4 cấp độ an toàn sinh học cần biết cho phòng thí nghiệm
4 cấp độ an toàn sinh học có những yêu cầu như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết với Thiết bị phòng sạch VCR từng cấp độ an toàn sinh học trong bài viết này nhé.
4 cấp độ an toàn sinh học có những yêu cầu như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết với Thiết bị phòng sạch VCR từng cấp độ an toàn sinh học trong bài viết này nhé.
Định nghĩa an toàn sinh học
An toàn sinh học là ngăn chặn việc sử dụng sai mục đích, mất mát, trộm cắp hoặc cố ý phóng thích mầm bệnh, chất độc hay bất kỳ vật liệu sinh học nào khác. An toàn sinh học nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường khỏi bị tiếp xúc với các tác nhân sinh học.
An toàn sinh học có những nhóm nào
Nghị định số 103/2016/NĐ-CP được Chính phủ ban hành là văn bản quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm
Trong đó, Nghị định quy định cơ sở kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm phải được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật; có phòng xét nghiệm đáp ứng các điều kiện theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định này phải đáp ứng các quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
4 Nhóm vi sinh vật theo Nghị định 103/2016/NĐ-CP
Nghị định quy định vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành 4 nhóm như sau:
Nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người.
Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
Nhóm 3 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho các thể cao nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ trung bình bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
Nhóm 4 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng ở mức độ cao bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và chưa có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
Các cơ sở xét nghiệm cũng được phân loại theo 4 cấp độ an toàn sinh học: cấp I; cấp II; cấp III; cấp IV
Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quy định danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm.
Sở Y tế tối thiểu 3 năm một lần sẽ kiểm tra, thanh tra cơ sở xét nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và đã tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học trên địa bàn quản lý.
Tóm tắt các cấp độ an toàn sinh học
Bảng tóm tắt các cấp độ an toàn sinh học được khuyến cáo đối với tác nhân gây nhiễm.
Cấp ATSH Loại LAB Tiêu chuẩn thực hành Thiết bị an toàn Cấp 1 Nghiên cứu, giảng dạy Kỹ thuật vi sinh chuẩn (GMT) Không phải sử dụng các thiết bị an toàn. Thao tác trên bàn thí nghiệm thông thường Cấp 2 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, cơ sở chẩn đoán, nghiên cứu Thực hành theo cấp độ 1 nhưng có thêm đồ bảo hộ và bảng báo nguy hiểm sinh học Sử dụng BSC Cấp I/II khi tiến hành các thao tác có khả năng tạo khí dụng cao, có thể làm tăng nguy cơ phươi nhiễm cho nhân viên Cấp 3 Dịch vụ chẩn đoán đặc biệt, nghiên cứu Thực hành theo cấp độ 2 và trang bị thêm quần cáo bảo hộ đặc biệt, kiểm soát lối vào, thông khí có định hướng Sử dụng tủ an toàn sinh học trong mọi thao tác trên các chất nhiễm khuẩn. Cấp 4 Phòng làm việc với bệnh phẩm nguy hiểm Thực hành theo cấp độ 3 và có cửa vào qua phòng thay quần áo, tắm vòi sen trước khi ra, mọi chất thải được khử nhiễm khi đưa ra khỏi nơi làm việc Sử dụng tủ BSC Cấp 3 hoặc bộ quần áo áp lực dương kết hợp với tủ BSC Cấp 2, nồi hấp 2 đầu (thông qua tường), có thiết bị lọc không khí.
4 Cấp độ an toàn sinh học
An toàn sinh học cấp độ 1
Ở mức độ an toàn sinh học 1 (BSL-1) thích hợp cho công việc với các tác nhân có đặc tính tốt, không gây bệnh cho người khỏe mạnh. Các tác nhân này chỉ gây ra nguy cơ tiềm ẩn ở mức tối thiểu cho nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm và môi trường. Các biện pháp phòng ngừa cũng giới hơn so với các cấp độ khác khi ở cấp độ 1. Nhân viên phòng thí nghiệm phải rửa tay khi ra vào. Làm việc với các tác nhân này có thể được thực hiện trên bàn thí nghiệm tiêu chuẩn mà không cần sử dụng các thiết bị an toàn đặc biệt.
Tuy nhiên, việc ăn uống hay vệ sinh cá nhân sẽ bị cấm trong các khu vực phòng thí nghiệm ATSH cấp 1. Các vật liệu có khả năng lây nhiễm phải được khử nhiễm trước khi thải ra bằng cách sử dụng các hóa chất như thuốc tẩy, isopropanol hoặc bằng cách đóng gói để khử nhiễm ở nơi khác. Cần phải có thiết bị bảo hộ cá nhân khi nhân viên phòng thí nghiệm tiếp xúc với các vật liệu nguy hiểm. Các phòng thí nghiệm BSL-1 cần phải có cửa có thể khóa, nhằm hạn chế việc ra vào phòng thí nghiệm.
An toàn sinh học cấp độ 2
Ở cấp độ an toàn sinh học thứ 2, chúng ta cần tuân thủ áp dụng tất cả các biện pháp phòng ngừa được sử dụng ở cấp độ 1 và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bổ sung. BSL-2 khác với BSL-1 ở những điểm sau:
- Nhân viên phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2 phải được đào tạo cụ thể để xử lý các tác nhân gây bệnh và các nhà khoa học được đào tạo nâng cao hướng dẫn cẩn thận.
- Khi các công việc đang tiến hành, việc tiếp cận phòng thí nghiệm sẽ bị hạn chế.
- Các biện pháp phòng ngừa đặc biệt được thực hiện với các vật dụng sắc nhọn bị nhiễm bẩn.
- Một số quy trình nhất định có thể tạo ra các hạt aerosol truyền nhiễm hoặc tạo giọt bắn trong tủ an toàn sinh học hoặc thiết bị ngăn chặn vật lý khác.
An toàn sinh học cấp độ 2 và phòng thí nghiệm cho cấp độ an toàn sinh học này là rất phổ biến đối với các hoạt động nghiên cứu. Do đó hiểu mọi hoạt động đối với ATSH cấp 2 là điều cần thiết.
An toàn sinh học cấp 3
Hiện nay có nhiều nghiên cứu liên quan đến các vi khuẩn có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng có khả năng gây chết người qua đường hô hấp. Các công việc liên quan đến những nghiên cứu này cần thực hiện trong các cơ sở lâm sàng, chẩn đoán, giảng dạy, nghiên cứu hoặc hoạt động sản xuất. Và các phòng thí nghiệm thực hiện những công việc đó phải đảm bảo an toàn sinh học cấp 3.
Ở cấp độ an toàn sinh học này, các biện pháp an toàn được thực hiện trong phòng thí nghiệm BSL-2 phải được tuân thủ tuyệt đối, ngoài ra phải đáp ứng các yêu cầu thêm như sau:
- Tất cả nhân viên phòng thí nghiệm được cung cấp dịch vụ giám sát y tế và các loại chủng ngừa liên quan (nếu có) để giảm nguy cơ nhiễm trùng ngẫu nhiên hoặc không được chú ý.
- Tất cả các quy trình liên quan đến vật liệu lây nhiễm phải được thực hiện trong tủ an toàn sinh học cấp 3.
- Nhân viên phòng thí nghiệm BSL-3 phải mặc quần áo bảo hộ cứng phía trước (nghĩa là áo choàng buộc ở phía sau). Quần áo này không được mang ra ngoài phòng thí nghiệm và phải được vứt bỏ hoặc khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng.
- Phải có sổ tay hướng dẫn về an toàn sinh học dành riêng cho phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 3, trong đó nêu chi tiết cách phòng thí nghiệm sẽ hoạt động tuân thủ tất cả các yêu cầu an toàn.
An toàn sinh học cấp 4
Với các tác nhân có thể dễ dang lây truyền qua đường khí dung trong phòng thí nghiệm và gây ra các bệnh nặng dẫn đến tử vong ở người mà không có vắc xin hoặc phương pháp điều trị. Chúng đều thuộc cấp độ an toàn sinh học cao nhất là cấp độ 4 (BSL – 4)
Các phòng thí nghiệm BSL-4 thường được thiết kế để chúng trở thành phòng thí nghiệm tủ hoặc phòng thí nghiệm trang bị bảo hộ. Trong phòng thí nghiệm tủ, tất cả công việc đều phải được thực hiện trong tủ an toàn sinh học cấp III. Vật liệu lấy ra khỏi tủ phải được khử khuẩn bằng cách đi qua autoclave hoặc bể chứa chất khử trùng. Bản thân tủ được yêu cầu phải có các cạnh liền mạch, bo cong để dễ dàng vệ sinh. Ngoài ra, tủ và tất cả các vật liệu bên trong phải không có các cạnh sắc để giảm nguy cơ làm hỏng găng tay.
Trong phòng thí nghiệm cho an toàn sinh học cấp 4, nhân viên phải mặc đồ bảo hộ, tất cả công việc cũng phải được thực hiện trong tủ an toàn sinh học cấp II bởi nhân viên mặc bộ đồ áp suất dương. Để ra khỏi phòng thí nghiệm BSL-4, nhân viên phải đi qua phòng tắm hóa chất để khử nhiễm, sau đó là phòng tháo bộ quần áo áp suất dương, cuối cùng là phòng tắm cá nhân. Việc ra vào phòng thí nghiệm BSL-4 bị hạn chế tối đa, đối với các cá nhân được đào tạo và có ủy quyền, và tất cả những người ra vào phòng thí nghiệm phải ghi lại lịch trình di chuyển.
Trên đây là các cấp độ an toàn sinh học mà chúng ta cần biết. Việc áp dụng đúng cấp độ an toàn sinh học cho mục đích sử dụng phòng thí nghiệm là điều cần phải cân nhắc cẩn thận.