Con người cần phải sử dụng nước sạch để duy trì cuộc sống, phục vụ các nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, Bộ Y Tế đã thiết lập và ban hành các tiêu chuẩn nước để đánh giá chất lượng và đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng. Cùng VCR tìm hiểu chi tiết những tiêu chuẩn quan trọng đó là gì trong bài viết dưới đây nhé.

Tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt TCVN 5502:2003 - yêu cầu chất lượng

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5502:2003 yêu cầu chất lượng về nước cấp sinh hoạt được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Áp dụng đối với nước đã qua xử lý, được dùng trong sinh hoạt và sau hệ thống phân phối.

Các chỉ tiêu chất lượng và phương thử tương ứng của nước cấp sinh hoạt theo TCVN 5502:2003 được quy định rõ theo bảng dưới đây:

STT

Chỉ tiêu chất lượng

Đơn vị

Mức không lớn hơn

Phương pháp thử

1

Màu sắc

mg/l Pt

15

TCVN 6185 : 1996 (ISO 7887 - 1995) hoặc SMEWW 2120

2

Mùi, vị

Không có mùi, vị lạ

Cảm quan hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B

3

Độ đục

NTU

5

SMEWW 2130 B

4

pH

-

6 ÷ 8,5

TCVN 6492 : 1999 hoặc SMEWW 4500-H+

5

Độ cứng, tính theo CaCO3

mg/l

300

TCVN 6224 : 1996 hoặc SMEWW 2340 C

6

Hàm lượng oxy hòa tan, tính theo oxy

mg/l

6

TCVN 5499 : 1995 hoặc SMEWW 4500-O C

7

Tổng chất rắn hoà tan

mg/l

1000

SMEWW 2540 B

8

Hàm lượng amoniac, tính theo nitơ

mg/l

3

SMEWW 4500-NH3D

9

Hàm lượng asen

mg/l

0,01

TCVN 6620 : 2000 hoặc SMEWW 3500-As B

10

Hàm lượng antimon

mg/l

0,005

SMEWW 3113 B

11

Hàm lượng clorua

mg/l

250

TCVN 6194 : 1996 (ISO 9297 - 1998) hoặc SMEWW 4500-Cl-D

12

Hàm lượng chì

mg/l

0,01

TCVN 6193 : 1996 (ISO 8286- 1986) hoặc SMEWW 3500-Pb

13

Hàm lượng crom

mg/l

0,05

TCVN 6222 : 1996 (ISO 9174 - 1990) hoặc SMEWW 3500-Cr

14

Hàm lượng đồng

mg/l

1,0

TCVN 6193 : 1996 (ISO 8288 - 1986) hoặc SMEWW 3500-Cu

15

Hàm lượng florua

mg/l

0,7 ÷ 1,5

TCVN 6195 : 1996 ( ISO 10359-1 - 1992) hoặc SMEWW 4500-F-

16

Hàm lượng kẽm

mg/l

3,0

TCVN 6193 : 1996 ( ISO 8288 - 1989) hoặc SMEWW 3500-Zn

17

Hàm lượng hydro sunfua

mg/l

0,05

SMEWW 4500-S-

18

Hàm lượng mangan

mg/l

0,5

TCVN 6002 : 1995 (ISO 6333 - 1986) hoặc SMEWW 3500-Mn

19

Hàm lượng nhôm

mg/l

0,5

SMEWW 3500-Al

20

Hàm lượng nitrat, tính theo nitơ

mg/l

0,5

TCVN 6180 : 1996 (ISO 7890 - 1988) hoặc SMEWW 4500-NO3-

21

Hàm lượng nitrit tính theo nitơ

mg/l

10,0

TCVN 6178 : 1996 (ISO 6777 - 1984) hoặc SMEWW 4500-NO2-

22

Hàm lượng sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)

mg/l

1,0

TCVN 6177 : 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500-Fe

23

Hàm lượng thuỷ ngân

mg/l

0,5

TCVN 5991 : 1995 ((ISO 5666-1 - 1983 ÷ ISO 5666-3 - 1983) hoặc SMEWW 3500-Hg

24

Hàm lượng xyanua

mg/l

0,001

TCVN 6181 : 1996 (ISO 6703-1 - 1984) hoặc SMEWW 4500-CN-

25

Chất hoạt động bề mặt, tính theo Linear Ankyl bezen Sunfonat (LAS)

mg/l

0,07

TCVN 6336 : 1998

26

Benzen

mg/l

0,01

SMEWW 62000-B

27

Phenol và dẫn xuất của phenol

mg/l

SMEWW 6420-B

28

Dầu mỏ và các hợp chất dầu mỏ

0,1

SMEWW 5520-C

29

Hàm lượng thuốc trừ sâu lân hữu cơ

mg/l

0,01

US EPA phương pháp 507

30

Hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ

mg/l

0,1

SMEWW 6630

31

Coliform tổng số

MPN/100ml 2)

2,2

TCVN 6187-1 : 1996 (ISO 9308-1 - 1990) hoặc SMEWW 9222

32

E.Coli và coliform chiệu nhiệt

MPN/100ml

0

TCVN 6187-1 : 1996 (ISO 9308-1 - 1990) hoặc SMEWW 9222

33

Tổng hoạt động α

pCi/l 3)

3

SMEWW 7110 B

34

Tổng hoạt động BE ta

pCi/l

30

SMEWW 7110 B

Trong đó:

1, NTU là đơn vị đo độ đục.

2, MPN/100ml là mật độ khuẩn lạc trong 100 ml.

3, pCi/l (picories per liter) là đơn vị đo độ phóng xạ Picocuri trên lít.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02: 2009/BYT

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2009/BYT được biên soạn bởi Cục Y tế dự phòng và Môi trường. Sau đó, được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT - BYT vào ngày 17 tháng 6 năm 2009.

Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh của tiêu chuẩn nước QCVN 02:2009/BYT áp dụng với loại nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường, không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm.

Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm các cơ sở cấp nước tập trung có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm và cá nhân, hộ gia đình khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

Các tiêu chuẩn phân tích nước QCVN 02:2009/BYT chỉ áp dụng cho các loại sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống thông thường.
Các tiêu chuẩn phân tích nước QCVN 02:2009/BYT chỉ áp dụng cho các loại sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống thông thường.

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt và ăn uống hiện nay

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt ăn uống hiện nay phải đạt các chỉ tiêu trong phân tích chất lượng đã được quy định để đảm bảo sức khỏe người dùng. Trong trường hợp nếu các chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn quy định, cần truy tìm nguyên nhân cụ thể để đưa ra hướng giải pháp xử lý. Đặc biệt là khi trong nước chứa các kim loại nặng như Asen, Nitrit, Manangan, Sắt,... quá quy định sẽ dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm. Hiện nay, có tới 109 chỉ tiêu theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt ăn uống. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm hết sẽ gây tốn kém nhiều chi phí, vậy nên ưu tiên thực hiện xét nghiệm những chỉ tiêu quan trọng nhất.

Chỉ tiêu phân tích chất lượng nước sinh hoạt cần thực hiện

Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước sinh hoạt kèm theo giới hạn tối đa cho phép, phương pháp thử và mức độ giám sát được thể hiện rõ tại bảng sau:

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa cho phép

Phương pháp thử

Mức độ giám sát

I

II

1

Màu sắc (*)

TCU

15

15

TCVN 6185 - 1996

(ISO 7887 - 1985) hoặc

SMEWW 2120

A

2

Mùi vị (*)

Không có mùi vị lạ

Không có

mùi vị lạ

Cảm quan, hoặc SMEWW

2150 B và 2160 B

A

3

Độ đục (*)

NTU

5

5

TCVN 6184 - 1996

(ISO 7027 - 1990)

hoặc SMEWW 2130 B

A

4

Clo dư

mg/l

Trong

khoảng

0,3-0,5

-

SMEWW 4500Cl hoặc US

EPA 300.1

A

5

pH (*)

Trong

khoảng

0,3-0,5

Trong

khoảng

6,0 - 8,5

TCVN 6492:1999 hoặc

SMEWW 4500 - H+

A

6

Hàm lượng Amoni

mg/l

3

3

SMEWW 4500 - NH3 C

hoặc

SMEWW 4500 - NH3 D

A

7

Hàm lượng Sắt

tổng số (Fe2+ + Fe3+) (*)

mg/l

0,5

0,5

TCVN 6177 - 1996 (ISO

6332 - 1988) hoặc

SMEWW 3500 - Fe

B

8

Chỉ số Pecmanganat

mg/l

4

0,5

TCVN 6186:1996 hoặc

ISO 8467:1993 (E)

A

9

Độ cứng tính theo CaCO3 (*)

mg/l

350

4

TCVN 6224 - 1996 hoặc

SMEWW 2340 C

B

10

Hàm lượng

Clorua (*)

mg/l

300

-

TCVN6194 - 1996

(ISO 9297 - 1989) hoặc

SMEWW 4500 - Cl - D

A

11

Hàm lượng

Florua

mg/l

1,5

-

TCVN 6195 - 1996

(ISO10359 - 1 - 1992)

hoặc SMEWW 4500 - F

B

12

Hàm lượng Asen

tổng số

mg/l

0,01

0,05

TCVN 6626:2000 hoặc

SMEWW 3500 - As B

B

13

Coliform tổng số

Vi

khuẩn/

100ml

50

150

TCVN 6187 - 1,2:1996

(ISO 9308 - 1,2 - 1990)

hoặc SMEWW 9222

A

14

E. coli hoặc

Coliform chịu

nhiệt

Vi

khuẩn/

100ml

0

20

TCVN6187 - 1,2:1996

(ISO 9308 - 1,2 - 1990)

hoặc SMEWW 9222

A

Trong đó:

  • (*) là các chỉ tiêu cảm quan
  • Giới hạn tối đa cho phép I được áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
  • Giới hạn tối đa cho phép II được áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình.

Hướng dẫn cách thực hiện lấy mẫu để phân tích nước sinh hoạt

Để thực hiện lấy mẫu đưa vào phân tích xem có đạt chuẩn chất lượng hay không thì cần thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Chuẩn bị chai sạch làm từ chất liệu nhựa hoặc thủy tinh kèm nắp đậy để làm dụng cụ đựng mẫu.

Bước 2: Tiến hành mở vòi nước máy hoặc nước giếng bơm, xả bỏ nước chảy ra ngoài từ 5 đến 10 phút. Dùng chính nước nguồn để tráng rửa lòng chai đựng nhiều lần rồi mới lấy mẫu đựng vào. Chú ý lượng mẫu cần lấy là 1 lít.

Bước 3: Vận chuyển mẫu đã lấy đến Phòng thí nghiệm để đưa vào chẩn đoán, đánh giá và đưa ra kết quả chính xác nhất. Thời gian trả kết quả trong vòng 24h kể từ khi nhận được mẫu tại phòng thí nghiệm.

Việc lấy mẫu phải đúng quy cách để kết quả phân tích các tiêu chuẩn nước được chính xác và hiệu quả nhất.
Việc lấy mẫu phải đúng quy cách để kết quả phân tích các tiêu chuẩn nước được chính xác và hiệu quả nhất.

Chỉ tiêu nào là quan trọng nhất trong tiêu chuẩn nước sinh hoạt ăn uống?

Các chỉ tiêu quan trọng nhất trong nước sinh hoạt ăn uống cần bắt buộc tiến hành thẩm định là nhóm chỉ tiêu cảm quan và nhóm chỉ tiêu khác, cụ thể như sau:

Nhóm chỉ tiêu cảm quan

Nhóm chỉ tiêu cảm quan bao gồm màu sắc, mùi vị và độ đục. Để kết luận các chỉ tiêu này có đáp ứng tiêu chuẩn nước về chất lượng hay không thì có thể quan sát, sử dụng thị giác, khứu giác, vị giác và thính giác.

Nhóm chỉ tiêu khác

Nhóm chỉ tiêu khác bao gồm các các yếu tố quan trọng cần đánh giá như độ pH, lượng vi sinh vật, hàm lượng kim loại nặng,... có trong nước. Nếu như các chỉ tiêu này vượt ngưỡng giới hạn tối đa cho phép thì có thể gây hại cho sức khỏe người dùng.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai QCVN 6-1: 2010/BYT

Bên cạnh QCVN 6-1: 2010/BYT còn có các các tiêu chuẩn ISO trong phân tích nước của quốc tế.
Bên cạnh QCVN 6-1: 2010/BYT còn có các các tiêu chuẩn ISO trong phân tích nước của quốc tế.

