Tìm hiểu về sàn Vinyl chống tĩnh điện
Sàn Vinyl là gì, nó có tác dụng chống tĩnh điện như thế nào, thi công sàn Vinyl ra sao... Đây là một số những vấn đề cơ bản cần biết nếu bạn có nhu cầu sử dụng sàn Vinyl chống tĩnh điện. Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Sàn Vinyl chống tĩnh điện
Sàn Vinyl chống tĩnh điện là gì?
Để tạo một môi trường làm việc an toàn chống tĩnh điện, thì sàn chống tĩnh điện là một trong những sản phẩm được sử dụng để giảm thiểu tối đa các rủi ro của hiện tượng tĩnh điện.
Sàn Vinyl được coi là lựa chọn cao cấp nhất so với các loại sàn còn lại. Chất liệu để sản xuất sàn Vinyl là nhựa nguyên sinh PVC, nên nó gần như giống sàn nhựa PVC nhưng có nhiều tính năng nổi trội hơn.
Có 2 loại là sàn Vinyl chống tĩnh điện và sàn Vinyl không chống tĩnh điện. Tuy nhiên loại có chống tĩnh điện thường được lựa chọn sử dụng nhiều hơn bởi nó còn có khả năng chống cháy, cách âm, cách nhiệt…
Cấu tạo sàn Vinyl chống tĩnh điện
Cấu tạo sàn Vinyl chống tĩnh điện gồm 4 lớp ép chặt vào nhau:
- Lớp 1: là hỗn hợp nhựa tổng hợp và axit tạo thành lớp bề mặt. Lớp này có đặc tính trong suốt cùng khả năng chống thấm và chống bám bẩn hiệu quả cao, có thể hạn chế được những vết xước trên bề mặt sàn.
- Lớp 2: lớp in. Đây là lớp để thiết kế hoa văn và màu sắc cho tấm sàn.
- Lớp 3: lớp lót - có cấu tạo là miếng xốp lớn, tăng độ đàn hồi cho sàn.
- Lớp 4: lớp đế có công dụng tăng độ cứng cho sàn, giúp giữ độ ổn định cho các thanh PVC được gắn vào sàn.
Sàn Vinyl cũng là sự kết hợp từ các mạch cacbon xuyên suốt trong các tấm sàn.
Xem thêm:
Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện
Thông số kỹ thuật tham khảo
- Độ dày tấm sàn: 2.0mm / 3.0mz
- Phù hợp với các môi trường công nghệ điện tử có điện trở 2.5 x 104 ≤ R ≤ 106 ohms / 106 ≤ 108 ohms
- Kích cỡ tấm sàn 600x600mm / 610x610mm
- Khả năng truyền điện ổn định
- Có thể kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các loại vi khuẩn
- Có khả năng chịu nhiệt và chống cháy
- Phù hợp sử dụng cho nhiều khu vực có mục đích sử dụng khác nhau: phòng sạch, phòng điều khiển, bệnh viện…
Tiêu chuẩn sàn Vinyl chống tĩnh điện
Sàn Vinyl chống tĩnh điện đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn châu Âu:
- EN 660-2 1999 : Tiêu chuẩn về chịu mài mòn.
- EN 434 1994 : Tiêu chuẩn về độ ổn định kích thước.
- EN 436 1994 : Tiêu chuẩn về khối lượng riêng.
- EN 428 1993 : Tiêu chuẩn về độ dày.
- EN 649 : Tiêu chuẩn về chống mài mòn.
- EN 13893 ClassDS : Tiêu chuẩn về chống trơn trượt.
Ưu điểm của sàn Vinyl chống tĩnh điện
- Độ chống tĩnh điện ổn định
- Tuổi thọ cao, có thể sử dụng trong thời gian dài
- Chống ẩm mốc, chống thấm, nồm
- Chống trơn trượt, mối mọt
- Hạn chế tiếng ồn
- Êm và thoải mái khi di chuyển, không bị trơn trượt
- Giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ, hỏa hoạn
- Ít bị nứt, vỡ hoặc biến dạng
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển và thi công
- Giá thành hợp lý, tính ứng dụng cao
- Phù hợp với nhiều yêu cầu và mục đích sử dụng khác nhau
Tại sao nên chọn sàn Vinyl chống tĩnh điện
- Phù hợp với khí hậu Việt Nam
Sàn Vinyl với chất liệu chính từ PVC nguyên sinh nên sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Sàn cũng không bị cong, vênh hay con giãn khi trải qua các điều kiện thời tiết khác nhau.
