Vậy đường được sản xuất như thế nào? Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu về quy trình sản xuất đường trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

1. Đường mía mang đến lợi ích gì cho sức khỏe?

Đường ăn sản xuất từ mía cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Đa phần, những giá trị dinh dưỡng được giữ lại từ thịt mía trong quá trình sản xuất.

Các phân tử đường mía (glucose và fructose) vận chuyển đến tế bào và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Nhờ vậy, cơ thể sẽ có đủ năng lượng để duy trì hoạt động trong thời gian dài. Khi hấp thụ, lượng glucose dư thừa được tồn tại dưới dạng glycogen ở gan và mỡ, từ đó ổn định lượng đường trong máu.

Cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể
Cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể

Mặc dù mang lại nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe, tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo, không nên sử dụng quá 10% lượng đường mỗi ngày.

2. Thuyết minh quy trình sản xuất

Sơ đồ quy trình sản xuất đường mía
Sơ đồ quy trình sản xuất đường mía

Thu hoạch mía

Vào thời điểm thu hoạch, phần thịt mía có vị ngọt. Lúc này, người ta sẽ thu hoạch bằng thủ công hoặc sử dụng máy móc. Khi thu hoạch, thợ sẽ đốn sát gốc mía, loại bỏ đọt và lá mía. Phần thân mía chia thành các khúc nhỏ để dễ dàng vận chuyển đến nhà máy sản xuất.

Khi mía chín chứa hàm lượng saccharose rất cao và bị giảm đi sau quá trình thu hoạch mía. Do đó, cần vận chuyển mía về nhà máy càng sớm càng tốt.

Ép mía

Mía được làm dập, xé thành sợi nhỏ với đường kính từ 1mm - 2mm bằng máy. Sau đó, chuyển đến hệ thống máy ép nhằm mục đích chiết rút triệt để lượng đường có trong mía.

Quá trình ép mía gồm có 02 cách: Ép ướt và ép khô. Với phương pháp ép khô sẽ thu được thịt mía nguyên chất, còn phương pháp ép ướt giúp chiết xuất hàm lượng đường cao hơn, bởi lẽ phương pháp này sẽ cho thêm nước vào bã mía để thực hiện.

Tiến hành làm sạch và bốc hơi mía

Nước mía sẽ lẫn tạp chất sau quá trình ép, có tính acid cao và độ pH cực thấp (khoảng từ 4,0 - 5,5). Do đó, cần loại bỏ tạp chất trong nước mía và làm tăng độ pH. Quá trình này sẽ sử dụng nguyên liệu chính là vôi sữa.

Nhà sản xuất dung vôi sữa với 03 cách: Vôi hóa phân đoạn, vôi hóa nóng, vôi hóa lạnh. Ngoài ra, phương pháp sunfit hóa (sử dụng CO2) cũng được sử dụng trong quy mô công nghiệp sản xuất đường ăn từ mía. Phương pháp sunfit hóa gồm 02 dạng: Sunfit hóa kiềm nhẹ và sunfit hóa acid. Sau khi làm sạch, nước mía được kết tinh thông qua việc bốc hơi.

Tẩy màu

Công đoạn tẩy màu chỉ áp dụng khi sản xuất đường mía tinh luyện. Mục đích của công đoạn này là loại bỏ màu đặc trưng của mía, trở thành màu trong suốt. Để tẩy màu mía, nhà sản xuất thường dùng khí CO2 hoặc than hoạt tính.

Nấu đường

Sau khi loại bỏ tạp chất, tiến hành nấu sôi nước mía để kết tinh lại. Thực chất, đây là công đoạn gia nhiệt để tạo kết tủa của nước mía. Nước mía sẽ bốc hơi trong quá trình nấu và thu được hợp rắn.

Kết tinh đường và sấy đường

Bản chất của công đoạn kết tinh đường là tách chất rắn hòa tan trong nước mía sau quá trình nấu. Công đoạn kết tinh sẽ thực hiện theo 1 hoặc 2 nguyên lý:

  • Kết tinh nóng nấu đường: Nồng độ kết tinh tăng lên và duy trì nhiệt độ trong suốt quá trình.
  • Kết tinh lạnh nấu đường: Phương pháp này sẽ duy trì nhiệt độ, tuy nhiên sẽ giảm nồng độ để kết tinh xuống.

Sau khi kết tinh sẽ thu được chất rắn và dẫn qua máy ly tâm. Loại máy này có nhiệm vụ tách đường hạt và mật mía. Tiếp tục sấy phần đường hạt để tách lớp mật mía còn sót lại thêm lần nữa. Nhờ vậy, hạt đường thành phẩm có độ bóng và kéo dài thời gian bảo quản. Còn phần mật là sản phẩm phụ để sản xuất đường isomaltulose, bột ngọt,...

Đóng gói thành phẩm

Bước cuối cùng trong dây chuyền sản xuất đường là đóng gói thành phẩm. Sau quá trình sấy, tiến hành làm nguội đường và được rây lại để hạt đường không kết dính với nhau. Đường được đóng gói bằng hệ thống máy tự động. Cuối cùng, thành phẩm được lưu kho và phân phối ra thị trường.

