1. Lọc khí là gì?

Lọc khí là hoạt động loại bỏ các hạt bụi, chất ô nhiễm và vi sinh vật có hại cho sức khỏe con người và hệ sinh thái. Trong sản xuất, hoạt động lọc khí giúp bảo vệ sản phẩm, vật liệu khỏi hư hỏng và mất mát.

Lọc khí cũng được dùng để gọi tên thiết bị phục vụ hoạt động này. Định nghĩa đầy đủ theo Wikipedia: Lọc khí (air filter) là thiết bị có các vật liệu sợi hoặc xốp dùng để loại bỏ các hạt vật chất như bụi, phấn hoa, vi khuẩn khỏi không khí. Lọc khí được ứng dụng rộng rãi trong ngành đề cao chất lượng không khí, đặc biệt trong hệ thống thông gió tòa nhà dân dụng và công nghiệp.

Lọc khí bắt giữ nhiều loại hạt và chất gây ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thoải mái của bạn, bao gồm:

    • Bụi bẩn
    • Phấn hoa
    • Nấm mốc và bào tử nấm mốc
    • Xơ và xơ vải
    • Các hạt kim loại, thạch cao hoặc gỗ
    • Tóc và lông động vật
    • Vi khuẩn và vi sinh vật

2. Vì sao cần lọc khí?

- Không khí là yếu tố cần để con người tồn tại. Tuy nhiên, việc hít vào - thở ra diễn ra một cách tự động đến nỗi con người không mảy may chú ý đến hơi thở hay loại không khí đang được đưa vào cơ thể.

Các giác quan có thể không phát hiện ra chất gây dị ứng, hạt bụi, hóa chất và những thứ khác trong không khí xung quanh chúng ta, nhưng những chất ô nhiễm không khí này sẽ tàn phá cơ thể con người nếu chúng không được kiểm soát.

Thực tế, có hàng trăm loại bệnh liên quan đến đường hô hấp, mà tác nhân gây ra nhưng căn bệnh này là những vi khuẩn, virut lơ lửng trong không khí. Có thể thấy, không khí xung quanh hiếm khi sạch như chúng ta nghĩ, đó là lý do tại sao chúng ta cần lọc khí và các phương pháp lọc ra đời.

- Đối với ngành công nghiệp, mức độ ô nhiễm không khí trong các khu vực sản xuất rất cao, đặc biệt là các nhà máy sản xuất, chế biến hóa chất. Trong quá trình sản xuất, các hạt bụi, hơi sương dầu và khí ngưng tụ, có thể tích tụ cả bên trong và bên ngoài thiết bị, dẫn đến nhiều vấn đề về chất lượng quy trình, bảo trì thiết bị và an toàn sức khỏe người lao động tại nơi làm việc.

Vì thế, hoạt động lọc khí công nghiệp - đảm bảo chất lượng không khí và độ sạch (thậm chí chúng ta còn có nguyên 1 ngành - ngành phòng sạch - sinh ra phục vụ việc kiểm soát không khí, độ sạch trong các ngành công nghiệp) là điều cần thiết trong quá trình sản xuất của các ngành công nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực.

3. Tiêu chuẩn lọc khí

Có rất nhiều tiêu chuẩn lọc khí đang được sử dụng hiện nay, có thể kể đến như EN779, ISO 16890, EN1822,...

Tiêu chuẩn EN 779:2012 được sử dụng để phân loại lọc thô, lọc tinh dựa theo hiệu suất bắt giữ bụi có đường kính 0.4 micromet. Tiêu chuẩn EN 779 phân loại lọc thành 3 cấp độ: lọc thô (nhóm G: G1 - G4), lọc trung cấp (nhóm M: M5 - M6) và lọc tinh (nhóm F: F7 - F9)

Tiêu chuẩn ISO 16890 phân loại lọc khí dựa trên hiệu suất hạt lơ lửng (ePM). Tiêu chuẩn này được sử dụng thay thế cho tiêu chuẩn EN779 tại châu Âu từ năm 2018. Khác với tiêu chuẩn EN 779, ISO 16890 đánh giá hiệu quả lọc với các dải kích thước hạt từ 10 micromet đến 0.3 micromet. 

bang-phan-loai-nhom-loc-theo-iso-16890

Tiêu chuẩn EN 1822 được ban hành để phân loại lọc khí có hiệu quả như lọc EPA, lọc HEPA và lọc ULPA. Tùy theo kết quả kiểm tra hiệu suất và độ rò rỉ, lọc được phân loại nằm trong dãy E10-E12 cho lọc EPA (lọc hiệu quả), H13-H14 cho lọc HEPA (lọc hiệu quả cao) và U15-U17 cho lọc ULPA (bộ lọc hiệu suất cực cao). 

Dưới đây là bảng phân loại lọc dựa theo tiêu chuẩn EN 779 và EN 1822, mời các bạn tham khảo: 

Loại lọc Cấp độ lọc Hiệu suất lọc Giá trị đánh giá hiệu suất Hiệu quả lọc ~100% đối với kích thước hạt Tiêu chuẩn

Lọc thô

(Lọc sơ cấp)

G1 65% Giá trị trung bình >5 μm EN779
G2 65–80% >5 μm
G3 80–90% >5 μm
G4 90%– >5 μm

Lọc trung cấp / Lọc tinh

M5 40–60% >5 μm
M6 60–80% >2 μm
F7 80–90% >2 μm
F8 90–95% >1 μm
F9 95%– >1 μm
Lọc EPA E10 85% Giá trị tối thiểu >1 μm EN1822
E11 95% >0.5 μm
E12 99.5% >0.5 μm
Lọc HEPA H13 99.95% >0.3 μm
H14 99.995% >0.3 μm
Lọc ULPA U15 99.9995% >0.3 μm
U16 99.99995% >0.3 μm
U17 99.999995% >0.3 μm

Để tìm hiểu kĩ hơn về tiêu chuẩn lọc khí, các bạn có thể đọc thêm: Các tiêu chuẩn lọc khí


4. Các bộ lọc khí thông dụng

Hiện nay, trên thị trường có nhiều kiểu dáng, loại lọc khác nhau. Về cơ bản, chúng ta sẽ thường bắt gặp các loại lọc khí sau đây:

  • Lọc thô (hay còn gọi Lọc sơ cấp): Đây là lọc cơ bản nhất trong hệ thống lọc khí. Nó có khả năng lọc các hạt bụi lớn hơn 5 micromet. Theo EN 779, lọc thô được xếp vào nhóm G, từ G1 đến G4

Các dạng của lọc thô:

Các dạng lọc thô Đặc điểm
Lọc thô dạng cuộn

- Vật liệu: Lọc bằng sợi tổng hợp

- Ứng dụng: Lọc phòng sơn, phòng sấy, sử dụng trong hệ thống HVAC

Lọc thô khung nhôm

- Vật liệu: Sợi tổng hợp + Khung nhôm 

- Ứng dụng: Lọc sơ cấp trong AHU/ gắn miệng gió hồi

Lọc thô khung giấy

- Vật liệu: Sợi tổng hợp + Khung giấy carbon

- Ứng dụng: Dùng trong AHU,...

  • Lọc trung cấp: là lọc nhóm M theo EN 779, có hiệu suất lọc đối với hạt 0.4 micromet từ 40% đến 80%
  • Lọc tinh: có hiệu suất lọc 80%-95% hạt 0.4 micromet, xếp vào nhóm F (F7-F9)
Các dạng lọc tinh Đặc điểm
Lọc túi

- Lọc thiết kế dạng khung có nhiều túi, tầm 3-8 túi

- Vật liệu: Sợi tổng hợp 

- Ứng dụng:  Dùng trong hệ thống điều hòa không khí, AHU,...

Lọc dạng Mini pleat (xếp nếp)

- Vật liệu: Sợi tổng hợp/ Cotton / Polyester 

- Ứng dụng: Dùng trong hệ thống HVAC, FFU, bàn sạch (clean bench),...

Lọc Separator (màng ngăn)

- Vật liệu: Sợi thủy tinh + vách ngăn màng nhôm 

- Ứng dụng: Dùng trong hộp lọc HEPA,...

 

bag-filter-8
Lọc túi
  • Lọc HEPA (hay còn gọi là Lọc hiệu suất cao): có khả năng làm sạch 99,97% các hạt trong không khí có kích thước 0.3 micromet hoặc lớn hơn
    Các dạng lọc HEPA:
Các dạng lọc HEPA Đặc điểm
Lọc HEPA mini pleat (lọc HEPA xếp nếp)

- Vật liệu: Sợi thủy tinh/sợi polypropylen + Khung nhôm + Vòng đệm gắn tại đầu gió vào + 2 mặt lưới bảo vệ

- Ứng dụng: Dùng làm lọc cuối trong hệ thống điều hòa không khí của phòng sạch điện tử, phòng mổ,...; dùng trong máy lọc không khí gia đình,...

