1. Chống tĩnh điện

Chống tĩnh điện là việc dùng các vật liệu dẫn điện có điện trở cho phép từ khoảng 10^4 - 10^9 ohm, làm tiêu tán các điện tích hoặc đưa nó xuống hệ thống và nối đất, bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân gây chập, cháy, nổ,...

Tại sao phải chống tĩnh điện?

Khi hoạt động – làm việc và việc ma sát sẽ sinh ra điện từ (điện tích - +) nó sẽ bám vào các vật liệu không dẫn điện; điện tích này sẽ chờ khi có một vật khác mang điện tích trái dấu (- hoặc +) lại gần nó; chúng sẽ phóng điện vào nhau và trung hòa.

Ví dụ: Nhà máy lọc dầu phóng điện sẽ gây ra chập cháy, ở gần kho thuốc chúng sẽ gây ra chập nổ, gần các linh kiện điện tử sẽ gây ra chập và hư hỏng linh kiện điện tử.

Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cho con người cũng như sản phẩm tránh khỏi sự phóng điện thì trong hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM (Total quality management) chống tĩnh điện được quan tâm, chú trọng hàng đầu.

Trong sản xuất, tĩnh điện có tác hại như thế nào ?

chống tĩnh điện trong sản xuất
Chống tĩnh điện trong sản xuất

Tĩnh điện trên bề mặt của bất kỳ vật thể nào đó, khi nó lớn đến mức độ thích hợp (khoảng 3000V) sẽ tạo ra một từ trường tĩnh điện, từ trường này sẽ tác động gây ra sự phân cực giữa các vật thể, khi những vật thể lọt vào trường tĩnh điện, việc này tạo ra lực hút Cu-lông đủ để hút cưỡng bức các vật thể vào bề mặt của vật mang tĩnh điện.

Hiện tượng hút bụi bẩn trên sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng các quá trình sản xuất cần sạch bề mặt, ví dụ như: In ấn, lắp đặt, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, sơn, xi mạ và các quy trình sản xuất điện tử …v.v..

Chính vì thế, trong sản xuất thường gặp phải các vấn đề như:

- Màng phim, chai lọ, các sản phẩm bị bám dính bụi, tích điện, từ đó làm giảm chất lượng sản phẩm.

- Bao bì làm ra không xếp được ngay hàng

- Tĩnh điện cao sẽ gây ra tia lửa điện, dẫn đến cháy nổ

- Mực in bị lem

- Người lao động bị điện giật - gây tai nạn lao động

Và nhiều vấn đề khác.

2. Vật liệu chống tĩnh điện

Các vật liệu chống tĩnh điện được thiết kế, sản xuất nhằm ngăn chặn việc tạo ra hay tích tụ điện (xảy ra khi hai vật liệu chạm vào nhau và chuyển điện tử). Vật liệu cách điện ngăn dòng điện tử, còn vật liệu chống tĩnh điện ngăn không để chúng tích tụ hay tích tụ trên bề mặt sản phẩm.

Phân loại chống tĩnh điện – dẫn điện – tán điện – cách điện

Vật liệu chống tĩnh điện

Dùng để chỉ các loại vật liệu giúp ngăn cản và tiêu tan tĩnh điện tích tụ. Do đó, vật liệu dẫn điện và vật liệu tán điện còn gọi là vật liệu chống tĩnh điện. Còn vật liệu cách điện khác với vật liệu chống tĩnh điện.

Vật liệu dẫn điện

Có độ trở kháng không cao, nên dòng điện tích di chuyển một cách dễ dàng, nhanh chóng trên bề mặt hay trong lõi. Điện tích được truyền xuống đất hoặc qua vật dẫn điện khác đặt sát hoặc tiếp xúc với nó. Vật liệu dẫn điện phải có độ trở kháng trên bề mặt trung bình dưới 10^4 Ω/sq và không quá 10^5 Ω/sq.

Vật liệu tán điện

Tốc độ di chuyển điện tích nhanh nhưng so với vật liệu dẫn điện vẫn chậm hơn. Vì thế, cần có quy trình giám sát, quản lý và điều khiển chặt chẽ để đảm bảo tĩnh điện trên bề mặt sản phẩm được tiêu tán đúng lúc và kịp thời. Yêu cầu độ trở kháng ở mức từ 10^5 Ω/sq – 10^12 Ω/sq trên bề mặt và trung bình dao động trong khoảng 10^4 Ω/sq – 10^11 Ω/sq. Ở lĩnh vực hàng điện tử chỉ được sử dụng vật liệu tán điện có trở kháng tối đa không quá 10^9 Ω/sq.

Vật liệu cách điện

Cách điện hay còn gọi là tĩnh điện, ngăn điện tích di chuyển rất mạnh và gần như là hoàn toàn. Nó lưu trữ và thậm chí là tích tụ trên bề mặt vật liệu trong thời gian dài và không dễ dàng gì để triệt tiêu hoàn toàn. Vật liệu cách điện có độ trở kháng trên bề mặt trùng bình ít nhất là 10^11 Ω/sq và lớn hơn 10^12 Ω/sq.

Tiêu chuẩn của các vật liệu chống tĩnh điện

Vật liệu chống tĩnh điện cần có những tiêu chí cơ bản sau:

  • Không sản sinh bụi bẩn, không lưu trữ bụi trên bề mặt sản phẩm,..
  • Các vật liệu đó phải được làm từ những chất liệu có tác dụng chống tĩnh điện (chứa carbon, chất phân tán điện tích)
  • Điện trở bề mặt đạt trong khoảng 10^6- 10^9 Ω

Nếu đưa vào sử dụng trong dây chuyền sản xuất những vật liệu chống tĩnh điện mà không bảo đảm thì sẽ gây ra những hậu quả rất lớn cho quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng, gây ra nhiều tổn thất về hàng hóa, uy tín, mất đơn hàng,…

Giải quyết vấn đề tĩnh điện

phun sơn chống tĩnh điện
Phun sơn chống tĩnh điện

Những chất liệu khác nhau thì sẽ có những giải pháp giải quyết khác nhau. Nối đất trực tiếp là phương pháp phổ biến đối với chất liệu dẫn điện.

Những chất liệu không dẫn tĩnh điện như vật liệu tự nhiên, hỗn hợp thì chỉ có một giải pháp duy nhất là dùng ionizer. Nó là phương pháp tạo ra các ion trung hoà những vùng bị tĩnh điện (nếu không tĩnh điện mất đi sẽ chậm).

Các thiết bị chống tĩnh điện có thể khử được các ion bằng cách trung hoà chúng. Ví dụ như: thanh khử tĩnh điện, vòi phun chống tĩnh điện, súng chống tĩnh điện, quạt ion, vòng tay tĩnh điện, dây nối đất... (antistatic bar, air knife, ionizing nozzle, ionizing gun,...).

Ví dụ: để chống tĩnh điện cho hệ thống máy in, người ta gắn những thanh khử tĩnh điện lên một số vị trí để nó trung hoà các ion tạo ra từ giấy trong quá trình cọ xát, xả cuộn, sấy khô...

Trong quá trình sơn để chống tĩnh điện, người ta dùng quạt ion hoặc thanh khử tĩnh điện gắn ở vị trí gần chỗ phun sơn để các thiết bị này khử ion trong các hạt sơn. Các hạt sơn bám chắc vào bề mặt cần sơn, tạo nên lớp sơn thẩm mỹ...do không bị nhiễm tĩnh điện.