3. Quy trình sản xuất đường thô và đường tinh luyện từ mía

Quy trình sản xuất đường thô từ mía

Sản xuất đường thô từ mía gồm các công đoạn: Ép mía, tinh chế nước mía, chưng cất, kết tinh đường và phân tách. Cụ thể:

  • Đầu tiên, tiến hành băm cây mía thành các mảnh nhỏ rồi đánh tơi, sử dụng nước phun đều vào bã mía để chúng nhả đường dưới tác động trục áp lực. Bã mía còn chứa một lượng nhỏ đường chưa lấy hết, chúng được tận dụng làm nhiên liệu lò hơi.
  • Sau khi ép, nước mía chứa nhiều cặn lơ lửng và có màu đục. Do đó, cần sử dụng các chất hóa học như photphat, SO2, CO2, vôi để đun nóng nước mía nhằm mục đích tạo độ trong. Quá trình này tạo ra kết tủa mang theo các chất bẩn lắng xuống đáy. Kết tủa được lấy ra để tận dụng làm phân bón cho ruộng mía, còn nước mía sạch sẽ được chứa trong thùng sạch.
  • Vì nước mía chứa khoảng 88% nước nên cần thực hiện công đoạn làm bay hơi trong lò nấu chân không. Sau quá trình bay hơi, mật và hỗn hợp tinh thể được cho vào máy ly tâm để tách đường. Sản phẩm thu được sau khi tách đường là mật rỉ sẽ bán cho các nhà máy lên men cồn và bột ngọt.

Dây chuyền sản xuất đường tinh luyện từ mía

Quy trình sản xuất đường tinh luyện từ mía gồm 03 công đoạn chính: Rửa hòa tan, khử màu và làm sạch, kết tinh. Cụ thể:

  • Để sản xuất đường tinh luyện cần dùng nguyên liệu đường thô, không dùng các hóa chất tẩy trắng. Đầu tiên, tiến hành hòa tan đường thô và đưa qua cacbonat hóa. Trong đó, khí cacbonic dùng trong quá trình này được lấy từ khói lò hơi giúp giảm hiệu ứng nhà kính và tiết kiệm chi phí sản xuất.
  • Tiếp đó, dịch đường được đưa qua Diastar nhằm mục đích loại bỏ tạp chất và di chuyển vào hệ thống trao đổi ion liên tục. Hệ thống trao đổi ion hấp thụ 70% chất màu, giúp đường có màu trong suốt và sẵn sàng kết tinh.
  • Sau quá trình nấu ly tâm tách mật, tiến hành sấy khô và làm nguội đường tinh luyện bằng trống sấy Roto Louvre, sau đó sử dụng sàng rung 6 lớp lưới để phân loại kích cỡ hạt và đi vào hệ thống ổn định đường, tiến hành đóng bao.
Sản xuất đường tinh luyện
Sản xuất đường tinh luyện

4. Tại sao nên dùng đường làm từ mía

Dưới đây là một số ưu điểm của sản phẩm đường mía:

  • Khi sử dụng, mía đường không gây nóng cho cơ thể như các chất tạo ngọt khác. Đồng thời, còn giúp bổ sung một số chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, đường mật mía phù hợp sử dụng cho đối tượng bị béo phì hoặc tiểu đường.
Đường mía không gây nóng cho cơ thể
Đường mía không gây nóng cho cơ thể
  • Công đoạn chế biến mía đường không quá phức tạp với nguồn nguyên liệu sẵn có. Do vậy, giá thành đường mía rẻ hơn so với các chất tạo ngọt khác.
  • Đối với các món ăn cần màu sắc bắt mắt như chè, thịt kho,..., mía đường là sự lựa chọn hợp lý. Đường mật mía có màu nâu sẫm và chuyển sang màu vàng khi nấu lên. Do đó, mật mía có tác dụng làm nổi bật màu sắc món ăn.

5. Trong một ngày, chỉ nên tiêu thụ bao nhiêu lượng đường?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trong một ngày không nên tiêu thụ quá 10% lượng đường. Trung bình một người nam cần 2500 kcal và người nữ cần 2000 kcal năng lượng. Nếu trừ đi lượng đường có sẵn trong các loại quả, củ, rau, lượng đường tinh luyện được sử dụng trong thức ăn không nên vượt quá 36g/ ngày (150 kcal) đối với nam và 24g/ ngày (100 kcal) đối với nữ.

Không nên sử dụng quá nhiều đường
Không nên sử dụng quá nhiều đường

Trường hợp đang trong chế độ cần ăn tăng cường mật ong, loại rau củ và trái cây nhiều đường, cần phải giảm bớt lượng đường tinh luyện khuyến cáo bên trên.

Thông tin trên là những chia sẻ của VCR liên quan đến quy trình sản xuất đường. Hy vọng, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức hữu ích và có thể ứng dụng vào dây chuyền sản xuất của mình hiệu quả.

Từ khóa: