An toàn hoá chất

An toàn hoá chất trong công nghiệp là gì?

Hiện nay, trong quy trình sản xuất của hầu hết các ngành công nghiệp đều cần tới sự xuất hiện của đa dạng các loại hoá chất. Mỗi loại hoá chất sẽ đều có những đặc tính và mối nguy hiểm riêng, kể cả khi sử dụng và lưu trữ. Do đó, việc thực hành an toàn hoá chất là vô cùng quan trọng, vì đó là quá trình ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng của những người tham gia vào công việc và cả môi trường xung quanh.

An toàn hoá chất bao hàm toàn bộ các khía cạnh xoay quanh việc sản xuất, sử dụng, vận chuyển, xử lý và lưu trữ hoá chất. An toàn hoá chất công nghiệp đòi hỏi người lao động phải có kiến thức về hoá chất, lý học, độc chất… Đây là công việc đòi hỏi việc ứng dụng phương pháp và quá trình hoá học tối ưu nhất để giảm thiểu rủi ro an toàn lao động, cơ sở vật chất và cộng đồng.

Chất độc công nghiệp là gì?

Chất độc công nghiệp là danh từ chung chỉ các loại hoá chất được sử dụng để sản xuất mà chỉ một sơ xuất nhỏ thôi cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khoẻ con người. Các bệnh do chất độc công nghiệp gây ra có thể được coi là nhiễm độc nghề nghiệp.

An toàn hóa chất

Khi cần mua hoá chất công nghiệp, bạn cần tìm hiểu kỹ về các loại hoá chất cũng như các công ty, đơn vị phân phối uy tín trên thị trường. Các chất độc công nghiệp nguy hiểm có thể kể tới gồm:

  • Chất hoặc vật liệu nổ công nghiệp
  • Khí gas dễ/không dễ cháy, khí gas độc/không độc
  • Hoá chất lỏng dễ chát, chất nổ lỏng khử nhạy
  • Hoá chất đặc dễ cháy
  • Hoá chất oxy hoá (hợp chất oxit hữu cơ)
  • Chất độc hại, lây nhiễm
  • Chất phóng xạ
  • Chất ăn mòn
  • Các hoá chất nguy hiểm khác

Tác hại của hoá chất trong công nghiệp

Có 2 yếu tố quyết định ảnh hưởng của hóa chất đối với con người:

  • Ngoại tố: độc tính và nồng độ chất độ
  • Nội tố: tình trạng sức khỏe con người

Mức độ tác động (thương tích, bệnh tật...) và thời gian gây ra tác động (ngay lập tức, lâu dài) sẽ được quyết định theo 2 yếu tố này.

Sức khỏe con người

Là những tác động gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với hóa chất

  • Tác hại cấp tính: nhức đàu, buồn nôn, nôn mửa, ăn mòn da
  • Tác hại lâu dài: hen suyễn, viêm da, tổn thương thần kinh, ung thư

Nguy cơ hóa lý

Là các phát sinh từ quá trình vận chuyển, xử lý, sử dụng hóa chất không đúng cách, dẫn đến tổn hại về sức khỏe cá nhân và thiệt hại tài sản.

An toàn hóa chất

Vì sao cần đảm bảo an toàn hoá chất trong công nghiệp

Việc phải tiếp xúc với hoá chất trong một thời gian dài, dù trực tiếp hay gián tiếp, sẽ đều ít nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động. Việc nhiễm độc sẽ bị tích tụ từ từ trong cơ thể theo thời gian, tới khi vượt ngưỡng có thể tự đào thải của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng hô hấp, chức năng gan, viêm da, thoái hoá da hay nghiêm trọng hơn là gây ung thư; nhất là khi phải làm việc trực tiếp với các hoá chất dễ cháy như cồn công nghiệp và cồn dược phẩm…

Có thể có các nguy cơ không mong muốn khác như bị hoá chất bắn vào tay, chân, mặt… Do đó việc đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh an toàn hoá chất công nghiệp là vô cùng cấp thiết, mỗi tổ chức và cá nhân đều phải nghiêm túc thực hiện để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh.

Mức độ nguy hiểm khi làm việc với hoá chất

Mức độ nguy hiểm khi làm việc với hoá chất phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc và mức độ độc tính của các chất hoá học.

Một số chất có độc tính cao có thể gây nguy hiểm ngay lập tức tới sức khoẻ con người, dù là hít vào hay tiếp xúc với cơ thể.

4 biện pháp phòng ngừa độc hại của hoá chất

  • Thay thế: loại bỏ, thay thế các hoá chất độc hại bởi các chất khác ít nguy hiểm hơn hoặc không nguy hiểm
  • Quy định khoảng cách: đảm bảo khoảng cách an toàn hoặc che chắn giữa hoá chất với người lao động để giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra
  • Thông gió: có hệ thống thông gió phù hợp khi di chuyển hoặc lưu trữ để giảm bớt nồng độ độc hại trong môi trường (khí, khói, bụi, mù…)
  • Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhận: trang bị quần áo, thiết bị, dụng cụ bảo hộ theo đúng quy định

An toàn hóa chất

12 nguyên tắc phòng ngừa hoá chất

1. Nghiêm túc tuân thủ các thủ tục, nghị định đã được ban hành và thực hiện công việc theo nghiệp vũ đã được đào tạo

2. Luôn trang bị đầy đủ quần áo, thiết bị bảo hộ khi làm việc. Loại bỏ những bộ đã bị hỏng, rách để đảm bảo khả năng bảo vệ tối đa

3. Có kế hoạch cẩn thận trước khi vào làm việc với hóa chất. Đưa ra giả thiết về các tình huống xấu có thể xảy ra và hướng giải quyết

4. Trang bị kiến thức về các thủ tục và thiết bị khẩn cấp (hỏa hoạn, sự có rò rỉ, sơ tán, báo cáo khẩn...)

5. Các thùng chứa hóa chất phải được phân loại và dán nhãn cụ thể. Xử lý ngay khi phát hiện nhãn dán bị mờ, rách hoặc thùng chứa bị hỏng

6. Không sử dụng các loại hóa chất không được dán nhãn hoặc đựng trong thùng đựng

7. Lưu trữ tài liệu theo phân loại phù hợp và ở nới thoáng mát, khô ráo

8. Đọc kỹ nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn MSDS trước khi sử dụng bất kì vật liệu nào để đảm bảo an toàn

An toàn hóa chất

9. Sử dụng đúng mục đích của hóa chất, đúng liệu lượng và HDSD trên bao bì

10. Luôn đọc nhãn mác và bảng dữ liệu MSDS để nắm được các tính chất nguy hiểm của hóa chất và nguyên liệu

11. Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường làm việc. Làm sạch ngay bằng xà phòng và nước sau khi làm việc với hóa chất. Vệ sinh bề mặt khu vực làm việc ít nhất 1 lần trong ca làm để giảm khả năng ô nhiễm

12. Không ăn uống khi làm việc với hóa chất. Nếu để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất thì không được sờ, sử dụng mỹ phẩm hay kính áp tròng.

Nội quy an toàn hoá chất

Nội quy an toàn hoá chất là gì?

Nội quy an toàn hóa chất là văn bản được ban hành bởi những người đứng đầu trong ngành hóa chất. Trong văn bản này đưa ra các quy định mà người tham gia lao động buộc phải tuân theo về hành vi, trách nhiệm… Mọi doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa chất đều phải có các nội quy về an toàn hóa chất.

Mục đích của nội quy an toàn hoá chất

  • Buộc người lao động tuân theo các quy định về an toàn hóa chất, đảm bảo môi trường làm việc an toàn
  • Đưa ra cảnh báo về nguy hiểm tiềm tàng khi tiếp xúc hoặc trong quá trình làm việc với hóa chất nếu không tuân theo quy định an toàn hóa chất đã được khuyến nghị
  • Cung cấp các thông tin cần thiết khi sử dụng hóa chất độc hại
  • Khuyến khích môi trường làm việc an toàn và có các biện pháp, thiết bị bảo vệ con người; chương trình huấn luyện khi cần thiết
  • Cung cấp thông tin hướng dẫn cho người lao động tiếp xúc, sử dụng hoặc chịu trách nhiệm sơ cứu cấp cứu ngay khi có sự cố

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hoá chất

Điều 7 Luật hóa chất số 10/VBHN-VPQH quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất:

– Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hóa chất nguy hiểm trái quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm.

– Sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng.

– Sử dụng hóa chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khỏe con người, tài sản và môi trường.

An toàn hóa chất
Nghị định yêu cầu đảm bảo an toàn hoá chất trong môi trường sản xuất

Mục 1 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất ban hành ngày 09/10/2017 quy định về yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất:

Yêu cầu an toàn hóa chất trong sản xuất đối với nhà xưởng

Điều 4 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa:

– Nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất.

– Nhà xưởng, kho chứa phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

– Hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió.

– Hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu trữ hóa chất. Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ.

– Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn hóa chất công nghiệp.

– Nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo cảnh báo an toàn hóa chất phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy. Các biển báo thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất phải có các thông tin:

  • Mã nhận dạng hóa chất;
  • Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó. Tại khu vực sản xuất có hóa chất nguy hiểm phải có bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác an toàn ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.

– Nhà xưởng, kho chứa phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.

– Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.

– Nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

An toàn hóa chất


Yêu cầu đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì

Điều 5 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì:

– Công nghệ sản xuất hóa chất được lựa chọn đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây sự cố hóa chất, ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ.

– Thiết bị kỹ thuật phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với chủng loại hóa chất và quy trình công nghệ, đáp ứng được công suất sản xuất, quy mô kinh doanh. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định an toàn, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.

– Yêu cầu về bao bì

  • Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển. Bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản riêng. Trước khi nạp hóa chất, cơ sở thực hiện nạp phải kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất. Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụng lại phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi nhãn hóa chất. Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.

Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất

Điều 6 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất:

– Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu vực.

– Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất.

– Quá trình vận chuyển hóa chất phải thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.

An toàn hóa chất

Yêu cầu an toàn hóa chất đối với hoạt động san chiết, đóng gói

Điều 7 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định yêu cầu đối với hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất:

– Hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất phải được thực hiện tại địa điểm đảm bảo các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Thiết bị san chiết, đóng gói hóa chất phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.

– Bao bì, vật chứa và nhãn hóa chất sau khi san chiết, đóng gói phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

– Người lao động trực tiếp san chiết, đóng gói hóa chất phải được huấn luyện an toàn về hóa chất.


Huấn luyện an toàn hoá chất

Tại sao cần huấn luyện an toàn hóa chất?

Như đã đề cập ở phía trên, mỗi hóa chất đều có những đặc tính và mối nguy hại tiềm ẩn riêng. Dù phải làm việc trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc phải với hoá chất cũng có thể gây ảnh hưởng tới một phần sức khỏe hay nghiêm trọng hơn là xảy ra các tình huống không mong muốn. Để giảm thiểu nguy cơ này thì mỗi cá nhân người lao động đều cần được huấn luyện, trang bị và cập nhật liên tục những kiến thức về an toàn hóa chất.

Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì người tham gia lao động liên quan đến hóa chất phải được kiểm soát nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Huấn luyện an toàn hóa chất

Đối tượng huấn luyện an toàn hóa chất

Theo Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP:

  • Nhóm 1, bao gồm:

Người đứng đầu đơn vị, cơ sở kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc, người phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật, quản đốc phân xưởng hoặc tương đương. Ví dụ: Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, trưởng phòng thí nghiệm,…

Cấp phó của người đứng đầu theo định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất. Ví dụ: Phó Giám đốc, phó Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, phó trưởng phòng thí nghiệm,…

  • Nhóm 2, bao gồm:

Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở.

Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.

  • Nhóm 3, bao gồm những người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất. Ví dụ: công nhân pha chế, công nhân trực tiếp tại kho chứa hóa chất, …

Nội dung, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất

Theo Điều 33, Nghị định 113/2017/NĐ-CP
1. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.

2. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1

  • Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  • Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  • Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.

3. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2

  • Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  • Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
  • Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
  • Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  • Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

4. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3

  • Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
  • Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
  • Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
  • Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

5. Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất

  • Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.

6. Quy định về thời gian huấn luyện an toàn hóa chất

  • Đối với Nhóm 1: Tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
  • Đối với Nhóm 2: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
  • Đối với Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra

PN