Cấu tạo và nguyên lý máy lọc nước RO công nghiệp
Nhiều người thắc mắc về nguyên lý máy lọc nước RO công nghiệp vì muốn tìm hiểu lý do tại sao chiếc máy này sở hữu khả năng lọc sạch nước hiệu quả đến vậy. Hãy cùng VCR tìm hiểu chi tiết tại đây.
- Tìm hiểu tổng quan về hệ thống lọc nước RO
- Vì sao cần lọc nước bằng hệ thống lọc RO?
- Phân loại màng lọc nước RO chi tiết
- Cấu tạo và sơ đồ hệ thống lọc nước RO
- Quy trình lắp đặt hệ thống lọc nước RO đúng chuẩn kỹ thuật
- Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy lọc nước công nghiệp RO
- Điểm mạnh của máy lọc nước RO công nghiệp
- Tiêu chí chọn mua máy lọc nước công nghiệp RO phù hợp
- Ứng dụng của máy lọc nước RO trong thực tế
- Lưu ý cần biết khi sử dụng máy lọc nước RO công nghiệp
- Lỗi thường gặp khi dùng máy lọc nước RO và cách khắc phục
Ý thức của con người về tầm quan trọng của nước sạch trong sinh hoạt, ăn uống ngày càng cao. Đó là lý do nhiều người lựa chọn sử dụng và lắp đặt máy lọc nước RO. Đây được coi là giải pháp hoàn hảo đảm bảo chất lượng và lưu lượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về cấu tạo cũng như nguyên lý máy lọc nước RO công nghiệp. Hãy để VCR làm rõ tất tần tật những vấn đề liên quan trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu tổng quan về hệ thống lọc nước RO
Trước khi đi sâu tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý, chúng ta cần nắm rõ khái niệm hệ thống lọc nước công nghiệp RO là gì.
Công nghệ RO là gì?
Công nghệ RO còn được biết với tên gọi khác là thẩm thấu ngược. Đây là phương pháp lọc nước hiệu quả bằng cách sử dụng màng lọc thẩm thấu ngược tích hợp các khe lọc kích thước siêu nhỏ chỉ 0.0001 micromet. Khi nước đi qua màng lọc này, các tạp chất kim loại nặng, ký sinh trùng có hại,... sẽ bị loại bỏ và cho ra nguồn nước sạch tinh khiết. Sử dụng công nghệ RO để lọc nước bạn có thể sử dụng trực tiếp được ngay lập tức. Nước lọc xong có vị ngon, ngọt và tinh khiết vô trùng. Có thể ứng dụng công nghệ cho mọi nguồn cấp nước như nước giếng khoan, nước lợ, nước máy, nước sông,...
Khái niệm hệ thống lọc nước công nghiệp RO là gì?
Hệ thống lọc nước công nghiệp RO sở hữu nhiều màng lọc nối tiếp nhau được tạo thành từ nhiều đường ống dẫn, hoạt động với công suất lớn có khả năng tạo ra nước tinh khiết, an toàn với sức khỏe người dùng. Nước được đưa qua màng lọc RO để loại bỏ những chất cặn bã, kim loại nặng cũng như vi khuẩn có hại để tạo ra nước tinh khiết đạt chuẩn chất lượng theo quy chuẩn QCVN 06:2010/BYT được Nhà nước ban hành. Từ đó có thể sử dụng để phục vụ cho nhu cầu nước sạch của các nhà máy, bệnh viện, xí nghiệp,...
Xem thêm: Vật liệu lọc nước sinh hoạt
Vì sao cần lọc nước bằng hệ thống lọc RO?
Trọng lượng cơ thể người có đến 70% là nước và việc bổ sung nước thường xuyên sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên, nếu nước không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Đó chính là lý khiến chúng ta cần phải sử dụng hệ thống lọc RO.
Trong thực tế, môi trường đang có xu hướng ngày càng trở lên ô nhiễm do lượng rác thải, khói bụi xăng xe nên dẫn đến tình trạng nguồn nước thô không đảm bảo an toàn khi dùng cho sinh hoạt, ăn uống. Tuy nhiên, chi phí nước lọc đóng bình quá đắt đỏ không thể áp dụng cho doanh nghiệp, nhà máy có số lượng công nhân viên đông đảo. Vậy nên phương án tối ưu nhất là sử dụng hệ thống lọc nước RO để loại bỏ những nguy cơ gây hại, đảm bảo nước được lọc tinh khiết, an toàn khi đưa vào sử dụng.
