Đối với những kỹ sư cơ điện, việc sử dụng các phần mềm của Autodesk có lẽ được xảy ra hằng ngày. Và chắc hẳn chúng ta đều biết đến Revit, phần mềm dược thiết kế cho ngành xây dựng. Trong đó có Revit MEP, và trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Revit MEPF, sử dụng trong cấp thoát nước.

Revit mep là gì?

Revit MEP được hãng Autodesk thiết kế cho ngành xây dựng bao gồm 3 bộ môn: Kiến trúc, kết cấu và cơ điện. Revit có 3 loại là Revit architecture, Revit structure và Revit MEP tương ứng với 3 bộ môn kể trên. Revit là một trong những phần mềm ưu việt nhất dành cho việc lập mô hình thông tin xây dựng và tất cả dữ liệu đều thống nhất ở dạng 3D theo mô hình BIM.

Ta có thể thấy Revit MEP là một phần mềm con trong hệ thống Revit chuyên về thiết kế hệ thống cơ điện. Revit MEP được phát triển và ứng dụng khá lâu ở các nước phát triển trên thế giới, tuy nhiên phần mềm này chỉ mới ứng dụng nhiều ở Việt Nam vài năm trở lại đây. Ở các phiên bản Revit từ năm 2016 đến nay đã tích hợp cả 3 bộ môn mà chúng ta nói đến ở trên vào trong 1 phần mềm, khiến cho các kỹ sư tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng.

revit mep

MEPF là viết tắt của M: Mechanical, E: Electrical, P: Plumbing or Piping còn F là Fire Protection. 4 yếu tố này là các hệ thống không thể thiếu của một công trình xây dựng. Các hệ thống trên có trung một đặc điểm là khối lượng rất lớn nên việc thi công chúng là một vấn đề không hề nhỏ.

Revit dùng cho cấp thoát nước

Ngoài ứng dụng MEP nói chung thì việc ứng dụng Revit cho cấp thoát nước là một bước đột phá trong việc thiết kế của bộ môn trên. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua về hệ thống này để hiểu vì sao việc ứng dụng Revit cho cấp thoát nước là một bước đột phá.

Các hạng mục chính của cấp thoát nước

Hạng mục chính của hệ thống cấp thoát nước được chia ra như sau:

  • Cấp nước:
    • Cấp nước lạnh (có áp, không áp)
    • Cấp nước nóng (cục bộ, trung tâm, kết hợp)
  • Thoát nước
    • Thoát nước xám
    • Thoát nước đen
    • Thoát mưa

Nhìn qua chúng ta có thể thấy được sự phức tạp của hệ thống cấp thoát nước. Và đặc biệt là khi thiết kế hệ thống thoát nước. Hệ thống này với mức độ phức tạp cao, đặc biệt còn đòi hỏi có độ dốc nên không khó hiểu khi các khó khăn khó giải quyết nhất trong quá trình thiết kế cấp thoát nước đều đến từ hệ thống thoát nước.

Ưu điểm của ứng dụng Revit cho thiết kế cấp thoát nước

Tuy nhiên, khi ứng dụng Revit vào thiết kế hệ thống cấp thoát nước thì chúng ta có thể giải quyết được vấn đề đã nói trên vì phần mềm này có thể kiểm tra các va chạm giữa các bộ môn, các hệ thống với nhau ngay trên mô hình đưa ra được hướng đi, cách đi ống một các nhanh nhất, tốt nhất. Chưa dừng lại ở đó nếu là một người làm shopdrawing hay bóc tách khối lượng thì việc đo đếm các chiều dài đoạn ống cũng như số lượng là một công việc không hề dễ dàng thì khi sử dụng Revit MEPF, công việc đó hoàn toàn tự động bạn sau vài cái kích chuột là sẽ hoàn thành được nó.

Việc dựng hình chiếu trục đo để cho thợ thi công khi làm bằng cad thường ngốn rất nhiều thời gian thì đối với Revit MEPF, chúng ta chỉ cần tốn vài phút đi căn chỉnh là đã có một bản vẽ 3D vô cùng đẹp và trực quan.

revit dùng trong cấp thoát nước

Ngoài ra, về lâu dài, trong quá trình vận hành chúng ta còn có thể trích xuất các số liệu của vật tư để phục vụ cho công việc quản lý tài sản, bảo dưỡng định kỳ cũng như thay thế.

Hạn chế của Revet cho MEPF

Một số hạn chế nhất định khi ứng dụng Revit cho MEPF mà chúng ta có thể kể đến như:

  • Chỉ hiệu quả khi các bộ môn đều làm trên cùng một nền tảng
  • Yêu cầu về đầu tư cơ sở vật chất cao hơn so với khi dùng CAD truyền thống
  • Yêu cầu về hệ thống thư viện, teamplate.
  • Chưa có hệ thống quy trình, quy định, quy chuẩn dành cho Revit

Các công trình tại Việt Nam hiện nay đều đang chuyển đổi dần từ việc thẩm duyệt các hồ sơ 2D sang 3D, do đó việc ứng dụng BIM hay nói riêng là Revit đang là một xu hướng phát triển mạnh. Tuy nhiên hiện nay để đi theo xu hướng này, việc đưa ra các quy trình chuẩn, đầu tư ban đầu, đào tạo nhân lực hay việc thuyết phục chủ đầu tư hay lãnh đạo là các vấn đề nan giải.

Xem thêm video:

Từ khóa: