7 QC Tools - 7 công cụ quản lý chất lượng doanh nghiệp cần biết
7 công cụ quản lý chất lượng là các công cụ được sử dụng để hướng tới mục đích nắm bắt các vấn đề của mình một cách chủ động và hiệu quả hơn. Vậy 7 công cụ này là gì? Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Thiết bị phòng sạch VCR.
- 7 công cụ quản lý chất lượng
- Nội dung chính của 7 công cụ quản lý chất lược
- Vì sao nên áp dụng 7 QC tools
- Lợi ích của 7 QC tools
- Khi nào nên sử dụng 7 QC tools
- Các bước áp dụng 7 QC tools
- 7 công cụ quản lý chất lượng mới - 7 công cụ lập kế hoạch quản lý
7 công cụ quản lý chất lượng
7 QC tools là gì?
7 công cụ quản lý chất lượng - 7 công cụ kiểm soát chất lượng hay 7 QC Tools (7 Quality Control Tools) đều là các tên gọi nhắc tới các công cụ biểu đồ và thống kê đơn giản, được các doanh nghiệp sử dụng để hướng tới mục đích nắm bắt các vấn đề của mình một cách chủ động và hiệu quả hơn.
Các công cụ này thường được sử dụng bởi các kỹ sư kiểm soát chất lượng, không chỉ liên quan tới sản phẩm mà còn liên quan đến chất lượng công việc diễn ra trong tổ chức.
7 công cụ quản lý chất lượng là:
- Phiếu kiểm soát - Check sheets
- Biểu đồ - Charts
- Biểu đồ nhân quả - Cause and Effect Diagram
- Biểu đồ Pareto - Pareto chart
- Biểu đồ mật độ phân bố - Histogram
- Biểu đồ phân tán - Scatter Diagram
- Biểu đồ kiểm soát - Control Chart
Xem thêm: 5 core tools - 5 công cụ cốt lõi
Nội dung chính của 7 công cụ quản lý chất lược
Phiếu kiểm soát (check sheets)
1. Khái niệm
Phiếu kiểm tra là một phương tiện để lưu trữ dữ liệu, có thể là hồ sơ dữ liệu của các hoạt động trong quá khứ, cũng có thể là phương tiện theo dõi cho phép bạn thấy được xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan và đầy đủ. Đây là một dạng lưu trữ đơn giản một số phương pháp thống kê dữ liệu cần thiết để xác định thứ tự ưu tiên của sự kiện, và công việc hàng ngày của mỗi doanh nghiệp.
Phiếu kiểm soát thường được sử dụng để:
- Kiểm tra sự phân bố số liệu của một chỉ tiêu của quá trình sản xuất
- Kiểm tra các dạng khuyết tật của mỗi sản phẩm
- Kiểm tra vị trí các khuyết tật
- Kiểm tra các nguồn gốc gây ra khuyết tật của sản phẩm
- Kiểm tra xác nhận công việc
Thường thì, Phiếu kiểm tra sẽ theo dõi sự kiện theo thời gian nhưng cũng có thể dùng để theo dõi số lượng sự kiện theo vị trí. Sau đó, dữ liệu này có thể được sử dụng làm đầu vào của Biểu đồ tập trung, Biểu đồ Pareto… Ví dụ về các vấn đề cần theo dõi có thể là: số lần sai hỏng trong một tháng, cuộc gọi bảo dưỡng sửa chữa /tuần, rác thải nguy hại thu được/giờ làm việc, v.v…
2. Các dạng phiếu kiểm tra
Dạng mục đích
- Để kiểm soát công việc tại xưởng
- Để kiểm tra
- Để quản đốc kiểm soát và điều hành
- Để phân tích
Dạng nội dung
- Dạng biểu đồ phân bố tần số (đánh dấu giá trị phân nhóm)
- Kiểm tra các mục yêu cầu
- Kết hợp với biểu đồ nhân quả
- Kết hợp với hình vẽ hoặc ảnh
- Kiểm tra hoặc đánh dấu theo thời gian
- Tận dụng các phần hoặc sản phẩm bị lỗi theo dạng hoặc theo nguyên nhân
3. Các bước thiết kế phiếu kiểm tra
Bước 1: Lựa chọn thông số hoặc dữ liệu cụ thể cần thu thập
Bước 2: Xác định thời gian thu thập( ngày, tuần, ca, quý…)
Bước 3: Xây dựng biểu mẫu phù hợp ( có thể bao gồm thông tin địa điểm thu thập, người thực hiện, lý do hoặc nhận xét đặc biệt, sử dụng tiêu đề có tính giải thích, thể hiện đơn vị đo trong phiếu kiểm tra,…)
Bước 4: Kiểm tra mẫu phiếu kiểm tra và thay đổi ( nếu cần ).
Biểu đồ (Charts)
Biểu đồ là hình vẽ thể hiện mối tương quan giữa các số liệu hoặc các đại lượng.
Biểu đồ dùng để trực quan hóa dữ liệu để có thể dễ dàng nắm bắt vấn đề bằng mắt thường.
Có rất nhiều dạng biểu đồ: Biểu đồ đường, biểu đồ cột và đường, biểu đồ hình bánh, biểu đồ dạng thanh, biểu đồ Gantt chart, biểu đồ mạng nhện.
Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)
1. Khái niệm
Biểu đồ nhân quả đơn giản chỉ là một danh sách liệt kê những nguyên nhân có thể có dẫn đến kết quả. Công cụ này đã được xây dựng vào năm 1953 tại Trường Đại học Tokyo do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì. Ông đã dùng biểu đồ này giải thích cho các kỹ sư tại nhà máy thép Kawasaki về các yếu tố khác nhau được sắp xếp và thể hiện sự liên kết với nhau. Do vậy, biểu đồ nhân quả còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá.
Mục đích:
Là một phương pháp nhằm tìm ra nguyên nhân của một vấn đề, từ đó thực hiện hành động khắc phục để đảm bảo chất lượng. Đây là công cụ được dùng nhiều nhất trong việc tìm kiếm những nguyên nhân, khuyết tật trong quá trình sản xuất.
Công cụ này dùng để nghiên cứu, phòng ngừa những mối nguy tiềm ẩn gây nên việc hoạt động kém chất lượng có liên quan tới một hiện tượng nào đó, như phế phẩm, đặc trưng chất lượng, đồng thời giúp ta nắm được toàn cảnh mối quan hệ một cách có hệ thống. Người ta còn gọi biểu đồ này là biểu đồ xương cá, biểu đồ Ishikawa, hay tiếng Nhật là Tokuzei Yoin – biểu đồ đặc tính…
Đặc trưng của biểu đồ này là giúp chúng ta lên danh sách và xếp loại những nguyên nhân tiềm ẩn chứ không cho ta phương pháp loại trừ nó.
2. Các bước xây dựng
Bước 1: Xác định vấn đề cần phân tích. Viết vấn đề lựa chọn tại vị trí đầu cá.Vẽ mũi tên lớn (Xương sống).
Bước 2: Sử dụng phương pháp Brainstorming thảo luận nhóm để đưa ra các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề. Sử dụng phương pháp 5Why để đặt câu hỏi và phân tích sâu vấn đề.
Tập hợp các nguyên nhân theo nhóm và xác định xương của biểu đồ.
Bước 3: Xem xét lại biểu đồ trước khi hoàn thiện, loại bỏ những nguyên nhân không áp dụng. Braistorm để có them các ý tưởng mở rộng cho các nhánh con của xương cá.
Biểu đồ Pareto (Pareto Chart)
1. Khái niệm
Biểu đồ Pareto (Pareto Chart) là một biểu đồ hình cột được sử dụng để phân loại các nguyên nhân/nhân tố ảnh hưởng có tính đến tầm quan trọng của chúng đối với sản phẩm. Sử dụng biểu đồ này giúp cho nhà quản lý biết được những nguyên nhân cần phải tập trung xử lý . Lưu ý là cần sử dụng biểu đồ Pareto để phân tích nguyên nhân và chi phí do các nguyên nhân đó gây ra.
Mục đích:
Bóc tách những nguyên nhân quan trọng nhất ra khỏi những nguyên nhân vụn vặt của một vấn đề. Đồng thời, nhận biết và xác định ưu tiên cho các vấn đề quan trọng nhất.Ngoài ra biểu đồ Pareto còn dùng để đánh giá hiệu quả cải tiến.
Áp dụng khi: Phân tích dữ liệu liên quan đến vấn đề quyết định yếu tố nào quan trọng nhất ảnh hưởng đến vấn đề đó.
- Biểu đồ Pareto thể hiện số lượng và tỷ lệ % sai lỗi trong gia công cơ khí.
- Phân tích pareto cũng rất quan trọng trong quá trình cải tiến. Do đó, việc thực hiện cải tiến cần được sử dụng với nhiều công cụ thống kê.
- Trong quản lý chất lượng, cũng thường nhận thấy rằng:
- 80% thiệt hại về chất lượng do 20% nguyên nhân gây nên.
- 20% nguyên nhân gây nên 80% lần xảy ra tình trạng không có chất lượng.
2. Các bước xây dựng
B1. Xác định nghiên cứu vấn đề gì và cách thu thập dữ liệ:
- Xác định vấn đề cần nghiên cứu ( các hạng mục khuyết tật, sai hỏng, tổn thất, tần suất xuất hiện rủi ro…)
- Xác định những dữ liệu cần để phân loại chúng ( dạng khuyết tật,vị trĩ, quá trình, thiết bị, công nhân, phương pháp).
- Xác định phương pháp thu thập dữ liệu và thời gian thu thập dữ liệu( ngày, tuần, tháng, quý, năm…).
B2. Lập phiếu kiểm tra liệt kê theo các hạng mục
- Nên dựa vào các phiếu có sẵn
- Nếu không có sẵn phiếu, phải xây dựng các phiếu mới theo các hạng mục ( chỉ tiêu ) thực tế.
B3. Điền số liệu vào bảng dữ liệu và tính toán.
- Tính tổng số của từng hạng mục, tổng số tích lũy, phần trăm tổng thể và phần trăm tích lũy.
B4. Lập bảng số liệu vẽ biểu đồ Pareto:
- Đưa các số liệu xếp theo thứ tự giảm dần của hạng mục từ trên xuống dưới.
- Nếu có nhóm các dạng khác thì đặt cuối cùng.
B5. Vẽ trục tung và trục hoành
- Trục tung
Chia trục tung bên trái từ 0 đến tổng số tất cả các chỉ tiêu ( tổng số tích lũy)
Chia trục tung bên phải từ 0% đến 100%
- Trục hoành: Được chia thành các khoảng theo số các hạng mục đã được phân loại.
B6. Xây dựng biểu đồ cột
Vẽ các chỉ tiêu theo dạng cột theo số liệu của bảng đã lập, thứ tự từ trái qua phải liền kề nhau.
B7. Vẽ đường tích lũy ( đường cong Pareto)
- Vẽ đường chéo ngang qua cột thứ nhất, xuất phát từ điểm mút dưới bên trái hướng đến điểm mút trên bên phải của cột này.
- Đánh dấu các giá trị tích lũy ở phía trên bên phải khoảng cách của mỗi một cột hạng mục, nối các điểm bằng một đường thẳng.
B8. Viết các thông tin liên quan cần thiết cho biểu đồ Pareto.
B9. Phân tích biểu đồ Pareto:
- Những cột cao hơn tương ứng với đoạn đường cong có tần xuất tích lũy tang nhanh nhất, thể hiện sai hỏng xảy ra nhiều nhất, cần được ưu tiên giải quyết.
- Những cột thấp hơn tương ứng với đoạn đường cong có tần xuất tích lũy tang ít hơn thể hiện cho những sai hỏng ít quan trọng hơn, xảy ra ít hơn.
Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)
1. Khái niệm
Biểu đồ mật độ phân bố là một dạng biểu đồ cột đơn giản. Nó tổng hợp các điểm dữ liệu để thể hiện tần suất của sự việc.
Mục đích:
Sử dụng để theo dõi sự phân bố của các thông số của sản phẩm/quá trình. Từ đó đánh giá được năng lực của quá trình đó (Quá trình có đáp ứng được yêu cầu sản xuất sản phẩm hay không?). Là biểu đồ cột thể hiện tần số xuất hiện của vấn đề (thu thập qua phiếu kiểm tra).
Áp dụng: Phòng ngừa trước khi vấn đề có thể xảy ra.
2. Các bước xây dựng
B1. Thu thập giá trị số liệu
B2. Xác định số liệu lớn nhất và nhỏ nhất
B3. Xác định độ rộng của sự phân bố
B4. Xác định số lớp ( số cột )
B5. Xác định độ rộng của từng lớp
B6. Lập bảng tần xuất
B7. Xác định giá trị trung bình của sự phân bố
B8. Vẽ biểu đồ và điền các thông tin ( giới hạn trên, dưới, giá trị trung bình )
Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)
1. Khái niệm
Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) đó là sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị trong đó các giá trị quan sát được của một biến được vẽ thành từng điểm so với các giá trị của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối. Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 nhân tố.
Mục đích:
Để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số của 2 nhân tố này.
Dựa vào việc phân tích biểu đồ có thể thấy được nhân tố này phụ thuộc như thế nào vào một nhân tố khác và mức độ phụ thuộc giữa chúng.
2. Các bước xây dựng
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp cho trục tung và trục hoành sao cho cả 2 dài gần bằng nhau
Bước 3: Vẽ sơ đồ dữ liệu vào giấy, trong trường hợp có sử dụng trùng nhau giữa hai hệ thống dữ liệu ta có thể sử dụng một trong các cách.
Bước 4: Điền tất cả các thông tin cần thiết vào biểu đồ
Bước 5: Đọc biểu đồ
Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)
Là một biểu đồ với các đường giới hạn đã được tính toán bằng phương pháp thống kê được sử dụng nhằm mục đích theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính chất lượng của sản phẩm, theo dõi những thay đổi của quy trình để kiểm soát tất cả các dấu hiệu bất thường xảy ra khi có dấu hiệu đi lên hoặc đi xuống của biểu đồ.
Mục đích: Phát hiện tình huống bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất.
Vì sao nên áp dụng 7 QC tools
Đây là những công cụ cơ bản giúp doanh nghiệp kiểm soát và cải thiện quy trình và chất lượng làm việc của mình. Mục đích chính là 7 công cụ này là kiểm tra quá trình sản xuất, xác định và làm rõ các vấn đề xảy ra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đề xuất giải pháp và cách phòng tránh các vấn đề trong tương lai.
Kết quả kiểm soát hiệu quả thể hiện được năng lực cải thiện của doanh nghiệp. Họ chủ động hơn trong việc nắm bắt được vấn đề của mình, hiểu được mình cần ưu tiên và làm những gì để giải quyết các vấn đề đó.
Áp dụng được 7 QC tools không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho cả người tiêu dùng, vì họ nhận được những sản phẩm có chất lượng tốt và xứng đáng so với chi phí họ đã chi trả cho.
Lợi ích của 7 QC tools
- Chủ động kiểm soát và nâng cao chất lượng làm việc, giảm thiểu sai lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất
- Tiết kiệm chi phí phát sinh cho các sản phẩm lỗi phải thay thế trong khi sản xuất hoặc sau khi đã xuất xưởng và bán ra
- Nâng cao ý thức cùng các kỹ năng làm việc; chủ động trong việc phân tích, giải quyết vấn đề của nhân viên cũng như khả năng kiểm soát chất lượng của sản phẩm
- Xác định và làm rõ được các vấn đề từ sớm để kịp thời đưa ra hướng giải quyết, tránh gây hao tổn nguồn lực và chi phí
- Kiểm soát, phát hiện các hỏng hóc, khiếm khuyết của hệ thống máy móc, thiết bị; tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo chuỗi làm việc không bị gián đoạn
- Khẳng định uy tín thương hiệu và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng và các đối tác kinh doanh khác
Khi nào nên sử dụng 7 QC tools
Doanh nghệp có thể lựa chọn một trong 7 công cụ kiểm soát chất lượng phù hợp trong toàn bộ quá trình quản lý - cải tiến chất lượng, quy trình thực hiện sáu Sigma hay chú trình PDCA nhằm mục đích nâng cao quản lý chất lượng.
Các bước áp dụng 7 QC tools
7 công cụ kiểm soát chất lượng tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại lại vô cùng thực tế và hữu hiệu. Tuỳ vào mỗi trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các công cụ với nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là các bước áp dụng các công cụ này:
- Làm rõ vấn đề cần giải quyết
- Phân tích và lựa chọn công cụ dựa trên tính khả thi
- Thu thập chính xác và đầy đủ các dữ liệu cần thiết
- Phân tích các dữ liệu đã có, đánh giá và xác định nguyên nhân vấn đề để xác định biện pháp cải tiến thích hợp
7 công cụ quản lý chất lượng mới - 7 công cụ lập kế hoạch quản lý
7 công cụ QC mới hay còn gọi là 7 công cụ lập kế hoạch và quản lý. Được sử dụng để lập kế hoạch, giải quyết vấn dề và đặt mục tiêu cho tổ chức, cá nhân.
- Biểu đồ tương đồng Affinity Diagram– sắp xếp một lượng lớn những ý tưởng vào những mối quan hệ tự nhiên của chúng.
- Biểu đồ quan hệ Relation diagram – cũng được biết đến là biểu đồ quan hệ tương giao, thể hiện mối quan hệ nhân quả, đồng thời giúp phân tích sự liên kết tự nhiên giữa các khía cạnh khác nhau của một tình trạng phức tạp.
- Biểu đồ cây Tree diagram – chia nhỏ các đề mục rộng thành những mức độ chi tiết hơn và tốt hơn, giúp chuyển đổi tư duy từng bước từ tổng quát sang cụ thể.
- Biểu đồ ma trận Matrix Diagram – thể hiện mối quan hệ giữa hai, ba hoặc bốn. nhóm thông tin và có thể đưa ra thông tin về mối quan hệ như khi năng, vai trò của các cá nhân hoặc các phép đo.
- Biểu đồ phân tích dữ liệu ma trận MDAC – một kỹ thuật toán học phức tạp để phân tích ma trận thường được thay thế trong danh mục này bởi “Các ma trận ưu tiên” tương tự. Một trong những công cụ ra quyết định khắt khe, cẩn thận và tốn thời gian nhất. Đây là một công cụ hữu dụng trong việc quyết định cần phải làm gì sau khi đã xác định được các hành động chủ chốt, các chuẩn cứ, hoặc các đặc tính quan trọng đối với chất lượng (CTO), nhưng tầm quan trọng tương đối của chúng còn chưa biết đến với sự không chắc chắn.
- Biểu đồ chương trình quyết định quá trình (PDPC)- xác định một cách hệ thống những sai lệch có thể xảy ra trong ké hoạch đang được phát triển.
- Biểu đồ mũi tên Arrow Diagram – cũng được biết đến là “biểu đồ mạng lưới hoạt động”; thể hiện thứ tự các nhiệm vụ được yêu cầu trong dự án hoặc quá trình, lịch trình tốt nhất đối với toàn bộ dự án, và việc lập lịch trình và các vấn đề nguồn lực tiềm năng cũng những giải pháp của chúng.
PN