Lọc tinh là gì? Những đặc điểm nổi bật về lõi lọc tinh mà bạn cần phải biết
Lọc tinh là gì? Những đặc điểm nổi bật về lọc tinh mà bạn cần phải biết là những đặc điểm như thế nào? Những lưu ý khi thay thế lõi lọc tinh
Bộ lọc tinh là một bộ phận của thiết bị lọc được sử dụng rất nhiều trong những ngành công nghiệp. Vậy lọc tinh là gì? Những đặc điểm nổi bật của lọc tinh là gì? Hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lọc tinh là gì?
Trong lĩnh vực lọc khí:
Lọc tinh là các bộ lọc được sử dụng để lọc các hạt tinh khiết sau khi lọc qua Pre Filter, trước khi lọc với bộ lọc hiệu suất cao (HEPA, ULPA). Thông thường, nó được ưu tiên sử dụng để lọc các hạt có kích thước trong khoảng 1-10 µm.
Trong lĩnh vực lọc chất lỏng:
Lọc tinh là lõi lọc có dạng ống được sử dụng để loại bỏ các hạt, chất ô nhiễm, hay hóa chất không mong muốn ra khỏi các chất lỏng dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Lọc tinh dạng này còn được gọi là Lõi lọc tinh hay Lọc Cartridge.
Lọc tinh dạng tấm và túi
Theo tiêu chuẩn EN 779 lọc tinh (lọc F – Fine Filter) là các bộ lọc được tìm thấy có hiệu suất trung bình từ 80% trở lên có thể lọc được các hạt bụi kích thước từ 0,4 µm. Lọc tinh này sẽ được phân bổ vào nhóm F ( từ F7 đến F9).
Lọc tinh là loại lọc cấp độ thứ 2 trong hệ thống lọc khí phòng sạch chỉ sau lọc HEPA. Tuy nhiên bộ lọc này đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống HVAC. Nó sẽ giúp bảo vệ màng lọc HEPA giúp kéo dài tuổi thọ, tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế cho các ống lọc HEPA.
Cấp độ lọc | Chênh áp cuối (Pa) | Độ cản bụi trung bình - Am | Hiệu suất trung bình - Em | Hiệu suất tối thiểu |
F7 | 450 | - | 80%≤Em≤90% | 35% |
F8 | 450 | - | 90%≤Em≤95% | 55% |
F9 | 450 | - | 95%≤Em | 70% |
Lõi lọc tinh
Lõi lọc tinh là loại lọc hình trụ tạo thành từ giấy lọc được xếp nếp nhiều lần để loại bỏ các hạt bẩn và tạp chất từ chất lỏng hoặc khí. Cấu trúc xếp nếp nhiều lần giúp tăng diện tích lọc của lõi lọc tinh. Và nó cũng được gọi là lõi lọc giấy xếp, lõi lọc xếp nếp hay lõi lọc cartridge (Pleated Filter Cartridge).
Các lõi lọc tinh có thể lọc các hạt rất nhỏ từ 0.1 ~ 120(µm) và được xếp nếp từ nhiều chất liệu khác nhau như: PES – Polyethersulfone; Nylon; PTFE – Polytetrafluoroethylene; sợi thủy tinh - GF: PP – Polypropylene, ... để có thể lọc các loại hạt khác nhau.
Xem thêm các sản phẩm Lõi lọc tinh xếp nếp
Phân loại lõi lọc tinh
Dựa vào hiệu suất lọc, chúng ta có thể dễ dàng chia Lõi lọc tinh làm 2 loại lọc đó là lọc tinh bề mặt và lọc tinh sâu:
Lọc tinh bề mặt
Cũng giống như chức năng của các bộ lọc khác thì bộ lọc tinh bề mặt cũng có các chức năng tương tự. Bộ lọc này có nhiệm vụ ngăn chặn các chất rắn, chất ô nhiễm xâm nhập qua lõi lọc và giữ chúng bên ngoài lõi lọc giúp cho không khí khi đi qua bộ lọc được sạch sẽ. Kích thước của khe lọc tinh bề mặt thường nhỏ hơn kích thước trung bình của các hạt nên khi các dòng chảy của chất lỏng đi qua một lớp vật liệu sẽ giúp hạn chế các hạt trên bề mặt từ đó giúp cho bộ lọc luôn đạt được tiêu chuẩn.
