Đèn UV trong các phòng thí nghiệm
Khử trùng bằng tia UV là một trong những phương pháp khử trùng truyền thống của công việc nuôi cấy mô vô trùng trong BSCs. Tuy nhiên hiện tại việc khử trùng bằng tia UV không còn được khuyến nghị như trước nữa.
Khử trùng bằng tia UV là một trong những phương pháp khử trùng truyền thống của công việc nuôi cấy mô vô trùng trong BSCs. Tuy nhiên hiện tại việc khử trùng bằng tia UV không còn được khuyến nghị như trước nữa. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các phòng thí nghiệm đã không sử dụng đèn UV đúng cách cũng như không có tiêu chuẩn thiết lập để thử nghiệm đèn UV.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đèn UV trong các phòng thí nghiệm hiện nay đang được ứng dụng và có những hạn chế như thế nào. Cũng như các hướng dẫn giúp việc sử dụng đèn UV trong các LAB được phù hợp hơn.
Đèn UV diệt khuẩn trong phòng thí nghiệm là gì
Đèn UV diệt khuẩn hay còn được biết với tên gọi là đèn tia cực tím. Loại đèn này sử dụng ánh sáng tia cực tím (UV) kết hợp với cấu tạo của đèn huỳnh quang có bước sóng ngắn có khả năng gây bất hoạt của vi khuẩn, virus và động vật nguyên sinh..
Ứng dụng của đèn UV diệt khuẩn
Diệt khuẩn
Tia cực tím có tác dụng rất mạnh trên Nucleo Protein của vi khuẩn, tia này sẽ làm biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn.
Khả năng diệt khuẩn của tia UV phụ thuộc vào mật độ tia, thời gian chiếu, điều kiện môi trường và sức chịu đựng của vi khuẩn. Ngoài ra, từ tác động của tia cực tím, không khí có thể sinh ra Ozon có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
Khử không khí
Khử khuẩn không khí bằng tia cực tím: để khử khuẩn không khí khi có người ở trong phòng sẽ dùng phương pháp chiếu xạ gián tiếp bằng cách đặt các đèn diệt khuẩn với mặt phản chiếu quay lên trên, ở mức cao hơn tầm người (2 – 2,5m).
Luồng tia UV hướng lên trần nhà, tiêu diệt vi khuẩn ở những lớp không khí trên; khi phản chiếu từ trần và tường nó tiêu diệt vi khuẩn ở nấc không khí thấp hơn. Do tác động của các dòng đối lưu, các lớp không khí trên đã được khử khuẩn dần dần bị thay thế bằng các lớp ở dưới chưa diệt khuẩn, nhờ đó qua một thời gian toàn bộ không khí sẽ được khử khuẩn.
Các hạn chế của đèn UV
Đèn cực tím chỉ có hiệu quả khử khuẩn bề mặt các khu vực tiếp xúc với tia này. Và các khu vực trong mặt khuất của thiết bị sẽ không được khử khuẩn.
Bóng đèn UV có thời hạn sử dụng hạn chế
- Thời hạn sử dụng trung bình của đèn cực tím là 6-8 tháng
- Ánh sáng sẽ sáng xanh ngay cả khi đã hết hạn sử dụng
- Chỉ 85% hiệu quả sau 6000 giờ sử dụng
Các hạt bụi có thể tích tụ trên bề mặt của bóng đèn:
- Các hạt bụi sẽ gây giảm hiệu quả khử khuẩn
- Yêu cầu cần phải khử khuẩn bề mặt đèn với tần suất nhiều hơn
Không có tiêu chuẩn NSF / ANSI để kiểm tra và chúng không được kiểm tra trong quá trình chứng nhận hàng năm của BSC.
Đèn UV không còn được khuyến khích bởi:
- Hiệp hội An toàn Sinh học Hoa Kỳ (ABSA International, 2000)
- Tổ chức Vệ sinh Quốc gia (NSF International 2004)
- Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC, 2009)
Nhiều nghiên cứu cho thấy các phòng thí nghiệm không thay thế và bảo trì bóng đèn thường xuyên, nó tạo ra cảm giác an toàn một cách sai lầm về sự vô trùng.
Đối với các tủ an toàn sinh học mới, sẽ không có tùy chọn đèn UV sẵn và nó sẽ được thêm khi có yêu cầu cụ thể (yêu cầu chi phí bổ sung).
Việc sử dụng tia UV có thể dẫn đến phơi nhiễm và gây hại khi tiếp xúc với da hoặc mắt.
Hướng dẫn cho các phòng thí nghiệm chọn sử dụng đèn UV
- Luôn sử dụng hóa chất khử trùng trước và sau khi sử dụng BSC; Khử trùng bằng tia cực tím không thể được sử dụng làm phương pháp khử trùng chính
- Không sử dụng đèn UV trong khi đang thực hiện nghiên cứu trong tủ an toàn sinh học. Đối với các tủ mới sẽ có các khóa liên động ngăn không cho đèn UV kích hoạt khi cửa mở, trong khi đó các tủ cũ hơn có thể không có tính năng an toàn này
- Giảm thiểu thiết bị được lưu trữ trong BSC để ngăn ngừa phơi nhiễm không cần thiết. Tia UV sẽ làm phân hủy nhựa theo thời gian (chẳng hạn như pipet, thùng chứa chất thải và ống dẫn chân không)
- Sử dụng thời gian phơi sáng thích hợp:
- Hầu hết các tác nhân không hoạt động sau 10-15 phút
- Thời gian tiệt trùng tối đa nên được giới hạn trong 30 phút - sau 30 phút không có lợi ích bổ sung
- Tắt đèn UV sau thời gian khử trùng để duy trì tuổi thọ và năng lượng của bóng đèn (tính bền vững)
Đèn UV không phải là một phương án khử trùng được khuyến nghị nữa. Do vậy khi sử dụng chúng ta cần tuân thủ các hướng dẫn trên để có được sự phù hợp, tạo ra hiệu quả và độ an toàn cao cho con người cũng như quy trình làm việc.