Phân loại màng lọc nước RO chi tiết
Có thể phân loại màng lọc nước RO dựa theo 2 yếu tố là công suất và thương hiệu.
Dựa vào công suất lọc
Màng lọc nước RO được phân ra thành 2 loại dựa trên công suất sử dụng:
- Màng lọc RO gia đình có công suất nhỏ, bao gồm một số mã lọc RO 50 GPD tương ứng 7.9 L/H, RO 75 GPD tương ứng 11.85 L/H, RO 100 GPD tương ứng 15.8 L/H;
- Màng lọc RO công nghiệp sở hữu công suất lớn từ 150L/H trở lên và được sử dụng rộng rãi cùng các máy lọc công nghiệp. Một số mã phổ biến như RO 4021, RO 4040 và RO 8040.
Dựa vào thương hiệu
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu, nhãn hàng, đơn vị sản xuất màng lọc nước RO. Có thể dựa vào yếu tố đó để phân loại cụ thể. Một số thương hiệu nổi tiếng phải kể đến như Votron, Dupont USA, GE hay LG chem đến từ Hàn Quốc,....
Cấu tạo và sơ đồ hệ thống lọc nước RO
Dựa vào cấu tạo có thể thiết lập sơ đồ để hiểu rõ hơn về nguyên lý máy lọc nước RO công nghiệp.
Cấu tạo
Cấu tạo cơ bản của hệ thống lọc nước RO sẽ bao gồm những chi tiết quan trọng sau đây:
- Thiết bị tiền lọc: Tại bộ phận này sẽ diễn ra giai đoạn đầu tiên của quá trình lọc nước, có tác dụng xử lý phần thô của nguồn nước cấp vào.
- Thiết bị này sẽ loại bỏ những loại chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, hóa chất và một phần vi sinh vật và để thực hiện được điều này cần có các trụ lọc lớn và hệ thống bơm cao áp đẩy nước vào bên trong cột lọc.
- Máy bơm cao áp: Có tác dụng đẩy nước đi qua tất cả các màng lọc với một áp suất đủ lớn.
- Đèn cực tím UV: Sau khi được xử lý ở thiết bị tiền lọc, nước sẽ đi vào màng lọc RO và gặp đèn cực tím UV. Nhờ tia UV mà 99% các loại vi sinh vật có trong trong nước bị tiêu diệt nhưng không làm thay đổi về mặt hóa học, hương vị hay mùi vị.
- Bộ phần điều khiển: Đây là bộ phận có tác dụng giúp cho hệ thống lọc hoạt động trơn tru và dễ dàng kiểm soát cũng như theo dõi quá trình. Bao gồm các chi tiết như bảng mạch điện tử, đồng hồ đo áp, đồng hồ hiển thị thông số nước ra, vào,...
Sơ đồ
Sơ đồ hệ thống lọc nước RO được thể hiện chi tiết và rõ ràng thông qua hình ảnh dưới đây.
Quy trình lắp đặt hệ thống lọc nước RO đúng chuẩn kỹ thuật
Dưới đây là quy trình lắp đặt hệ thống lọc nước RO công nghiệp được thực hiện trong 5 bước:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng về nhu cầu lắp đặt hệ thống lọc nước RO.
Bước 2: Nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm đến khảo sát thực tế và đưa ra những nhận xét, tư vấn trực tiếp phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.
Bước 3: Nhân viên tiến hành nghiên cứu và gợi ý các giải pháp lắp đặt hệ thống lọc RO hiệu quả cùng năng suất cao.
Bước 4: Tiến hành lắp đặt và thi công hệ thống lọc nước RO. Yêu cầu thiết bị phải được đặt ở nơi khô ráo, được bảo vệ bởi mái che khỏi mưa gió, ánh nắng trời từ đó loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, độ ẩm. Giữ cho thiết bị điện được bền bỉ theo thời gian.
Đồng thời, không gian lắp đặt phải rộng rãi đủ chỗ cho người dùng thoải mái điều khiển và thao tác khi có nhu cầu. Bộ lọc tinh khiết phải được đặt ở vị trí thích hợp theo đúng quy định của nhà sản xuất đặt ra. Nơi lắp đặt có mặt nền bằng phẳng, chắc chắn. Thùng đựng nước tinh khiết không cao hơn 1,5m tính từ đầu ra của nước sạch và nước thải. Chú ý lắp đầu ra đầu vào và đường điện đúng theo chỉ dẫn của sơ đồ mạch điện.
Bước 5: Tiến hành kiểm tra bằng cách cho hệ thống hoạt động và đánh giá chất lượng nguồn nước sau khi lắp đặt.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của máy lọc nước công nghiệp RO
Nguyên lý hoạt động máy lọc nước RO công nghiệp tương tự như các loại máy lọc nước gia định có công suất 10l/h trở lên. Tuy nhiên, vì là loại dùng cho công nghiệp công suất lớn nên sẽ phải có những cải tiến, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho số lượng lớn đối tượng.
- Nước đầu vào được dẫn đi qua 3 lõi lọc thô. Trong đó lõi lọc đầu tiên là lõi PP làm từ sợi bông xốp nhựa polypropylene, ép thành các khối tạo thành màng lọc với kích thước 5 µm có khả năng loại bỏ những chất huyền phù, rỉ sét, chất lơ lửng trong nước hoặc các loại bùn đất;
- Sau khi đi qua màng lọc thứ nhất, nước sẽ đi vào hai đường khác nhau. Trong đó, một đường nối với van áp thấp có nhiệm vụ đóng lại nếu nước cấp vào yếu và mở ra khi nước vào khỏe. Đường còn lại sẽ dẫn đi qua van điện tử và đến bơm. Khi bơm hoạt động thì van điện tử mở, nước bơm vào từ lõi lọc số 1 sang 2 có chứa than hoạt tính dạng viên với tác dụng xử lý chất nhờn, hữu cơ hòa tan, mùi cùng như các chất phóng xạ, amoni và asen
- Bơm áp tiếp tục tạo áp suất đẩy nước từ lõi lọc 2 sang 3. Đây là lõi lọc than hoạt tính định hình có bề mặt tiếp xúc với nước cao nên có thể tăng hiệu quả xử lý nước. Khi đi qua lõi lọc này, toàn bộ các chất hữu cơ, kim loại nặng, chất phóng xạ mà lõi 2 không thể lọc sẽ bị loại bỏ.
- Nước tiếp tục được đưa đến hệ thống lõi lọc RO và đây chính là bộ phận quan trọng nhất của máy lọc nước công nghiệp. Lúc này, nước sẽ bị đẩy qua các lõi lọc RO với áp suất cao. Vì màng lọc RO có kích thước siêu nhỏ chỉ bằng 1/10 vi khuẩn nên chỉ có nước tinh khiết mới có thể chui qua được. Các phần nước thải của 4 màng lọc RO sau cùng sẽ được đi vào đường nước của lõi lọc RO đầu tiên để tiến hành lọc nước nhiều lần. Sau đó nước thải từ màng RO đầu tiên đi qua 3 van Flow nhằm giảm lượng nước thải.
- Sau khi nước được lọc tinh khiết qua màng RO sẽ được chứa bên trong bình áp, cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Khi người dùng vặn vòi sẽ dụng, nước bên trong bình áp sẽ được đi lên lõi số 5 với cấu tạo đặc biệt từ than hoạt tính có khả năng trao đổi ion giúp làm mềm nước, cho nước thêm vị ngon ngọt tự nhiên và tránh tình trạng bị tái khuẩn.
Xem thêm: Nước đạt tiêu chuẩn vi sinh
Điểm mạnh của máy lọc nước RO công nghiệp
Thông qua nguyên lý máy lọc nước RO công nghiệp, có thể thấy được vai trò quan trọng cũng như những ưu điểm vượt trội của loại máy lọc nước này.
- Tối ưu chi phí hiệu quả cho các khu công nghiệp, công ty sản xuất vì khả năng tiết kiệm chi phí lớn hơn rất nhiều việc dùng nước đóng chai.
- Có khả năng lọc sạch hoàn toàn những loại tạp chất có trong nước giếng, nước mua, nước máy và cho chất lượng nước ổn định.
- Giúp các nhà máy, công ty chủ động hơn trong việc cấp nước tinh khiết và không bị phụ thuộc vào những đơn vị cấp nước sạch.
- Trang bị bộ mạch thông minh với khả năng hiển thị trạng thái hoạt động cũng như cảnh báo khi có sự cố phát sinh, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Hệ thống điện mạch có khả năng ngắt tự động nhằm bảo vệ bơm cấp nước đầu nguồn cùng bơm tăng áp trục đứng và toàn bộ hệ thống nếu phát sinh tình trạng mất điện, nối tắt mạch điện, suy giảm điện thế hoặc tăng áp khiến dừng điện đột ngột.
