USDA

Chứng nhận hữu cơ

Hữu cơ là thuật ngữ để mô tả các sản phẩm thực phẩm:

  • Không hóa chất (chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất bảo quản…)
  • Không dùng giống biến đổi Gen (GMO…)
  • Đa dạng sinh học, thân thiện với môi trường

Thực phẩm sau khi được kiểm định thỏa mãn đủ các yêu cầu trên sẽ được cấp chứng nhận hữu cơ, khẳng định độ sạch, an toàn và các yếu tố tác động tới môi trường.

Ngoài thực phẩm, một số sản phẩm khác như mỹ phẩm cũng có các chứng nhận hữu cơ như USDA, OASIS, ACO…

USDA là gì?

USDA - United States Department of Agriculture là một bộ hành chính liên bang của Hoa Kỳ đặc trách phát triển và thực thi chính sách của chính phủ Hoa Kỳ về nông nghiệp, nông trại và thực phẩm.

USDA là gì

USDA đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với sản phẩm muốn dán nhãn hữu cơ của họ:

  • Nhãn dán “100% hữu cơ” đối với sản phẩm từ 100% thành phần đạt chứng nhận hữu cơ
  • Nhãn dán “Hữu cơ” đối với sản phẩm có ít nhất 95% thành phần đạt chứng nhận hữu cơ, phần còn lại vẫn phải đảm bảo được kiểm định an toàn
  • Nhãn dãn “Được làm từ các sản phẩm hữu cơ” đối với sản phẩm có ít nhất 70% thành phần đạt chứng nhận hữu cơ

Chứng nhận hữu cơ USDA

Là một loại chứng nhận có độ tin cậy cao, yêu cầu sản phẩm phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện chặt chẽ từ bước chọn giống, đất, nước, trồng trọt… sản xuất, chế biến và bảo quản.

USDA yêu cầu sản phẩm không sử dụng các chất bảo quản tổng hợp và chất hóa học… trong suốt quá trình. Doanh nghiệp cũng phải có các hoạt động chứng minh việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.

Các cấp độ USDA

Tiêu chuẩn USDA H1: Là những chất bôi trơn dùng để bôi trơn cho những vị trí có thể xảy ra tiếp xúc ngẫu nhiên với thực phẩm trong quá trình chế biến. Trong trường hợp xảy ra tiếp xúc ngẫu nhiên với thực phẩm thì mức độ cho phép không vượt quá 10/1.000.000 (10mg / 1 Kg thực phẩm).

Tiêu chuẩn USDA H2: Là những chất bôi trơn, được sử dụng để bôi trơn những vị trí không có khả năng xảy ra tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Tiêu chuẩn USDA H3: Là những chất bôi trơn có thể ăn được thỏa mãn tiêu chuẩn FDA 21 CFR 172.860 (dầu ngô, dầu nành…) , dầu khoáng đạt tiêu chuẩn FDA 21 CFR 172.878 và FDA 21 CFR 178.3620(a) và các loại dầu đật chứng nhận tuyệt đối an toàn và không gây tác dụng phụ kể cả đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú do FDA công nhận.

3H là những chất bôi trơn được sử dụng cho những ứng dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Hầu hết những loại dầu mỡ bôi trơn sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm là các sản phẩm đạt tiêu chuẩn NSF H1 và 3H

Doanh nghiệp nào có thể đăng kí đánh giá tiêu chuẩn USDA?

Dưới đây là các đối tượng doanh nghiệp có thể đăng kí đánh giá cấp chứng nhận USDA:

Doanh nghiệp đăng kí USDA

  • Các tổ chức, đơn vị sản xuất, chế biến và kinh doanh cây trồng, chăn nuôi hữu cơ
  • Đơn vị xuất nhập khẩu, môi giới, nhà phân phối… sản phẩm hữu cơ
  • Đơn vị bán lẻ các sản phẩm hữu cơ
  • Tổ chức đang nghiên cứu, phát triển sản phẩm hữu cơ

Các yếu tố doanh nghiệp cần đảm bảo

  • Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, không gây mất cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học
  • Hỗ trợ sức khỏe, y tế, phúc lợi cho vật nuôi
  • Chăn nuôi trong môi trường mở giúp động vật sinh trưởng đúng tập tính, bản năng. Vật nuôi phải luôn được tiếp xúc với khu vực ngoài trời, hạn chế nuôi nhốt quá lâu
  • Chỉ sử dụng các nguyên liệu, thức ăn, thuốc trong danh mục cho phép. Không dùng kháng sinh, kích thích tố, chất tăng trọng, phụ phẩm, thức ăn có thành phần bị cấm, các chất độc hại
  • Không sử dụng các sản phẩm, hạt giống biến đổi gen
  • Trang trại được tái kiểm tra hàng năm bởi Cơ quan chứng nhận được ủy quyền

USDA yêu cầu

  • Đất chăn thả, đất trồng phải đảm bảo không sử dụng chất cấm ít nhất 3 năm trước khi thu hoạch; độ màu mỡ và chất dinh dưỡng phải được cung cấp thông qua việc làm đất, luân canh, xen canh
  • Sử dụng phân bón hữu cơ từ vật nuôi và cây trồng khác, các nguyên liệu tổng hợp trong danh mục cho phép
  • Xử lý sâu hại, cỏ dại bằng các biện pháp vật lý. Nếu biện pháp cơ học không đủ hiệu quả, thì mới được sử dụng các loài sinh vật thiên địch, thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, các chất tổng hợp trong danh mục cho phép

Cần làm gì để đạt chứng nhận hữu cơ USDA?

Chọn giống

Doanh nghiệp cần sử dụng giống cây và giống vật nuôi hữu cơ thuần chủng thì mới đủ điều kiện bước đầu đăng kí xin cấp chứng nhận USDA.

Tiêu chuẩn về đất và nước

Đất nuôi trồng phải đảm bảo ở xa khu dân cư, nhà máy… và không có tồn dư chất cấm (thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp…) trong vòng 3 năm trở lại.

Đất canh tác phải có khả năng đáp ứng dinh dưỡng để cây phát triển tốt mà không cần tới phân bón hóa học (bên cạnh yếu tố sử dụng phân bón hữu cơ).

Nguồn nước không ô nhiễm, tồn dư kim loại nặng và phải được xử lý trước khi sử dụng tưới tiêu và làm thức uống cho vật nuôi.

Chứng nhận USDAXử lý sâu bệnh, dịch bệnh

Doanh nghiệp sử dụng các biện pháp vật lý, cơ học và sinh học để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại hại cây trồng.

Trường hợp dịch bệnh xuất hiện ở vật nuôi, cần tách biệt vật nuôi bị bệnh, không sử dụng kháng sinh và áp dụng các biện pháp cách lý. Vật nuôi bị nhiễm bệnh thường sẽ được cách ly và tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh. Tất cả các quy trình này phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của USDA.

Đối với thịt hữu cơ

Động vật lấy thịt cần tuân thủ những tiêu chuẩn nghiêm ngặt liên quan đến giống, nguồn thức ăn 100% hữu cơ và môi trường sống. Ví dụ, đối với động vật nhai lại như bò phải được thả tự do trên cánh đồng ít nhất 120 ngày trong mùa chăn thả, để chúng có cơ hội sống trong môi trường tự nhiên. Toàn bộ quá trình phải được kiểm soát chặt chẽ, bao gồm việc đảm bảo động vật không sử dụng kháng sinh hay hormone tăng trưởng.

Các quy trình giết mổ và chế biến phải tuân thủ tất cả các quy định và tiêu chuẩn chi tiết từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Chứng nhận USDA

Đối với các sản phẩm chế biến

Sản phẩm chế biến không được chứa chất bảo quản, hương liệu… Toàn bộ đều phải trải qua quá trình phê duyệt.

Quy trình xin chứng nhận USDA

Tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn USDA

Chứng nhận USDA có 3 dạng con dấu ứng với 3 lĩnh vực công nghiệp, gồm các tiêu chí:

  • Cây trồng hữu cơ: cấm tia bức xạ, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen…
  • Chăn nuôi hữu cơ: cấm thuốc tăng trưởng, kháng sinh… động vật chăn nuôi từ 100% thức ăn hữu cơ
  • Thực phẩm đa thành phần hữu cơ: sản phẩm được làm từ ít nhất 95% thành phần có chứng nhận hữu cơ

Hồ sơ

Hồ sơ xin cấp chứng nhận USDA của doanh nghiệp cần bao gồm các giấy tờ sau:

  • Mô tả chi tiết quy trình sản xuất
  • Ghi chép thông tin các chất đã sử dụng trên nguồn đất trong 3 năm trở lại
  • Danh sách các sản phẩm hữu cơ được nuôi trồng, chăm sóc, chế biến
  • Kế hoạch hệ thống hữu cơ

Đơn vị cấp chứng nhận sau khi xác nhận các hoạt động trong hồ sơ có tuân theo quy tắc hữu cơ sẽ tới khảo sát trực tiếp cơ sở sản xuất, kinh doanh.

sản phẩm đạt chứng nhận USDAQuy trình xin chứng nhận USDA

Giai đoạn 1: Chọn điểm đăng ký và nộp giấy chứng nhận USDA Organic

Sau khi bạn hoàn thiện mẫu đơn đăng ký, bạn nộp giấy chứng nhận và chờ cơ quan đó xem xét và phản hồi.

Giai đoạn 2: Cơ quan, đại lý có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra toàn bộ mô hình trồng trọt, chăn nuôi trong bản đăng ký

Việc kiểm tra này nhằm xác nhận thông tin bạn cung cấp trong đơn đăng ký có chính xác hay không. Đặc biệt, sẽ kiểm tra việc sử dụng các chất cấm trong nông nghiệp. Và khi cuộc kiểm tra tổng thể hoàn tất, người kiểm tra sẽ phỏng vấn bạn một lần nữa, sau đó sẽ thông báo những điểm cần sửa đổi do chưa đạt yêu cầu.

Giai đoạn 3: Kết thúc quá trình kiểm tra

Thanh tra viên sẽ viết báo cáo dựa theo những thông tin thực tế đã kiểm tra trước đó. Trong bản báo cáo này, cũng sẽ thể hiện rõ mô hình đầu tư trồng trọt, chăn nuôi của bạn có đạt đủ các tiêu chí cần thiết để cấp giấy chứng nhận USDA Organic hay không. Nếu đáp ứng đủ các tiêu chí, cơ quan bạn nộp đơn đăng ký sẽ chấp thuận việc cấp giấy chứng nhận và các sản phẩm sẽ được dán nhãn chứng nhận USDA Organic.

Lợi ích của chứng nhận USDA

  • Tạo nên các sản phẩm chất lượng cao, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
  • Thể hiện trách nhiệm với xã hội, củng cố vị thế và niềm tin trong lòng người tiêu dùng
  • Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thuận lợi đưa sản phẩm ra tới thị trường quốc tế
  • Tiết kiệm chi phí nguyên liệu đầu vào
  • Tối đa hóa nguồn lực sẵn có

PN

Từ khóa: