tăng lên. Vậy nên, ngành công nghiệp làm đẹp đang phát triển một cách nhanh chóng. Nhưng từ khi cả nước áp dụng biện pháp kiểm soát dịch tăng cường (lockdown) cho tới nay các thương hiệu mỹ phẩm đã có nhiều chiến lược kinh doanh được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Các thương hiệu tập trung hơn vào mảng kinh doanh online, doanh số bán hàng trên nền tảng online dự báo sẽ chiếm khoảng 23% chi tiêu làm đẹp trong cuối năm 2021.
Sau đây, VCR sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về thị trường mỹ phẩm và một số thay đổi do Covid-19 tác động đến ngành công nghiệp mỹ phẩm tại Việt Nam.
Những tác động do Covid-19 đến ngành công nghiệp mỹ phẩm
1. Đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử
Không chỉ có ngành làm đẹp mà rất nhiều ngành nghề khác đã chuyển hướng tư duy truyền thống sang tư duy số trong suốt thời gian qua. Tất cả các ngành, từ thực phẩm đến thể dục đã buộc phải áp dụng thương mại điện tử theo những cách thức mới mang tính đột phá. Tuy nhiên, mỹ phẩm là một ngành mà khách hàng muốn được thử, ngửi và lấy mẫu sản phẩm. Vậy chúng ta có thể làm điều đó thông qua màn hình như thế nào?
Câu trả lời có vẻ đang tập trung vào các nỗ lực trong việc tăng cường công nghệ thực tế ảo (AR), mọi thứ, từ tư vấn đến các quầy trang điểm đều có trong không gian ảo. Tuy nhiên, để bán được sản phẩm thông qua điện thoại thông minh thì cần cải tiến hơn nữa hệ thống AR, tối ưu hóa hình ảnh cũng như kèm thêm những video thực tế. Như vậy, khách hàng sẽ có ấn tượng hơn, các sản phẩm chiến lược sẽ được thu hút hơn.
2. Hợp tác chặt chẽ hơn với những đại lý bán lẻ
Tối ưu hóa các kệ hàng online chỉ là một trong những cách mà các thương hiệu đã hợp tác với các nhà bán lẻ. Trong thời gian qua, việc gia tăng các bài đăng giới thiệu sản phẩm trên blog, mạng xã hội đã góp phần đưa sản phẩm tới gần hơn với người tiêu dùng. Việc coi các blog và mạng xã hội của các nhà bán lẻ là một “phương tiện truyền thông” giúp các doanh nghiệp giảm bớt một bước trong chuỗi cung ứng tới khách hàng của mình.
3. Sự thúc đẩy đối với các thương hiệu chăm sóc da
"Mỹ phẩm màu" vốn luôn chiếm ưu thế trong danh mục làm đẹp đã chứng kiến sự sụt giảm doanh số liên tục trong giai đoạn lockdown ở các quốc gia. Ngược lại, ở mảng mỹ phẩm chăm sóc da lại ghi nhận tăng trưởng doanh số.
Đặc biệt là sự phát triển của dòng mỹ phẩm chăm sóc da ngăn chặn ánh sáng xanh. Khi người tiêu dùng liên tục sử dụng các thiết bị công nghệ trong thời gian dài, thì việc chăm sóc da, sử dụng mỹ phẩm có tác dụng hạn chế ảnh hưởng của ánh sáng xanh nhận được sự quan tâm lớn.
4. Tham gia các sự kiện thực tế ảo
Không gian thực tế ảo (VR) đã trở thành xu hướng mới, khi việc tới trực tiếp tại các cửa hàng, trung tâm thương mại bị hạn chế. Mặc dù VR không phải là công nghệ hoàn toàn mới, nhưng trong giai đoạn hiện nay, đây chính là một hình thức quảng bá sản phẩm hiệu quả.
5. Thành công cho các thương hiệu đăng ký (Subscription Brands)
Trong giai đoạn lockdown, việc đi lại mua sắm bị hạn chế, nên người tiêu dùng đã tìm cách đơn giản hóa thói quen mua sắm bằng cách đặt hàng định kỳ. Doanh thu từ việc bán hàng định kỳ cho khách hàng tăng nhiều hơn, và đây cũng là hướng tiếp cận để có thể bán thêm các sản phẩm của mình.
6. Sử dụng các nền tảng mạng xã hội mới
Sự phát triển bùng nổ của Tiktok đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng. Những clip trên Tiktok nhanh chóng tạo xu hướng và những sản phẩm đi kèm giúp các thương hiệu tăng trưởng doanh thu với tốc độ chóng mặt.
Do đó, việc cập nhật xu hướng để sản xuất ra những video quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội mới là một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp đang hướng tới.
Chiến lược quảng cáo tốt đi kèm với chất lượng sản phẩm
Tác động tiêu cực của Covid 19 đến nền kinh tế ngày càng một thể hiện rõ ràng hơn, người dân hiện vẫn đang tập trung vào nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống. Tuy nhiên, việc làm đẹp, chăm sóc da vẫn luôn là ưu tiên của rất nhiều người tiêu dùng. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp mỹ phẩm cần có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh để tồn tại và phát triển trong và sau đại dịch.