Lọc HEPA separator (lọc HEPA có màng ngăn)

- Vật liệu: Sợi thủy tinh + Vách ngăn nhôm + Khung thép/nhôm + Vòng đệm 

- Ứng dụng: Dùng làm lọc cuối trong hệ thống điều hòa không khí của phòng sạch

Lọc HEPA gel seal

- Vật liệu: Sợi thủy tinh + Khung thép/nhôm + Lớp gel đệm viền ngoài 

- Ứng dụng: Dùng làm lọc cuối trong hệ thống điều hòa không khí của phòng sạch

 

Bộ lọc HEPA xếp nếp
Lọc HEPA mini pleat xếp nếp
separator-hepa-filter-6
Lọc HEPA separator có vách ngăn

 

gel-seal-hepa-filter-1
Lọc HEPA gel seal

 

  • Lọc ULPA (hay còn gọi Lọc hiệu suất cực cao): có khả năng bắt giữ 99,999% các hạt bụi có kích thước từ 0.1 µm như khói thuốc, bụi siêu mịn.

Bộ lọc ULPA và HEPA có cơ chế hoạt động giống nhau. Tuy nhiên, bộ lọc ULPA có độ xốp trung bình của màng lọc thấp hơn. Độ dày màng lọc lớn hơn của lọc ULPA làm giảm lượng không khí đi qua lọc. Điều này dẫn đến ULPA tiêu thụ năng lượng cao hơn so với bộ lọc HEPA. Lọc ULPA thường có tuổi thọ ngắn hơn và đắt hơn.

  • Lọc carbon (Lọc than hoạt tính): là loại lọc có cấu tạo gồm các hạt carbon siêu nhỏ dùng để khử mùi, lọc các hóa chất dạng khí. Khi được sử dụng như một bộ lọc độc lập, chúng không thể thu được các hạt bụi thể rắn. Do đó, chúng thường được sử dụng cùng với lọc HEPA và bộ lọc không khí chống tĩnh điện để cải thiện chất lượng không khí. 
lọc khí carbon
lọc carbon

 

  • Lọc cartridge: là loại lọc hình ống, sử dụng vật liệu chính là polyester, lọc sạch tạp chất trong không khí và chất lỏng, có khả năng chống ăn mòn bởi hóa chất. Lọc catridge được dễ dàng vệ sinh bằng phương pháp giũ bụi khí nén. Lọc được sử dụng trong ngành mực in, sản xuất bột đá, lọc khói hàn,...
loc-cartridge-1
Lọc cartridge

 

  • Lọc khí nén: Bộ lọc khí nén được lắp đặt trong các máy nén, được sử dụng để loại bỏ nước, hạt rắn, dầu và các chất gây ô nhiễm khác trong quá trình lọc nhiều giai đoạn. Lọc khí nén ngăn chặn các chất gây ô nhiễm này và bảo vệ các thành phần bên trong của bộ phận máy nén khí, đảm bảo thiết bị luôn ở trong tình trạng tốt nhất.
loc-khi-nen
Lọc khí nén

 

Ngoài các loại lọc được liệt kê ở trên, còn có nhiều loại lọc khí khác phục vụ cho từng ứng dụng riêng biệt như lọc khí chống tĩnh điện, lọc khí HVAC, lọc khí cabin, bộ lọc khí thải ô tô, bộ lọc hat diesel, bộ lọc khí thải,...

5. Các thiết bị lọc khí

Khi đề cập đến lọc khí, ngoài bộ lọc khí, không thể khoogn kể đến các thiết bị lọc khí, máy lọc không khí. Xét về ứng dụng, thiết bị lọc khí được chia thành 2 loại chính: thiết bị lọc khí dân dụng và thiết bị lọc khí công nghiệp. 

  • Thiết bị lọc khí dân dụng

Máy lọc không khí sử dụng trong gia đình, văn phòng ngày càng được ưa chuộng, với nhiều mẫu mã, phong phú chủng loại. Về cơ bản, máy lọc không khí gia dụng thường sử dụng lọc HEPA loại bỏ 99.99% vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh, ...bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. 

Máy lọc không khí gia dụng còn kết hợp các tính năng đính kèm như diệt khuẩn, tạo ẩm, quạt, bắt muỗi,...đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 

may-loc-khong-khi-gia-dung-1

  • Thiết bị lọc khí công nghiệp

Trong ngành công nghiệp, lọc khí ngoài chức năng bảo vệ sức khỏe cho công nhân viên, nó còn phải bảo vệ thiết bị, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì thế, ngành phòng sạch ra đời, các thiết bị lọc khí công nghiệp hay cũng được xếp vào thiết bị phòng sạch. 

Hai thiết bị lọc khí phòng sạch tiêu biểu, đó là: AHU (air hadling unit)FFU (fan filter unit). Hai thiết bị đều sử dụng lọc khí air filter, dưới tác dụng của quạt đi kèm, cung cấp không khí sạch vào khu vực sản xuất. 

Để tìm hiểu kỹ hơn về AHU và FFU, tham khảo bài viết: FFU vs AHU cho Phòng sạch

- Kim VCR

Từ khóa: