Tìm hiểu biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng
Biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng đem lại cái nhìn thực tế về chất lượng quy trình hoặc sản phẩm. Tìm hiểu các loại biểu đồ kiểm soát và tất tần tật các thông tin liên quan tại đây.
- Giới thiệu 7 QC Tools (7 công cụ quản lý chất lượng)
- Tìm hiểu chi tiết về biểu đồ kiểm soát chất lượng
- Biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng quan trọng như thế nào?
- Phân loại biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng
- 4 quy tắc kiểm tra biểu đồ kiểm soát tối ưu
- Cần lưu ý gì khi vẽ biểu đồ kiểm soát chất lượng?
- Lợi ích của biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng
Biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng được ứng dụng phổ biến tại các phòng thí nghiệm với mục đích kiểm soát sai lệch và xu hướng thông qua biểu đồ. Dữ liệu quá trình theo thời gian sẽ được hiển thị ở dạng đồ họa, so sánh với các giới hạn kiểm soát đã thiết lập và hỗ trợ phát hiện xu hướng các giá trị được thể hiện. Cùng VCR tìm hiểu chi tiết về biểu đồ kiểm soát chất lượng trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu 7 QC Tools (7 công cụ quản lý chất lượng)
7 QC Tools được biết đến là 7 công cụ sử dụng biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng và thống kê đơn giản. Các công cụ quản lý chất lượng này bao gồm:
- Phiếu kiểm soát (Check Sheets): Phương pháp lưu trữ và thống kê số liệu một cách khách quan và đầy đủ giúp xác định thứ tự ưu tiên của sự kiện, công việc hàng ngày.
- Biểu đồ (Chart): Thể hiện mối tương quan giữa các số liệu và đại lượng, từ đó trực quan hóa dữ liệu và dễ dàng nắm bắt vấn đề thực tế.
- Biểu đồ nhân quả (Cause and Effect Diagram): Hiển thị theo dạng danh sách liệt kê từ nguyên nhân đến kết quả. Còn có tên gọi khác là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá.
- Biểu đồ Pareto (Pareto Chart): Đây là biểu đồ hình cột được sử dụng với mục đích phân loại nhân tố ảnh hưởng. Người dùng qua đó xác định được nguyên nhân cốt lõi và tập trung xử lý hiệu quả.
- Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram): Được phân bố theo dạng biểu đồ cột đơn giản có chức năng tổng hợp các điểm dữ liệu thể hiện rõ tần suất của quá trình thực hiện.
- Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram): Thể hiện các dữ liệu thông qua đồ thị với mục đích chỉ ra mối quan hệ giữa 2 nhân tố.
- Biểu đồ kiểm soát (Control Chart): Sử dụng những đường giới hạn được tính toán có chủ đích bằng phương pháp thống kê. Qua đó theo dõi sự biến động và nhanh chóng phát hiện tình huống bất thường trong quá trình sản xuất.
Người dùng có thể sử dụng 7 QC Tools để lập kế hoạch, đưa ra phương án giải quyết đề, song song với đó đặt ra mục tiêu cho tổ chức, cá nhân.
Xem thêm: 5 core tools - 5 công cụ cốt lõi
Tìm hiểu chi tiết về biểu đồ kiểm soát chất lượng
Cùng VCR tìm hiểu chi tiết về biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng để hiểu rõ mục đích sử dụng và các yếu tố quan trọng cần biết khi thiết lập.
Biểu đồ kiểm soát chất lượng - Control Chart
Biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng còn có tên gọi tiếng anh là Control Chart. Loại bản đồ này được ứng dụng tại nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Các chuyên gia thường sử dụng với mục đích theo dõi sự thay đổi của một quy trình theo thời gian. Các thông số dữ liệu trên biểu đồ sẽ giúp trình bày trực quan nhất, dễ dàng nắm bắt bằng mắt thường trong một khoảng thời gian nhất định.
3 yếu tố của biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng
Để thực hiện biểu đồ kiểm soát chất lượng (Control Chart), không thể bỏ qua 3 yếu tố tối quan trọng dưới đây:
- Biểu đồ chuỗi thời gian: Được thực hiện thông qua một chuỗi các điểm dữ liệu xảy ra liên tiếp theo thứ tự trong một khoảng thời gian nhất định.
- Đường trung tâm: Giá trị trung bình của của điểm dữ liệu trên biểu đồ sẽ được xác định bởi đường trung tâm. Qua đó người dùng có thể xác định độ lệch của các mẫu so với mức trung bình đặt ra.
- Đường giới hạn kiểm soát: Bao gồm đường giới hạn kiểm soát trên và giới hạn kiểm soát dưới. Có thể xác định dựa trên dữ liệu được tổng hợp từ quy trình trước đó. Có tác dụng kiểm soát tính nhất quán trong biến đổi quy trình và nhanh chóng xác định nguyên nhân kịp thời.
Biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng quan trọng như thế nào?
Tầm quan trọng của biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng được thể hiện rất rõ thông qua các giá trị thực tiễn đem lại cho các doanh nghiệp tham gia vào quy trình sản xuất sản phẩm. Nếu chất lượng thành phẩm không đồng đều có thể nhận về những phản ứng tiêu cực từ người tiêu dùng và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng của công ty.
Điều này có thể làm rõ qua ví dụ cụ thể sau đây. Nếu một công ty sản xuất đồ đóng hộp ăn nhanh cung cấp hàng triệu hộp pate ngon miệng ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, nếu quy trình sản xuất sai lệch và khiến cho bao bì được đóng gói sai quy chuẩn dẫn đến một lượng nhỏ nắp hộp không thể mở dễ dàng khi đến tay người tiêu dùng.
Quá nhiều trường hợp xảy ra như vậy sẽ tạo ấn tượng xấu và gây thất thoát lượng lớn khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, việc đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt cho toàn bộ quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng thành phẩm là hoàn toàn cần thiết. Và, đó là tiền đề cho các thủ tục kiểm soát chất lượng ra đời.
Trong đó, thủ tục phổ biến nhất là sử dụng một mẫu ngẫu nhiên, tạo biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng để đánh giá khách quan sự sai lệch so với tiêu chuẩn ban đầu đặt ra. Trong trường hợp này, nếu sai lệch đáng kể thì cần thực hiện ngay lập tức phương án khắc phục để đảm bảo chất lượng đồng nhất.
Phân loại biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng
Biểu đồ kiểm soát quản lý chất lượng được chia thành hai loại chính. Đó là biểu đồ cho dữ liệu biến số và biểu đồ cho dữ liệu thuộc tính.
Biểu đồ kiểm soát dữ liệu biến số
Đối với các dữ liệu có thể đo lượng được như độ nặng, chiều dài, nhiệt độ hay thời gian,... các chuyên gia sẽ sử dụng 1 trong 3 loại biểu đồ kiểm soát cho dữ liệu biến số dưới đây
-
Biểu đồ X
Biểu đồ X được ứng dụng với mục đích xác định giá trị trung bình của các dữ liệu. Ví dụ, người dùng muốn tính trọng lượng trung bình các lô hàng đang có sẵn trong kho thì có thể thực hiện thông qua biểu đồ này.
-
Biểu đồ R
Một số doanh nghiệp muốn đánh giá sự biến đổi trong quy trình từ đó đưa ra phương pháp cải thiện chất lượng cũng như ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn. Trong trường hợp này thì sử dụng biểu đồ R là phù hợp nhất. Thông qua biểu đồ này, bạn có thể nắm bắt các giá trị dữ liệu nhỏ nhất và lớn nhất cho mỗi tệp dữ liệu.
-
Biểu đồ S
Biểu đồ S hay còn được biết đến với cái tên là biểu đồ độ lệch chuẩn. Chính vì vậy, biểu đồ này thường được sử dụng với mục đích đánh giá mức độ biến đổi của từng điểm dữ liệu. Từ đó nhận biết sự khác biệt của từng điểm so với giá trị trung bình của bạn.
Biểu đồ kiểm soát dữ liệu thuộc tính
Biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng cho dữ liệu thuộc tính được sử dụng để thể hiện những dữ liệu không thể đo lường được. Dưới đây là một số loại điển hình hiện nay:
- Biểu đồ NP: Loại biểu đồ này cho phép người dùng quan sát các điểm dữ liệu nằm ngoài giá trị trung bình. Áp dụng trong trường hợp kích thước mẫu không đổi và chỉ có hai thuộc tính có thể.
- Biểu đồ P: Hiển thị tỷ lệ hoặc phần trăm các điểm dữ liệu so sánh với giá trị trung bình. Thường được sử dụng cho kích thước mẫu không nhất quán, từ 2 hoặc nhiều hơn thế.
- Biểu đồ U: Ứng dụng phổ biến trong các trường hợp thể hiện dữ liệu thu thập trong các nhóm nhỏ với kích thước khác nhau.
- Biểu đồ C: Ngược lại với biểu đồ U, bạn có thể dùng biểu đồ C khi dữ liệu thu thập trong các nhóm nhỏ có số lượng mẫu tương đồng.
4 quy tắc kiểm tra biểu đồ kiểm soát tối ưu
Bên cạnh việc sử dụng các biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng để nhận biết lỗi vượt giới hạn cảnh báo và tìm ra giải pháp kịp thời thì bạn cũng cần lưu ý 4 quy tắc kiểm tra tối ưu quan trọng dưới đây:
Quy tắc 22s
Trong quy tắc này sẽ có tới 2 tình huống vi phạm có thể xảy ra. Một là trong cùng một thời điểm kết quả của 2 giá trị khác nhau cùng nằm về một phía ngoài khoảng ± 2SD. Hoặc, trong hai thời điểm liên tiếp kết quả của một giá trị nằm cùng về một phía ngoài khoảng ± 2SD.
Quy tắc 41s
Đây là quy tắc quan trọng mà các chuyên gia thường xuyên gặp phải và ít khi để ý đến vì kết quả cho thấy vẫn nằm trong dải cho phép ± 2SD. Sẽ có hai tình huống xảy ra với quy tắc này. Cụ thể là tình huống 1 cho thấy kết quả có cùng 1 mức ở 4 lần liên tiếp nằm cùng một phía trong khoảng ±1SD cho đến ±2SD.
Quy tắc 7T
Kết quả của 7 lần hoặc nhiều hơn 7 lần liên tiếp đều có xu hướng đi lên hoặc đi xuống theo một kiểu nhất định mặc dù các giá trị có thể vẫn nằm trong khoảng ± 2 SD.
Quy tắc 10X
Trường hợp 10 kết quả liên tiếp của biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng nằm ngoài giá trị trung bình và liên tục nằm một phía trên đường trung tâm.
Cần lưu ý gì khi vẽ biểu đồ kiểm soát chất lượng?
Để tối ưu quá trình vẽ biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng và phòng tránh những sai lệch phát sinh không đáng có, đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Xác định rõ mục tiêu và dữ liệu để lựa chọn loại biểu đồ phù hợp. Loại dữ liệu không thể đo lường thì sử dụng bản đồ thuộc tính. Ngược lại, loại dữ liệu có thể đo lường thì dùng bản đồ biến số. Tùy vào mục đích để xác định loại control chart như biểu đồ X, R, P, NP,...
- Trong quá trình vẽ biểu đồ, tuyệt đối không đưa USL và LSL vào trong đó.
- Trước khi tiến hành vẽ cần đảm bảo dữ liệu thu thập đủ và chính xác để phản ánh đúng trạng thái của quá trình.
- Khi vẽ cần biết sử dụng dữ liệu để tính toán giới hạn điều khiển trên và dưới qua đó nắm bắt sự biến đổi tự nhiên trong quá trình, dễ dàng nhận biết biến đổi do nguyên nhân đặc biệt.
- Trong quá trình vẽ có thể thấy những điểm nằm ngoài giới hạn điều khiển. Tuy nhiên, đây không hẳn là lỗi mà cần xác định xem chúng phát sinh có phải do nguyên nhân đặc biệt nào không. Có thể là sự thay đổi đột ngột ở dữ liệu cung cấp.
Lợi ích của biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng
Dưới đây là những lợi ích sáng giá của biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng khiến người dùng không thể bỏ lỡ:
Hỗ trợ đo lường và theo dõi hiệu suất: Control Chart sẽ giúp bạn theo dõi chính xác hiệu suất của quy trình theo từng thời điểm. Từ đó dễ dàng nhận biết hoạt động sản xuất có ổn định hay biến đổi theo hướng tích cực hay không. Từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp và kịp thời nhất.
Phát hiện những phát sinh ngoài ý muốn: Trong quá trình theo dõi biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng, sẽ không thể tránh khỏi việc phát hiện sự biến đổi nằm ngoài mức độ cho phép. Nhờ vào biểu đồ, bạn sẽ nhận biết nhanh chóng quá trình thay đổi đột ngột này và đưa ra phương án khắc phục hiệu quả và nhanh chóng.
Tiết kiệm thời gian và chi phí: Nhờ phát hiện kịp thời sự thay đổi nằm ngoài biên độ cho phép, doanh nghiệp có thể lên phương án khắc phục kịp thời. Loại bỏ hoàn toàn nguy cơ sản xuất lượng lớn sản phẩm không đạt chuẩn. Từ đó tiết kiệm tối đa thời gian và nguồn nhân lực cho việc sửa chữa và khắc phục sự sai lệch này.
Cải thiện chất lượng hiệu quả: Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ giám sát mà biểu đồ còn giúp bạn cải thiện chất lượng hiệu quả. Nhờ vào việc theo dõi sự biến đổi và nắm bắt các nguyên nhân có thể đưa ra quy trình chuẩn giúp chất lượng sản phẩm ổn định hơn.
Trong bài viết trên đây, VCR đã giới thiệu đến bạn đọc các thông tin chi tiết về biểu đồ kiểm soát trong quản lý chất lượng. Qua đó, có thể nắm rõ được tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà loại biểu đồ này mang đến cho doanh nghiệp. Rất mong với những chia sẻ trên sẽ đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích về biểu đồ kiểm soát chất lượng.