Đóng gói thực phẩm và các lưu ý khi đóng gói thực phẩm
Đóng gói thực phẩm là việc bảo vệ thực phẩm khỏi bị hư hỏng, biến dạng… bởi các tác động ngoại cảnh (vi khuẩn, không khí, độ ẩm…) bằng một lớp bọc bên ngoài.
- Đóng gói thực phẩm
- Vai trò của đóng gói thực phẩm
- Các hình thức đóng gói thực phẩm phổ biến
- Phân loại bao bì đóng gói
- Các yêu cầu của bao bì đóng gói
- Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh bao bì thực phẩm
- Quy trình đóng gói thực phẩm
- Các lưu ý khi đóng gói thực phẩm
- Kiểm nghiệm bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Thực phẩm là một loại sản phẩm cần được bảo quản cẩn thận vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng. Trong bài viết này, Thiết bị phòng sạch VCR sẽ đề cập tới các thông tin cần thiết về đóng gói thực phẩm và các yêu cầu về quy định đóng gói thực phẩm.
Đóng gói thực phẩm
Đóng gói thực phẩm là gì?
Đóng gói thực phẩm là việc bảo vệ thực phẩm khỏi bị hư hỏng, biến dạng… bởi các tác động ngoại cảnh (vi khuẩn, không khí, độ ẩm…) bằng một lớp bọc bên ngoài.
An toàn trong đóng gói thực phẩm đòi hỏi tính toàn vẹn về cả vệ sinh và chất lượng của các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm (bao bì, dụng cụ bếp…). Đây là mục tiêu đã được quy định theo pháp luậy mà tất cả tổ chức, doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh thực phẩm buộc phải đáp ứng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và chất lượng an toàn sử dụng cho người tiêu dùng.
Vì sao cần đóng gói thực phẩm?
- Sử dụng bao bì đóng gói chính vì thực phẩm cần được bảo vệ khỏi bị hư hỏng do bị ảnh hưởng bởi không khí, độ ẩm, ánh sáng…
- Thực phẩm cần được chứa, đựng trong bao bì để thuận tiện vận chuyển, mua bán cũng và để dễ dàng chuẩn hóa cân nặng của nó
- Đóng gói thực phẩm giúp giữ nguyên tình trạng nguyên vẹn ban đầu của sản phẩm
- Bao bì sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định vị, quảng bá truyền thông của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có quy cách đóng thực phẩm tiêu chuẩn có thể tối giản hóa quá quy trình sản xuất, vận chuyển cũng như tiết kiệm thời gian, ngân sách…
Vai trò của đóng gói thực phẩm
Chứa đựng, gia cố thực phẩm
Vai trò đầu tiên của đóng gói sản phẩm đó là dùng để chứa đựng, gia cố sản phẩm. Phục vụ cho việc vận chuyển, giao nhận thực phẩm tới tay người tiêu dùng.
Mỗi loại thực phẩm riêng biệt sẽ được đóng gói trong từng loại bao bì khác nhau. Chất lỏng đóng trong chai, lọ; đồ ăn sẵn đóng trong hộp,…
Giúp bảo vệ, bảo quản thực phẩm
Thực phẩm là các loại sản phẩm có tính chất đặc biệt. Vì chúng được sử dụng trực tiếp cho con người. Nên tầm quan trọng của việc đóng gói là không thể bàn cãi.
Việc đóng gói giúp bảo vệ thực phẩm khỏi hư hỏng, biến dạng hoặc giảm chất lượng do những tác động ngoại cảnh và môi trường như: không khí, độ ẩm, nước, ánh sáng.
Cung cấp thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng
Đóng gói thực phẩm còn có một vai trò pháp lý rất quan trọng, đó là cung cấp mọi thông tin về sản phẩm đến với người tiêu dùng. Nhất là trong nền kinh tế hiện nay, Việt Nam xuất khẩu rất nhiều sản phẩm thực phẩm, nông sản sang thị trường các nước phát triển như Mỹ, Đức,..
Góp phần định vị sản phẩm
Một sản phẩm có bao bì đẹp mắt sẽ ghi điểm trong mắt khách hàng. Khả năng thuyết phục khách hàng mua sẽ cao hơn.
Quyết định sự nhận diện thương hiệu
Bao bì / cách đóng gói sản phẩm với thiết kế sáng tạo, màu sắc độc đáo, nổi bật và phù hợp với các ấn phẩm nhận diện thương hiệu sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng ấn tượng, liên tưởng và ghi nhớ tới sản phẩm, doanh nghiệp và thương hiệu của bạn hơn.
Các hình thức đóng gói thực phẩm phổ biến
Đóng gói định lượng
Hình thức này phù hợp với các loại thực phẩm có yêu cầu cao về khối lượng như gạo, các loại hạt, bột…
Đóng gói hút chân không
Sử dụng đóng gói các thực phẩm tươi sống, đông lạnh hoặc phục vụ mục đích xuất khẩu.
Phân loại bao bì đóng gói
Bao bì thủy tinh
- Khả năng chịu ăn mòn tốt
- Đa dạng về hình thức bên ngoài, cách trang trí, kiểu nắp đậy,…
- Trong suốt hay ngăn sáng một phần.
- Trọng lượng lớn, vận chuyển khó, phí chuyên chở cao
- Giá đắt hơn bao bì khác nhưng có thể tái sử dụng
- Dễ vỡ do va chạm, áp suất
Bao bì kim loại
- Chịu áp lực tốt
- Cản ánh sáng tốt, kín khí
- Chịu nhiệt tốt
- Dễ bị ăn mòn hóa học, hòa tan kim loại, phồng hộp
- Trọng lượng nặng, khó bị vỡ
Bao bì plastic
- Trọng lượng nhẹ
- Sức bền kém nhưng không bị vỡ thủy tinh, chịu lực kém hơn kim loại
- Có thể sản xuất mọi nơi do nguyên liệu nhân tạo
- Không có tính quang học như thủy tinh (truyền sáng, phản chiếu,…)
- Dẫn nhiệt và chịu nhiệt kém
- Dễ bị thấm khí, hơi, mùi
- Chịu ăn mòn hoá học tốt
Các yêu cầu của bao bì đóng gói
Bao bì đóng gói là vật tiếp xúc trực tiếp và có nhiệm vụ bảo vệ thực phẩm. Do đó nó phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định sau:
- Không độc và tương hợp với từng loại sản phẩm
- Bảo đảm vệ sinh
- Giữ độ ẩm thực phẩm và chất dầu béo
- Giữ khí và mùi
- Cản quang
- Bảo vệ tính nguyên vẹn của sản phẩm
- Bảo vệ sản phẩm khi va chạm
- Cấu tạo nắp dễ mỡ
- Kiểu miệng lấy sản phẩm thích hợp
- Cách đậy kín lại
- Dễ tiêu hủy
- Kiểu dáng, kích cở
- Việc in ấn trên bao bì
- Giá cả
- Tiêu chuẩn hóa
Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh bao bì thực phẩm
Bao bì được sản xuất từ nguyên liệu an toàn
Bao bì đóng gói thực phẩm phải được sản xuất từ các nguyên liệu an toàn, bảo vệ và không gây ảnh hưởng khác tới thực phẩm bên trong trong thời hạn sử dụng. Nguyên liệu bao bì và các dụng cụ đóng gói khác phải đáp ứng các quy định về hàm lượng và thành phần cho phép của Bộ Y Tế.
Các loại mực in trên bao bì cũng phải được kiểm tra an toàn với thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm được hướng dẫn làm nóng trong lò vi sóng.
Bao bì đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về ATTP
Bao bì chứa đựng thực phẩm phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Mỗi loại bao bì sẽ có một quy chuẩn tương ứng khác nhau. Dưới đây là các quy chuẩn kỹ thuật của một số bao bì thông dụng:
- TT 34/20118TT-BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- QCVN 12-2: 2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- QCVN 12-2: 2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- QCVN 12-3:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại
- QCVN 12-4:2015/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- QCVN 46:2007/BYT – Kiểm nghiệm sản phẩm gỗ
Tiến hành thủ tục tự công bố chất lượng bao bì
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất bao bì tiếp xúc trực tiếp phải thực phẩm phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm trước khi nó được lưu hành ra thị trường.
Quy trình đóng gói thực phẩm
Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất
Thực phẩm khi sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn được kiểm soát nghiêm ngặt và phải luôn đảm bảo mức độ vệ sinh.
Thành phẩm tạo ra đáp ứng đầy đủ giá trị dinh dưỡng sẽ được tiến hành công đoạn cuối cùng trước khi đưa ra thị trường.
Tạo hình cho sản phẩm
Là bước định hình cho sản phẩm đẹp mắt và vừa vặn trước khi đóng gói vào bao bì theo định lượng chuẩn.
Đóng gói sản phẩm
Sản phẩm sau định hình sữ được đóng gói thủ công hoặc tự động hóa dưới dây chuyền sản xuất. Bất kể thực phẩm nào đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh, và chất liệu bao bì thì phải được lựa chọn phù hợp với sản phẩm.
Thêm tem nhãn cung cấp thông tin cho sản phẩm
Sau khi đóng gói, nhà cung cấp dán nhãn lên sản phẩm. Nhãn sản phẩm được thiết kế để cung cấp cho khách hàng những thông tin quan trọng như trọng lượng sản phẩm, nhà sản xuất thực phẩm, cách sử dụng và quan trọng nhất là ngày hết hạn của sản phẩm.
Các lưu ý khi đóng gói thực phẩm
Độ ẩm trong quá trình đóng gói
Thực phẩm sẽ hút hoặc tỏa ẩm tùy vào từng trạng thái, môi trường. Nếu môi trường quá ẩm sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Không khí trong quá trình đóng gói
Không khí có tác động rất lớn đến thực phẩm, đặc biệt là đồ tươi sống. Thực phẩm tiếp xúc với không khí càng lâu thì càng dễ bị oxy hóa. Do đó, các vật liệu đóng gói được sử dụng phải có độ thẩm thấu và khuếch tán oxy thấp. Thực phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm nên được đóng gói hút chân không.
Nhiệt độ trong quá trình đóng gói
Các loại thực phẩm khác nhau có nhiệt độ bảo quản khác nhau. Ví dụ, đồ tươi sống, cá và thịt nên được đông lạnh, và rau cần nhiệt độ thấp. Bảo quản sản phẩm khô ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Chất liệu bao bì đóng gói
Vì bao bì tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm nên phải đảm bảo vệ sinh, không phản ứng với thực phẩm chứa hoặc sinh độc tố. Bao bì cũng phải đảm bảo giữ nguyên tình trạng và đặc tính ban đầu của sản phẩm đồng thời ngăn mùi, giữ khí và có khả năng tránh va chạm. Khi đóng gói ở dạng hộp, hộp nên có cấu trúc dễ đóng mở. Nếu vật liệu là thủy tinh thì trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo chắc chắn để giảm thiểu lực tác động, tránh hư hỏng, vỡ. Nguyên liệu cản quang nên được sử dụng cho các sản phẩm nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra, giấy kraft dễ tái chế và tiêu hủy nên được sử dụng làm vật liệu bảo vệ môi trường vì bao bì dễ in ấn, nhiều kích thước và chứa đầy đủ thông tin.
Kiểm nghiệm bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Kiểm nghiệm bao bì và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ các chất độc hại có thể phơi nhiễm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản không phù hợp hoặc sử dụng các vật liệu, dụng cụ kém chất lượng. Các chất độc hại có thể phơi nhiễm từ bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như: các kim loại nặng (chì, cadmi, asen, kẽm, antimony, germani), các hợp chất hữu cơ (phenol, formadehyde, bisphenol A, styren và benzene,..).
Theo quy định hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm nghiệm các chỉ tiêu theo quy định và có thể tự công bố chất lượng sản phẩm bao bì, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng như sau:
- Nhóm sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: QCVN 12-1:2011/BYT
- Nhóm sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: QCVN 12-2:2011/BYT
- Nhóm sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: QCVN 12-3:2011/BYT
- Nhóm sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm: QCVN 12-4:2015/BYT
Ngoài ra, một số đối tượng bao bì, dụng cụ làm bằng vật liệu khác như giấy, cáctông, hay đũa ăn bằng tre, gỗ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cũng có những quy định kỹ thuật riêng.
PN