Màng lọc không khí: Khi nào cần thay thế + Hướng dẫn vệ sinh (video)
Nếu bạn đang tìm thay màng lọc không khí, tấm lọc không khí cho máy lọc không khí của mình, đừng ngạc nhiên khi người bán hàng đưa ra vô số lựa chọn với các loại màng lọc khác nhau. Cùng VCR tìm hiểu về các màng lọc không khí - tấm lọc không khí cũng như thời điểm tốt nhất để thay thế màng lọc nhé!
Nếu bạn đang tìm thay màng lọc không khí, tấm lọc không khí cho máy lọc không khí của mình, đừng ngạc nhiên khi người bán hàng đưa ra vô số lựa chọn với các loại màng lọc khác nhau. Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu về các màng lọc không khí, tấm lọc khí cũng như thời điểm tốt nhất để thay thế màng lọc nhé!
1. Các loại màng lọc không khí - Đặc điểm của từng màng lọc
Màng lọc không khí hay tấm lọc không khí là bộ phận quan trọng nhất của máy lọc khí. Thông thường, một máy lọc không khí gia dụng sẽ có 3 bộ phận sau đây:
- Bộ phận lọc thô: lớp lọc đầu tiên, giúp loại bỏ các bụi bẩn kích thước lớn
- Bộ phận lọc trung gian: thường là các màng lọc cung cấp đặc tính riêng như lọc phấn hoa, khử mùi,...(màng lọc phấn hoa, màng lọc carbon, màng lọc nước)
- Bộ phận lọc tinh: lọc HEPA hiệu suất cao
Có bao nhiêu loại màng lọc không khí?
Hiện nay có 6 loại màng lọc / tấm lọc khí thông dụng:
Màng lọc thô không khí
- Màng lọc thô không khí có tác dụng loại bỏ hạt bụi lớn, mắt thường có thể nhìn thấy được như lông thú vật nuôi, mảnh vụn …
Màng lọc thô thường được coi là bộ lọc kém quan trọng nhất trong số các bộ lọc không khí trong máy lọc không khí. Tuy nhiên, với vai trò là “người giữ cửa”, màng lọc thô ngăn các mảnh vụn lớn (có khả năng làm tắc nghẽn màng lọc HEPA mỏng manh) xâm nhập vào máy lọc khí.
Điều này giúp kéo dài đáng kể tuổi thọ của lọc HEPA và đảm bảo rằng bộ lọc HEPA bẫy các hạt bụi cực nhỏ khỏi không khí một cách hiệu quả
- Nhiều tấm lọc khí thô trên thị trường thường được làm sạch bằng cách nhẹ nhàng hút bụi bề mặt. Một số màng lọc thô cũng có thể giặt được.
Bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng hoặc kiểm tra với nhà sản xuất trước khi tháo tấm lọc thô không khí để làm sạch. Bảo trì tấm lọc thô thường xuyên giúp đảm bảo tấm lọc chạy tối ưu mà không bị cản trở luồng không khí.
Màng lọc than hoạt tính (màng lọc carbon)
Màng lọc than hoạt tính có hiệu quả trong việc thu giữ hóa chất, mùi, khí, và khói.
Tấm lọc này thiết kế các lỗ xốp hấp thụ chất ô nhiễm có trong không khí thông qua một phản ứng hóa học. Các hạt carbon hình thành liên kết với chất ô nhiễm, do đó giữ chúng lại.
Để có kết quả tốt nhất, tấm lọc nên được sử dụng cùng với những tấm lọc bụi không khí khác.
Ưu điểm
- Lọc không khí tốt: Tấm lọc carbon có khả năng thu giữ khói, hóa chất, khói và mùi. Điều này sẽ làm cho không khí trong nhà của bạn sạch sẽ và thoáng khí.
- Hoạt động hiệu quả: Màng lọc carbon giữ lại các chất ô nhiễm và không thải chúng trở lại không khí.
Nhược điểm
- Không thể lọc vi sinh vật: Lọc than hoạt tính không lọc được vi sinh vật như vi khuẩn và vi rút. Vi sinh vật có hại và có thể gây ra vô số bệnh tật cho những người cư ngụ trong nhà.
- Ít hiệu quả hơn so với những bộ lọc khác: Bộ lọc không loại bỏ chất gây dị ứng có kích thước lớn hơn như bụi. Bụi là một trong những chất ô nhiễm phổ biến nhất cần được loại bỏ để đảm bảo chất lượng không khí trong nhà cao. Chính vì lý do này mà màng lọc than hoạt tính nên được sử dụng cùng với các màng lọc không khí khác (bộ lọc HEPA).
Màng lọc phấn hoa
Màng lọc phấn hoa thường được sử dụng ở một số máy lọc không khí, phục vụ khách hàng dị ứng với phấn hoa. Màng lọc có tác dụng loại bỏ phấn hoa - tác nhân dị ứng dễ gặp ở nhiều gia đình.
Màng lọc nước
Màng lọc nước có tác dụng loại bỏ bụi bẩn trong nước. Thường màng lọc nước được gắn vào máy lọc không khí có chức năng tạo ẩm, những máy lọc này hút nước từ ngoài (khay nước,...) cho nên cần loại bỏ bụi trong nước trước khi cấp khí sạch, tạo độ ẩm ra môi trường.
Màng lọc tĩnh điện
Màng lọc tạo ra từ tính tĩnh hút các hạt trong không khí, bao gồm cả bụi. Từ tính mạnh được tạo ra giữ các hạt trong không khí tại chỗ. Điều này giúp không khí trong nhà sạch không có chất gây dị ứng.
Ưu điểm
- Tiết kiệm chi phí: Tấm lọc tĩnh điện là một trong những loại bộ lọc không khí tiết kiệm chi phí nhất. Bộ lọc có thể tái sử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền vì chúng loại bỏ nhu cầu mua thay thế mỗi lần.
- Lọc khí tốt: Tấm lọc khí này làm rất tốt việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà của bạn vì chúng lọc tất cả chất ô nhiễm nhỏ hơn.
Nhược điểm
Màng lọc tĩnh điện có thể xử lý chất ô nhiễm nhỏ hơn, nhưng không hiệu quả lắm trong việc bắt giữ các chất ô nhiễm lớn hơn như bào tử nấm mốc. Điều này làm cho bộ lọc tĩnh điện không phải là một lựa chọn tốt cho những người có vấn đề về hô hấp.
Màng lọc HEPA
Lọc HEPA là màng lọc khí sử dụng phổ biến nhất, quan trọng nhất trong máy lọc không khí.
Màng lọc HEPA có khả năng loại bỏ ít nhất 99,97% chất gây ô nhiễm và chất gây dị ứng trong không khí - bao gồm cả bào tử nấm mốc và bụi nhỏ tới 0,3 micron.
Màng lọc HEPA nổi tiếng với khả năng bẫy các hạt bụi cực nhỏ, đặc biệt tốt cho những người sống chung với bệnh dị ứng hoặc các vấn đề hô hấp khác. Nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ vào năm 2020 đã chỉ ra rằng việc sử dụng bộ lọc không khí HEPA, cùng với hệ thống thông gió tốt, làm giảm tỷ lệ mắc COVID-19 xuống 48%.
2. Bao lâu thì nên thay thế màng lọc không khí?
Thời gian thay thế màng lọc khí/ tấm lọc không khí sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chủng loại, kích thước và cách sử dụng:
- Đối với màng lọc thô không khí, đây là loại lọc có thể làm sạch, hoặc giặt được. Hãy đảm bảo rằng lọc thô được vệ sinh định kỳ, điều đó khiến cho tuổi thọ của màng lọc khí này được kéo dài bền lâu.
- Tuổi thọ trung bình của màng lọc than hoạt tính là 3 - 5 năm, tùy vào nhà sản xuất.
- Màng lọc phấn hoa có tuổi thọ từ 6 -12 tháng.
- Tuổi thọ của màng lọc nước là 1 - 2 năm.
- Đối với màng lọc tĩnh điện, thường có hai loại bao gồm màng lọc tái sử dụng và màng lọc dùng một lần. Với màng lọc tĩnh điện tái sử dụng, bạn có thể định kỳ rửa sạch bằng nước và sử dụng lại chúng.
- Tuổi thọ của màng lọc HEPA dao động 3 - 10 năm. Nhiều màng lọc HEPA có thể kéo dài đến 10 năm trong điều kiện thích hợp. Thực tế, thời gian thay thế lọc HEPA là sau 2-3 năm khi lọc HEPA được sử dụng ở nơi có lượng hạt vật chất lớn hơn trong không khí.
3. Hướng dẫn vệ sinh màng lọc không khí/ tấm lọc không khí (video)
Cùng tìm hiểu cách vệ sinh màng lọc không khí trong video dưới đây
4. Nên chọn loại màng lọc không khí/ tấm lọc không khí nào?
Sau khi tìm hiểu các màng lọc cho máy lọc không khí, câu hỏi đặt ra là: “Chúng ta làm thế nào để lựa chọn giữa các loại màng lọc không khí/ tấm lọc khí khác nhau?”
Có một số yếu tố mà bạn cần xem xét khi lựa chọn giữa các màng lọc khác nhau.
Ví dụ, những người bị dị ứng, hen suyễn hoặc các bệnh phổi khác, nên sử dụng bộ lọc có xếp hạng MERV cao hơn. Ngoài ra, nếu bạn có vật nuôi, sống với người hút thuốc hoặc để cửa ra vào và cửa sổ mở thường xuyên, bộ lọc được đánh giá cao hơn sẽ tốt hơn.
Nhưng những người không quan tâm nhiều đến chất lượng không khí và chỉ muốn loại bỏ các mảnh vụn, có thể mua tấm lọc khí được xếp hạng thấp hơn, rẻ hơn.
Các màng lọc khí có xếp hạng MERV cao đến rất cao thích hợp cho bệnh viện, phòng hút thuốc và các đơn vị chăm sóc người bệnh.
Ví dụ, màng lọc HEPA là màng lọc khí quan trọng nhất của máy lọc không khí, nên đây sẽ là thành phần không thể thiếu. Màng lọc thô không khí giúp loại bỏ các loại bụi có thể nhìn thấy. Còn bạn có thể tùy chọn tính năng thêm như chọn màng lọc phấn hoa khi trong nhà có người dị ứng với phần hoa, v.v
Tổng kết
Lựa chọn màng lọc không khí/ tấm lọc bụi không khí không phải lúc nào cũng đơn giản như bạn tưởng. Có rất nhiều màng lọc không khí, tấm lọc không khí khác nhau hoạt động theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bằng cách hiểu công dụng của các màng lọc khí khác nhau, bạn có thể bắt đầu quyết định loại nào phù hợp với nhu cầu của mình.