- Nhiều màu sắc, hoa văn phù hợp với các nhu cầu khác nhau
- Có thể sử dụng qua thời gian dài mà không cần chi phí sửa chữa, thay thế
- Phù hợp sử dụng cho nhiều không gian (trường học, nhà ở, văn phòng...)
- Thân thiện với môi trường
Thi công sàn Vinyl chống tĩnh điện
Quy trình thi công
Chuẩn bị dụng cụ
- Dao tiện, bay khía
- Búa cao su
- Lưỡi cạo keo
- Máy hàn
- Keo dẫn điện chuyên dụng
- Waxing phủ bóng sàn
- Lá đồng dày 0.05 - 0.15mm, rộng 10mm
Quy trình thi công
Bước 1: Làm sạch mặt sàn
Đây là bước khá quan trọng, mặt sàn được dọn sạch sẽ có thể đảm bảo quy trình thi công được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Sàn nhà cần đảm bảo sàn sạch, không còn các vật cản (định, vít...).
Sau khi dọn, mặt sàn bê tông phải được giữ khô thoáng, bằng phẳng; lưu ý nhiệt độ từ 20-25oC, độ ẩm tiêu chuẩn 25% trong phòng 48 tiếng trước và sau thi công.
Bước 2: Trải keo dán sàn
Keo được khuấy đều trong khoảng 10 phút rồi mới quét lên bề mặt sàn. Trong thời gian đó, người thi công cũng chuẩn bị tạo điểm chuẩn, điểm mút và đường chuẩn trên sàn.
Chờ khoảng 20-25 phút sua khi đổ keo thì mới tiến hành dán sàn để đảm bảo độ bám dính của keo.
Bước 3: Dán sàn
Tiến hành dán sàn dựa theo các điểm chuẩn, điểm mút và đường chuẩn đã xác định trước đó. Dùng búa cao su gõ nhẹ khắp bề mặt sàn. Sau khoảng 30 phút thì sử dụng 1 con lăn khoảng 50kg lăn đều trên sàn.
Hàn lại các mối nối bằng dây hàn và chất PVC, rồi cắt mối hàn bằng lưỡi dao chuyên dụng.
Bước 4: Hoàn thiện và bàn giao
Lau lại sàn sau khi đã dán xong, đảm bảo không còn vết bẩn hay các vật dụng thi công khác. Không sử dụng và để sàn tiếp xúc với ánh nắng trong 1-2 ngày đầu sau thi công.
Lưu ý khi thi công
- Toàn bộ bề mặt sàn cần được thi công liền một lúc với nhau
- Lắp điều hòa trong khu vực thi công trước ít nhất 7 ngày đề phòng trường hợp trời quá nóng khiến keo bị chảy
- Đảm bảo mặt sàn phẳng đều trước khi thi công
- Độ ẩm của sàn phải thấp hơn 25oC
- Khuấy kĩ keo trong 10 phút
- Bất kì vết dơ , keo dư trên sàn phải được làm sạch trước khi khô
- Sàn không được tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời, giữ nhiệt độ khoảng 30oC trong vòng 45h
- Không di chuyển trên sàn cho đến khi sàn cứng hoàn toàn sau 48h
Ứng dụng sàn Vinyl chống tĩnh điện
Hiện tượng tĩnh điện có thể xảy ra ở bất cứ đâu, ngay cả trong cuộc sống hàng ngày. Sàn chống tĩnh điện cũng được ứng dụng một cách phổ biến:
- Nhà máy, cơ sở sản xuất linh kiện điện tử, máy móc, chất bán dẫn
- Các phòng sạch công nghiệp, phòng thí nghiệm…
- Môi trường sản xuất hoặc liên quan các hàng hóa dễ cháy nổ (gas, khí đốt…)
- Bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám
- Môi trường hàng ngày như trung tâm mua sắm, giải trí, trường học…
- Các tòa nhà cao cấp, nhà thông minh…
PN