- Cho phép hiển thị độ dẫn điện hoạc TDS của nước tinh khiết giúp đánh giá chất lượng nước hiệu quả.
- Thân thiện với môi trường vì các tạp chất độc hại được xả theo đường nước thải và có thể tái sử dụng cho các mục đích vệ sinh.
Tiêu chí chọn mua máy lọc nước công nghiệp RO phù hợp
Khi lựa chọn máy lọc nước công nghiệp RO không thể bỏ qua các tiêu chí quan trọng sau đây.
- Thông số chất lượng: Bao gồm các thông số của máy như công suất lọc, điện áp tiêu thụ, khối lượng,... Khi lựa chọn cần chú ý các thông số này phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, quan trọng nhất chính là công suất lọc. Tùy vào từng nhà máy, công ty, trường học, bệnh viện,... mà nhu cầu sử dụng khác nhau.
- Chi phí vận hành: Cân đối chi phí vận hành với mức ngân sách cá nhân để có thể đưa ra phương án tiết kiệm, phù hợp nhất.
- Tính ổn định, bền vững: Kiểm tra các cột lọc thô cũng như hệ thống lọc tinh, màng lọc RO để đánh giá sức chịu công suất nước, quyết định độ bền của sản phẩm.
- Diện tích sử dụng: Lựa chọn kích thước máy lọc phù hợp với không gian sử dụng để dễ dàng thao tác và vận hành.
Ứng dụng của máy lọc nước RO trong thực tế
Màng lọc nước RO được ứng dụng rộng rãi hiện nay với mục đích cung cấp nguồn nước sạch tinh khiết mà không cần phải đun nấu.
- Trong y tế: Cung cấp nước tinh khiết để pha chế thuốc uống, thuốc tiêm, biệt dược hoặc dùng để vệ sinh dụng cụ, vết thương. Hơn thể nữa còn được ứng dụng trong công nghệ chạy thận nhân tạo. Phục vụ các nhu cầu khác của y bác sĩ cùng các cán bộ nhân viên.
- Trong chăn nuôi: Cung cấp giải pháp hiệu quả đáp ứng nguồn nước tinh khiết cho vật nuôi, từ đó ngăn chặn dịch bệnh và hỗ trợ phát triển tốt.
- Trong ngành dịch vụ: Đáp ứng nguồn cung nước sạch cho các hoạt động dịch vụ của nhà hàng, khách sạn,
- Trong lĩnh vực thực phẩm: Sản xuất nước tinh khiết phục vụ cho nhu cầu chế biến, vệ sinh thực phẩm.
Lưu ý cần biết khi sử dụng máy lọc nước RO công nghiệp
Sau khi hiểu rõ nguyên lý máy lọc nước RO công nghiệp thì khi đi vào hoạt động cần chú ý:
- Xác định loại nước cấp để lựa chọn kết cấu thiết bị lọc phù hợp.
- Xác định TFS của nguồn cấp nước để ước chừng mức độ ô nhiễm, từ đó xác định hệ thống lọc thích hợp.
- Tuyệt đối không được bỏ qua khâu tiền xử lý nước cấp vì nếu không xử lý cặn bẩn trước đó thì khi nước đi vào màng lọc RO có thể gây tắc nghẽn.
- Nên sử dụng kèm theo các thiết bị đo lưu lượng nước để nhận biết lượng nước cấp và sản xuất đã đầy chưa.
Lỗi thường gặp khi dùng máy lọc nước RO và cách khắc phục
Dưới đây là một số lỗi thường gặp kèm theo cách khắc phục chi tiết.
- Rò rỉ nước: Tiến hành rút điện, khóa van nước để xác định vị trí rò rỉ. Nếu ở phần khớp nối thì cần siết chặt đai ốc và gioăng. Còn nếu ở cột lọc thì cần phải tiến hành thay mới.
- Hỏng van cao áp: Van cao áp không phù hợp thì hãy giảm xuống 1 đến 2 vòng.
- Hỏng van xả tự động: Kiểm tra van cấp, bể cấp và ổ điện. Tiến hành tắt van áp thấp và cao, nếu máy lọc vẫn chạy thì có nghĩa van đã bị hỏng và cần thay mới.
- Bơm áp lực yếu: Đẩy áp lực lên mức 60PSI hoặc thay bơm mới.
Trên đây là chia sẻ của VCR về nguyên lý máy lọc nước RO công nghiệp cũng như các thông tin liên quan. Qua đó bạn đọc có thể thấy được ứng dụng của loại máy lọc này trong thực tế cũng như những lợi ích đem lại.