Tuy nhiên sau thời gian hoạt động dài thì bộ lọc tinh bề mặt dễ bị bám cặn bên ngoài. Điều này có thể làm tăng trợ lực và sẽ hạn chế dòng chảy vượt qua giới hạn chấp nhận được của bộ lọc. Vì vậy bạn cần phải lên kế hoạch định kỳ kiểm tra và vệ sinh hoặc thậm chí là thay thế để giúp cho nhà xưởng được hoạt động hiệu quả nhất.
Trên thị trường hiện nay thì giá của bộ lọc tinh trên bề mặt tương đối rẻ và có thời gian sử dụng khá ngắn, độ bền không cao trừ những loại lọc làm từ inox hoặc kim loại.
Lọc tinh sâu
Khác với lọc tinh bề mặt thì lọc tinh sâu có thể giữ lại tất cả các chất bẩn, chất ô nhiễm có kích thước lớn hơn cũng như các chất rắn lơ lửng trong môi trường. Lọc sâu là một lớp lọc dày hơn được cấu tạo từ nhiều lớp để tạo ra sự cản trở các vật bẩn, hạn chế chúng đi qua đường ống.
Thông thường, kích thước của các hạt cần lọc sẽ nhỏ hơn kích thước lỗ trung bình của lõi lọc nên khi các chất bẩn di chuyển qua bộ lọc tinh sâu sẽ bị mắc kẹt tại đó, dần dần các lỗ trong bộ lọc sẽ bị tắc nghẽn lại và phải làm sạch bằng chất lỏng rửa hoặc thay thế bằng một lõi lọc khác mới.
Những đặc điểm nổi bật của lọc tinh lọc khí
Hiện nay các lọc tinh dùng để lọc khí được sản xuất theo nhiều loại và kích thước khác nhau nhưng vẫn luôn đảm bảo theo tiêu chuẩn EN 779. Vì thế mỗi loại lọc tinh sẽ có những đặc điểm khác nhau:
Đối với lọc tinh dạng túi
Sản phẩm lọc tinh dạng túi thường được cấu tạo gồm nhiều các túi nhỏ khác nhau khoảng 3-8 túi với hiệu suất lọc cao cùng lưu lượng đạt đến 3400m³/h. Với thiết kế gồm nhiều túi nhỏ khác nhau thì lưu lượng không khí đi qua túi lọc sẽ được cân bằng hơn và thiết kế như vậy cũng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng quá tải, rò rỉ các túi lọc với nhau và làm tăng khả năng thu giữ, bắt bụi.
Lọc tinh dạng túi phù hợp để sử dụng, hoạt động trong môi trường có điều kiện ẩm với luồng không khí cao, tải bụi công suất lớn.
Thông thường sản phẩm được cấu tạo từ Inox với vật liệu lọc là sợi tổng hợp nên ưu điểm là gọn nhẹ, dễ bảo quản, dễ vận chuyển với giá thành rẻ có thể dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng và đáp ứng được lưu lượng có yêu cầu cao.
Đối với lọc tinh dạng tấm
Đây là dạng lọc tinh tương đối phổ biến và được ứng dụng rộng rãi, với lọc tinh dạng tấm thì có thể thuận tiện xây dựng các tấm lọc chịu nhiệt có khả năng phục vụ hiệu quả cho các ngành công nghiệp với sự yêu cầu cao như xưởng sản xuất, lò hơi. Đặc biệt lọc tinh dạng tấm này còn được sử dụng trong các nhà máy nơi mà sử dụng phòng sạch để sản xuất và lắp ráp linh kiện,...
Theo tiêu chuẩn EN779 thì lọc tinh dạng tấm được chia làm những loại như: Lọc tinh dạng tấm lưu lượng tiêu chuẩn, Lọc tinh dạng tấm lưu lượng cao và Lọc tinh dạng tấm chịu nhiệt độ cao.
Loại lọc tinh này thường có khung làm từ gỗ, GI, Al và Inox với ưu điểm là kích thước gọn nhẹ, đảm bảo được lưu lượng theo yêu cầu.
Vệ sinh lõi lọc tinh đúng cách như thế nào?
Việc vệ sinh thay thế lọc định kỳ là một bước rất quan trọng để giúp cho lọc được ổn định và sử dụng lâu dài. Đặc biệt khi lọc tinh được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như dược phẩm, hóa chất, mực, sơn, thực phẩm, đồ uống hoặc ngành công nghiệp xi măng, dầu khí, hóa dầu,... thì việc làm sạch các lõi lọc này là một bước không thể thiếu.
Các lõi lọc tinh có khả năng giữ bụi bẩn cao, dễ dàng lắp đặt, vệ sinh cũng như bảo trì, đặc biệt được cấu tạo cứng cáp với lõi lọc tinh chất lượng, chắc chắn và các lớp định hình tốt nên việc vệ sinh hay lắp đặt cũng vô cùng dễ dàng.
Một số hệ thống lọc rửa còn có khả năng cho phép rửa ngược lại với thiết kế hệ CIP nhưng đa số cần phải thực hiện thao tác lấy ra khỏi vỏ, khử trùng trước khi rửa sạch. Nếu không sử dụng thì các lõi lọc này cần được làm khô cũng như niêm phong hoặc hút chân không để tránh nhiễm bẩn, mài mòn.
Thay thế lõi lọc tinh
Khi nào cần thay lõi lọc tinh?
Một trong những điều quan trọng nhất cần phải biết đó là thời điểm thay thế lõi lọc, thường khi mua các bộ lọc tinh sẽ có đi kèm một tờ hướng dẫn sử dụng bao gồm số ngày hoạt động nên trong khoảng thời gian 30 đến 45 ngày sẽ phải thay để đảm bảo khả năng giữ bụi bẩn của nó. Nếu nồng độ chất gây ô nhiễm trong chất lỏng được lọc cao thì số ngày hoạt động của lõi lọc sẽ giảm đi.
Nếu chênh lệch áp suất đạt đến ngưỡng cài đặt trước thì đây là dấu hiệu của việc lõi lọc bị tắc và đang cần thay thế, xác định chênh áp suất cũng vô cùng đơn giản khi bạn chỉ cần xem đồng hồ áp trước và sau khi lọc tinh.
Những lưu ý khi thay thế lõi lọc
Các bước thay lõi lọc tinh cũng rất đơn giản, dưới đây là các bước giúp thay thế lọc tinh an toàn, đúng cách:
- Bước 1: Tắt nguồn hệ thống để giảm áp suất cũng như khóa chặt van tổng cấp nước
- Bước 2: Mở van ống xả và thoát khí trên bồn lọc tinh
- Bước 3: Vệ sinh van xả
- Bước 4: Tháo nắp vỏ lọc tinh
- Bước 5: Tháo dần các tấm căn chỉnh và đai ốc cánh
- Bước 6: Tháo các lò xo ra khỏi đầu mỗi bộ lọc tinh để đảm bảo lò xo không bị rơi vào vỏ bồn
- Bước 7: Kéo lõi lọc tinh ra một cách cẩn thận
- Bước 8: Kiểm tra tình trạng ăn mòn của vỏ xem có dính cặn bẩn hay không và làm sạch bên trong
- Bước 9: Tháo các lớp vỏ bảo vệ của lõi lọc mới và lắp vào trong vỏ
- Bước 10: Chỉnh lại các lõi lọc vào đúng vị trí, định vị lõi lọc vào tấm căn chỉnh phía trên
- Bước 11: Lắp lại các lò xo, tấm căn chỉnh, miếng đệm khi tất cả các lõi lọc vào đúng vị trí
- Bước 12: Đảm bảo rằng tất cả các phụ kiện này đều được ở trong tình trạng tốt cũng như lắp đặt ở vị trí an toàn
- Bước 13: Bôi trơn vòng chữ O sau khi làm sạch thì lắp nắp lọc tinh
- Bước 14: Lắp đặt lọc tinh vào đúng vị trí
- Bước 15: Đóng vai xả đáy nhưng vẫn mở van xả khí
- Bước 16: Loại bỏ sạch không khí nằm trong hệ thống bằng nước trong bộ lọc để khi nước có thể thoát ra đường xả khí
- Bước 17: Đóng van xả khí
Ứng dụng của lọc tinh là gì?
Với rất nhiều ưu điểm được nêu ở trên thì lọc tinh được ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong các ngành công nghiệp. Chúng ta có thể kể đến như:
- Lọc nước khi vào hệ thống hoặc các màng như UF, Nano
- Lọc nước công nghiệp công suất lớn
- Lọc nước hồ bơi
- Lọc chất lỏng trong ngành thực phẩm và đồ uống
- Lọc bỏ dầu và hạt trong nhà máy lọc dầu, hóa dầu
- Lọc mực, sơn và chất phủ đặc biệt
Với các lọc tinh lọc khí sẽ được sử dụng trong hầu hết các môi trường cần phòng sạch như Sản xuất Dược phẩm, Điện tử, Thực Phẩm, Mỹ phẩm, ...
Ngoài ra khi nhắc đến lọc tinh người ta còn biết đến việc sử dụng nó trong các nhà máy dược phẩm, mạ điện lọc hóa chất, trong mỹ phẩm, rượu, nấu bia…