Tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất cần phải biết
Ánh sáng phù hợp không chỉ có thể làm tăng sự thoải mái và an toàn cho người lao động mà còn giúp nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc, đồng thời cũng ngăn ngừa hiệu quả sự mệt mỏi của nhân viên và giảm thiểu sai sót, tai nạn.
Ánh sáng phù hợp không chỉ có thể làm tăng sự thoải mái và an toàn cho người lao động mà còn giúp nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc, đồng thời cũng ngăn ngừa hiệu quả sự mệt mỏi của nhân viên và giảm thiểu sai sót, tai nạn. Do đó chúng ta cần tuân theo các tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất để quy trình sản xuất của nhà máy đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất theo quy định của nhà nước
1.1 Tiêu chuẩn Việt Nam 7114:2008: Tiêu chuẩn về chiếu sáng vùng làm việc
Những quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam 7114:2008 còn được gọi là tiêu chuẩn Ecgônômi. Những yêu cầu của tiêu chuẩn này như sau:
- Những yêu cầu chung về độ rọi của đèn trên bề mặt làm việc, độ rọi đạt độ đồng đều cao.
- Chỉ số hoàn màu của ánh sáng ( Ra ) phải đạt tiêu chuẩn từ 60 – 100 cho từng khu vực làm việc.
- Đảm bảo an toàn cho người lao động, không gây chói mắt, lóa mắt, mang lại hiệu quả làm việc cao.
1.2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia: QCVN 09:2013/BXD
Bộ quy chuẩn này là những quy định về kỹ thuật bắt buộc khi tiến hành thiết kế, thi công xây dựng những các nhà xưởng có diện tích từ 2500m2 trở lên. Trong đó quy chuẩn này quy định về chiếu sáng như sau:
- Hệ thống chiếu sáng cần có công suất chiếu sáng tối đa để sử dụng trong không gian nhà xưởng.
- Hiệu suất cho phép của thiết bị ánh sáng và hệ thống chiếu sáng cần sử dụng năng lượng hiệu quả.
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn sẽ giúp đảm bảo công suất làm việc của nhà xưởng tốt nhất. Vậy nên các doanh nghiệp khi xây dựng các nhà máy sản xuất cần phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn trên trong việc thiết kế chiếu sáng.
Các yêu cầu chung của tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất cho nhà xưởng
Để đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất, các nhà xưởng cần tuân theo những yêu cầu dưới đây:
Phân bố độ chói
- Độ chói phải được nằm trong phạm vi kiểm soát của thị giác con người.
- Cân bằng được độ chói của ánh sáng sẽ giúp thị giác thực hiện được tốt các chức năng của mình một cách hiệu quả.
- Độ chói quá cao sẽ gây chói lóa, mỏi mắt ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và thị giác của nhân viên.
Phân bố độ rọi
- Hệ thống ánh sáng trong sản xuất sẽ được chia thành nhiều khu vực và không gian khác nhau. Mỗi không gian có những đặc thù riêng sẽ yêu cầu chất lượng ánh sáng, yêu cầu độ rọi riêng, khác nhau. Do vậy việc tính toán, phân chia, phân bổ ánh sáng hợp lý cho từng khu vực trong nhà xưởng là điều tối quan trọng cần phải thực hiện.
- Việc phân bố độ rọi hợp lý sẽ giúp đảm bảo sự tiện nghi và an toàn đối với thị giác của công nhân.
Kiểm soát chói lóa
- Chói lóa là sự cảm nhận của thị giác tại vùng tiếp cận ánh sáng. Ánh sáng chói sẽ khiến mắt không thể nhìn rõ được các sự vật hiện tượng đang diễn ra. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng tới thị giác và năng suất làm việc.
- Cần phải thiết kế ánh sáng trong sản xuất làm sao để kiểm soát giảm thiếu đến mức tối đa vấn đề chói lóa.
Hướng ánh sáng
- Hệ thống ánh sáng trong sản xuất được thiết kế để mắt của người làm việc trong nhà xưởng có thể quan sát được rõ các sự vật hiện tượng xung quanh. Tuy nhiên hướng ánh sáng nếu không được thiết kế tốt sẽ gây đổ bóng và ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người làm việc.
- Do vậy việc chiếu sáng theo một hướng nhất định sẽ tăng sự thuận lợi trong quá trình sản xuất.
Yếu tố nhiệt độ màu
- Lựa chọn màu sắc của ánh sáng một phần dựa vào thẩm mỹ, và quan trọng là nhu cầu sử dụng ánh sáng. Vùng khí hậu nóng sẽ ưu tiên dùng ánh sáng lạnh. Vùng khí hậu lạnh thì ưu tiên dùng ánh sáng ấm.
Chúng ta có thể theo dõi bảng nhiệt độ màu dưới đây để hiểu thêm:
Màu ánh sáng Nhiệt độ màu (k) Trắng ấm Thấp hơn 3300k Trắng trung tính 3300 ~ 5300k Trắng lạnh Lớn hơn 5300k
Chỉ số hoàn màu
- Việc ánh sáng phản ánh chân thực màu sắc của sự vật là điều mà hệ thống chiếu sáng sản xuất cần phải được đảm bảo.
- Để đo độ hoàn màu của ánh sáng người ta dùng chỉ số Ra. Giá trị cao nhất của Ra là thang đo 100. Ra càng cao thì ánh sáng càng chân thực.
- Trong hệ thống chiếu sáng của nhà xưởng nên dùng những bóng đèn có chỉ số Ra trên 80 để đảm bảo độ hoàn màu tốt nhất.
Hạn chế hiện tượng nhấp nháy
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện tượng ánh sáng nhấp nháy sẽ gây ức chế đối với thị lực; về lâu dài sẽ khiến cho đôi mắt bị tổn thương nghiêm trọng và mắc các chứng bệnh về mắt như cận thị. loại thị… Ngoài ra chúng còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh của người sử dụng; mệt mỏi, đau đầu… Những điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc của công nhân.
Vì vậy cần phải lựa chọn những loại đèn có khả năng hạn chế hiện tượng nhấp nháy tốt nhất.
Tuổi thọ và bảo dưỡng đèn
Ngoài việc quan tâm đến chất lượng ánh sáng hệ thống chiếu sáng sản xuất cũng cần phải tính toán sao cho tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng đèn. Giảm số lần bảo dưỡng đèn là một trong những biện pháp hoàn hảo để tiết kiệm chi phí cho hệ thống chiếu sáng. Ngoài ra cũng nên lựa chọn những loại đèn có tuổi thọ cao để tránh việc phải thay thế đèn sớm.
Tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất của các ngành phổ biến
Cơ khí và chế tạo máy
- Làm việc với cơ khí và chế tạo các chi tiết máy cần phải có một lượng ánh sáng đủ tốt với độ rọi đủ để đảm bảo ảnh sáng khi làm việc.
- Thông thường chỉ số hoàn màu sử dụng trong ngành cơ khí và chế tạo máy trung bình từ 50 – 80 do không có yêu cầu cao về độ chân thực về màu sắc của ánh sáng.
Công việc sản xuất Độ rọi (lux) Chỉ số hoàn màu (Ra) Tháo khuôn phôi 200 60 Rèn, hàn, nguội 300 60 Gia công thô và chính xác trung bình 300 60 Gia công chính xác 500 60 Vạch dấu, kiểm tra 750 60 Xưởng kéo dây, làm ống 300 60 Gia công đĩa độ dày >5mm 200 60 Gia công thép tấm độ dày <5mm 300 60 Chế tạo dụng cụ, thiết bị cắt 750 60 Lắp ráp thô 200 80 Lắp ráp trung bình 300 80 Lắp ráp nhỏ 500 80 Lắp ráp chính xác 750 80 Mạ điện 300 80 Xử lý bề mặt và sơn 750 80 Chế tạo công cụ, khuôn mẫu, đồ gá lắp, cơ khí chính xác và siêu nhỏ 1000 80
Sản xuất điện tử, chất bán dẫn
Quy trình sản xuất thiết bị điện tử như vi mạch điện tử, lắp ráp thiết bị điện tử siêu nhỏ thường làm việc với các chi tiết cực bé. Do đó nó cần có yêu cầu độ rọi cao để đảm bảo đủ ánh sáng khi thao tác làm việc.
- Độ rọi càng cao sẽ giúp đạt được độ chính xác khi làm việc từ đó chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn.
- Sản xuất điện tử, bán dẫn thường có yêu cầu về chỉ số hoàn màu từ 80 – 100 để đảm bảo độ chân thực về màu sắc của ánh sáng.
Công việc sản xuất Độ rọi (lux) Chỉ số hoàn màu (Ra) Lắp ráp vi mạch điện tử vào bảng mạch 950 80 – 100 Kiểm tra linh kiện điện tử 800 80 – 100 Lắp ráp thiết bị cỡ nhỏ 800 80 – 100 Tinh chế những chi tiết nhỏ 1000 80 – 100 Lắp ráp sản phẩm 600 80 – 100
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
- Tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm đều có yêu cầu về độ rọi và chỉ số hoàn màu cao.
- Khi đạt tiêu chuẩn về ánh sáng sẽ giúp nhà xưởng đạt tiêu chuẩn thiết kế để mang đến không gian lao động chất lượng, đạt hiệu suất cao.
Công việc sản xuất Độ rọi (lux) Chỉ số hoàn màu (Ra) Nghiền vật liệu 300 60 – 80 Sơ chế nguyên liệu thô 150 60 – 80 Chế biến và lọc 500 60 – 80 Đóng gói 500 80 – 100
Xem thêm: Thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng
Lựa chọn đèn đáp ứng tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất
Chất lượng ánh sáng của đèn
Hiệu suất chiếu sáng
- Hiệu suất chiếu sáng được biến đến là hiệu suất phát quang của một thiết bị đèn led. Thông số này được đo bằng tỉ số giữa quang thông với công suất tiêu thụ của loại đèn led đó. Nó được kí hiệu là lumen/w (lm/w).
- Trong tiêu chuẩn ánh sáng sản xuất thường lựa chọn đèn led có hiệu suất phát quang dao động từ 100 – 150 lm/w.
- Đèn LED có hiệu suất phát quang càng cao thì hệ số quang thông càng lớn và tiết kiệm điện năng tốt hơn.
Từ đó ta thấy rằng việc chọn đèn led có hiệu suất chiếu sáng cao để chiếu sáng tốt cho nhà xưởng cũng như tiết kiệm chi phí điện.
Độ giảm quang thông thấp
- Khi thiết kế chiếu sáng trong sản xuất, chúng ta cần chú ý đến độ suy giảm quang thông của đèn LED.
- Độ suy giảm quang thông là chỉ số phát quang của ánh sáng bị giảm đi sau khi đến mốc tuổi thọ chiếu sáng.
Ví dụ, với đèn led có tuổi thọ là 50000 giờ, khi chiếu sáng đến thời điểm này quảng thông bị giảm xuống 10% thì đèn vẫn hoạt động tốt. Tuy nhiên, khi độ suy giảm lên tới 30% tức là đèn đã hết tuổi thọ.
Khả năng tiết kiệm điện
- Tiết kiệm và tối ưu hóa mọi chi phí luôn là yếu tố cần ưu tiên với mọi doanh nghiệp. Do đó lựa chọn đèn có khả năng tiết kiệm năng lượng tốt là điều rất quan trọng.
- Trong các thiết bị chiếu sáng hiện nay, đèn led được đánh giá có khả năng tiết kiệm điện tốt hơn từ 2, 3 lần so với các loại đèn huỳnh quang, đèn compact hay đèn halogen.
Để tiết kiệm điện khi thiết kê hệ thống ánh sáng trong sản xuất chúng ta nên lựa chọn các đèn LED.
Kiểm tra độ rọi
- Độ rọi là lượng ánh sáng chiếu trên 1m2 nhà xưởng. Độ rọi được tính bằng độ quang thông chia cho mét vuông.
- Hệ thống chiếu sáng có độ rọi hợp lý sẽ giúp hiệu suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm được đảm bảo
- Độ rọi càng cao sẽ làm giảm tỷ lệ gây nhức mỏi mắt cho người lao động.
Tuổi thọ
- Tuổi thọ của đèn nhà xưởng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất hay không.
- Đèn chiếu sáng nhà xưởng có tuổi thọ thấp sẽ mất nhiều chi phí thay mới, sửa chữa thường xuyên. Do vậy, lựa chọn đèn led chất lượng để đảm bảo tuổi thọ cho hệ thống chiếu sáng.
- Đèn led có tuổi thọ trung bình từ 50.000 – 60.000 giờ chiếu sáng, ít hỏng hóc sẽ giúp các doanh nghiệp không mất thời gian, tiền bạc để bảo dưỡng hoặc thay mới hệ thống.
- Đèn led có tuổi thọ cao hơn các loại đèn thông thường khi khả năng chiếu sáng từ 8000 – 10.000 giờ.
Chứng nhận chất lượng
- Chứng nhận ISO theo TCVN: 7722-1:2009/IEC60598-1:2008.
- Đèn led có chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu: chứng nhận CE
- Chứng nhận của tổ chức RoHs quy định về ánh sáng đạt tiêu chuẩn.
Lựa chọn đèn ở các đơn vị uy tín
Việc lựa chọn đèn ở các đơn vị uy tín sẽ giúp chúng ta đảm bảo chất lượng đèn cho nhà xưởng của bạn. Cùng với đó việc bảo hành và hỗ trợ sản phẩm sẽ tốt hơn.