Quy chuẩn này quy định rõ ràng về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và yêu cầu quản lý cho các loại nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước uống đóng chai giải khát và không áp dụng đối với thực phẩm chức năng.

Đối tượng cần tuân thủ là các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai tại Việt Nam cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tiêu chuẩn nước đóng chai phải đáp ứng theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành thông qua Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Bên cạnh đó là các chỉ tiêu hóa học, chỉ tiêu vi sinh vật và quy định ghi nhãn, tên sản phẩm cũng cần đáp ứng theo quy định.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu về chất lượng nước mặt QCVN 08 – MT: 2015/BTNMT

Quy chuẩn này được ban hành theo Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định rõ các tiêu chuẩn nước mặt.

Giải thích nước mặt

Căn cứ vào khoản 3, điều 2 Luật Tài nguyên Việt Nam 2012, nước mặt được giải thích là các nguồn nước tồn tại trên bề mặt đất liền hoặc hải đảo. Ví dụ như ao, hồ, suối, sông, suối, kênh, mương hay các dòng nước ngập đất, nước đại dương.

Các tiêu chuẩn nước mặt được quy định để đánh giá chất lượng và đưa vào sử dụng theo đúng mục đích quy hoạch.
Các tiêu chuẩn nước mặt được quy định để đánh giá chất lượng và đưa vào sử dụng theo đúng mục đích quy hoạch.

Phạm vi áp dụng

Quy chuẩn này được áp dụng để đánh giá và quản lý chất của nguồn nước mặt, từ đó bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp. Không chỉ vậy còn làm căn cứ để lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng nước theo các mục đích xác định. Lấy căn cứ để kiểm soát nguồn thải vào nguồn tiếp nhận và thực hiện các biện pháp cải thiện, phục hồi chất lượng nước.

Tổ chức thực hiện

  • Áp dụng thay thế QCVN 08:2008/BTNMT; QCVN 38:2011/BTNMT và QCVN 39:2011/BTNMT
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể, kiểm tra chặt chẽ và tiến hành giám sát việc thực hiện quy chuẩn này

QCVN 09 – MT : 2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu về chất lượng nước dưới đất

QCVN 09 – MT : 2015/BTNMT thể hiện rõ các tiêu chuẩn nước dưới đất cần đáp ứng về chất lượng.
QCVN 09 – MT : 2015/BTNMT thể hiện rõ các tiêu chuẩn nước dưới đất cần đáp ứng về chất lượng.

Quy chuẩn này được được ban hành theo Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Qua đó quy định những giá trị giới hạn các thông số chất lượng của nước dưới đất. Thông qua đó có thể đánh giá và giám sát chất lượng nguồn nước dưới đất nhằm định hướng cho các mục đích sử dụng khác nhau.

QCVN 09-MT : 2015/BTNMT còn được áp dụng thay thế cho QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu về chất lượng nước ngầm được ban hành cụ thể tại Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT thời gian ngày 31 tháng 12 năm 2008 từ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu về chất lượng nước biển QCVN 10 – MT : 2015/BTNMT

Chất lượng nước biển được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn nước QCVN 10 – MT : 2015/BTNMT
Chất lượng nước biển được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn nước QCVN 10 – MT : 2015/BTNMT

Trong Thông tư số 67 ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quy chế về tiêu chuẩn nước biển QCVN 10-MT:2015/BTNMT quy định rõ ràng giá trị giới hạn các thông số chất lượng. Có tác dụng đánh giá, kiểm soát chất lượng của các vùng biển, từ đó phục vụ mục đích giải trí, thể thao dưới nước cũng như nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường biển và các mục đích khác.

Từ khi quy chuẩn QCVN 10 – MT : 2015/BTNMT có hiệu lực có thể áp dụng thay thế QCVN 10:2008/BTNMT và QCVN 44:2012/BTNMT. Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phải có trách nhiệm giám sát và hướng dẫn để việc thực hiện quy chuẩn diễn ra theo đúng quy định đã ban hành.

Thông qua những chia sẻ trên đây về tiêu chuẩn nước của VCR, chắc hẳn bạn đọc đã thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng các quy chuẩn chất lượng để bảo vệ an toàn sức khỏe người dùng.

Từ khóa: