Giới thiệu sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện là gì?

Sàn nâng (còn biết với tên sàn thông minh, sàn kỹ thuật) là loại sàn giúp tạo ra một khoảng không giữa các tấm sàn với sàn bê tông nhờ hệ thống chân đế nâng lên. Điểm đặc biệt là những tấm sàn có thể tùy chọn được vật liệu bề mặt và vật liệu lõi. Tức người dùng có thể tùy vào mục đích sử dụng mà chọn loại tấm sàn phù hợp nhất cho mình.

sàn nâng

Sàn nâng kỹ thuật là một kết cấu giúp phòng sạch có thể đạt các phân loại cao. Từ đó ứng dụng trong các môi trường cần kiểm soát cao để sản xuất các sản phẩm đặc biệt.

Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện từ các nguyên vật liệu có khả năng giải phóng điện tích với việc tận dụng khoảng trống giữa mặt sàn bê tông và tấm sàn nâng để luồn các hệ thống dây dẫn, cáp điện… nhằm giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng tới hất lượng sản phẩm và an toàn lao động.

Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

Tại sao nên sử dụng sàn nâng chống tĩnh điện

  • Tăng độ chính xác trong quy trình vận hành cho các thiết bị, máy móc đặt trên sàn nhờ việc loại bỏ bớt Ion+ trong không gian. Giảm thiểu hết mức dòng điện tác động lên con người khi có sự cố về điện, cháy, nổ...
  • Khoảng trống giữa sàn nâng và sàn bê tông được sử dụng để dẫn các loại dây, ống kỹ thuật... giúp tăng tính thẩm mỹ
  • Việc đi dây như vậy cũng giúp bảo vệ hệ thống dây điện khỏi tác động của hóa chất, côn trùng hay bị hấp thụ khí nóng ẩm từ sàn bê tông... Tùy vào yêu cầu của mỗi công trình sẽ có các hệ thống giá đỡ, thiết bị phù hợp khác nhau
  • Giảm ồn và giảm rung cho thiết bị khi hoạt động
  • Không dẫn lửa, có thể di dời các thiết bị ngay khi có tình huống nguy hiểm
  • Cung cấp một môi trường sạch sẽ và khô ráo cho các thiết bị đặt trên sàn
Sàn nâng phòng sạch
Hệ thống dây được dẫn dưới sàn nâng

Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

Cấu tạo của sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện cơ bản gồm 2 phần là khung kim loại và chân đế.

  • Phần khung kim loại là thép bọc 2 mặt trên dưới, ở giữa đổ lõi xi măng nhẹ
  • Chân đế có nhiều loại chất liệu và kiểu dáng, phù hợp với nhiều nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau. Khoảng cách nhờ chân đế tạo ra được tận dụng để đi dây ngầm, nâng cao tính thẩm mỹ và bảo vệ độ bền cho hệ thống dây dợ

Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

4 loại sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện phổ biến

Sàn nâng kỹ thuật tấm thép phủ HPL, lõi xi măng nhẹ

Đây là loại sàn nâng kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam.

  • Kích thước tiêu chuẩn 600x600x35 (mm), trọng lượng trung bình 13-15kg/ tấm
  • Chân đế cao 80 - 1.200mm
  • Tấm sàn dạng đúc khuôn từ thép cứng, dày khoảng 0.8 - 2mm, lõi xi măng
  • Mặt dưới của sàn là 64 vòm hình vỏ trứng, liên kết với nhau để tăng độ chịu lực cho sàn
  • Khả năng chống tĩnh điện: 1.59×108 ~ 2.2 x 108 Ω.
  • Lõi bê tông nên tấm có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt
  • Tấm sàn có bề mặt được hoàn thiện bằng High Pressure Laminate dày 1.2mm; đường viền bằng nhựa PVC đảm bảo chắc chắn cho tấm
  • Chịu tải trọng đồng đều: 11.113 KN/m2 ~ 2.7561 KN/m2 (tương đương 1.1 tấn/m2 đến 2.75 tấn/ m2)
  • Đặc điểm: chịu lực, chống tĩnh điện, chống cháy, tuổi thọ cao, dễ thích nghi với thời tiết Việt Nam.
  • Ứng dụng: sử dụng cho các thiết kế phòng mạng, Server, phòng máy tính, văn phòng, trung tâm dữ liệu, phòng điều hành sản xuất…

Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

Sàn nâng kỹ thuật tấm thông hơi

Tấm sàn dạng đúc khuôn từ thép cứng, không có lõi, mặt trên và mặt dưới tấm sàn đều có lỗ thông hơi

  • Kích thước tiêu chuẩn 600x600x35 (mm)
  • Khả năng chống tĩnh điện: 1.59×108 ~ 2.2 x 108Ω
  • Tấm sàn có bề mặt được hoàn thiện bằng High Pressure Laminate đục lỗ, dày 1.2mm; đường viền bằng nhựa PVC đảm bảo chắc chắn cho tấm
  • Có khả năng chống cháy, chống xước, mài mòn
  • Đặc tính thông hơi cho điều hoà chính xác với công nghệ thổi hơi lạnh từ âm sàn lên trên phòng thiết bị.
  • Ứng dụng: thiết kế trung tâm dữ liệu, phòng server…

Sàn nâng kỹ thuật tấm sàn trơn

  • Tấm sàn dạng đúc khuôn từ thép cứng, dày khoảng 0.7 – 1.2 mm, lõi xi măng
  • Mặt dưới của sàn là các vòm hình vỏ trứng, liên kết với nhau để tăng độ chịu lực cho sàn
  • 2 loại kích thước 600x600x33mm và 500x500x28mm
  • Lõi bê tông nên tấm có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt
  • Chịu tải trọng phân bố đồng đều: 11.113 KN/m2 ~ 27.561 KN/m2 (tương đương 1.1 tấn/m2 đến 2.75 tấn/ m2)
  • Tải trọng tập trung: 3.11 KN/m2 ~ 8.89 KN/m2 (tương đương 311 kg/m2 đến 889 kg/ m2)
  • Chân đế cao 80 – 1.200mm
  • Đặc điểm: hiện đại, tính thẩm mỹ cao, phù hợp cho các thiết kế không gian sang trọng
  • Ứng dụng: sử dụng trong thiết kế văn phòng, phòng họp…

Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

Sàn nâng kỹ thuật kiểu tấm gỗ ép cường lực cao

Thành phần chính là gỗ dăm ép cường độ cao, bề mặt được hoàn thiện tại nhà máy bằng HPL.

  • Lớp dưới của tấm là lớp thép không gỉ dày 0,8mm
  • Kích thước 600x600 mm. Có hai loại độ dày là 30mm và 40mm. Trọng lượng trung bình là 10.5kg/ tấm, 2.78 tấm /m2
  • Tấm sàn có bề mặt được hoàn thiện bằng High Pressure Laminate dày 1.2mm; đường viền bằng nhựa PVC đảm bảo chắc chắn cho tấm
  • Có khả năng chống cháy, chống xước, mài mòn
  • Chịu tải trọng đồng đều: 12.8 KN/m2 (tấm dày 30mm) và 1.8KN/m2 (tấm dày 40mm),(tương đương 1.28 tấn/m2 và 1.8 tấn/ m2)
  • Chân đế cao 120mm – 1.200mm
  • Độ chống tĩnh điện: 1.59×108 ~ 2.2 x 108Ω
  • Đặc điểm: chống ồn, chống tĩnh điện
  • Ứng dụng: hệ thống phòng thiết bị mạng, viễn thông, phòng máy tính, phòng mạng, văn phòng...

Hệ thống chân đế của sàn nâng kỹ thuật

Chân đỡ sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện có nhiều lựa chọn khác nhau về chất liệu, kích thước, chiều cao. Đội thiết kế và thi công có thể căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thi công để lựa chọn loại đế phù hợp nhất.

Chân đế sàn nâng chống kỹ thuật
Chân đế cho tấm sàn calcium sulphate và gỗ

chân đế sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện
Chân đế cho tấm sàn thép HPL

Đặc tính và ưu điểm của sàn nâng kỹ thuật

Đặc tính

  • Thời gian giải phóng tĩnh điện từ 5.000lts về 0 lts là 0.25sec, đáp ứng được các yêu cầu của điện kháng UL 779 & NFPA 99
  • Có khả năng dẫn điện
  • Sàn thường được làm từ chất liệu tốt, có khả năng chống ăn mòn (do tác động môi trường hoặc hóa chất) nên thường có độ bền cao
  • Có khả năng chống cháy, không bị bắt lửa
  • Hình thức tốt kể cả qua thời gian dài sử dụng
  • Hoạt động ổn dưới các loại tải trọng như di chuyển máy móc hay xe hàng

Ưu điểm

  • Đa dạng mẫu mã, chất liệu, màu sắc… phù hợp với nhiều yêu cầu khác nhau
  • Độ bền cao, chắc chắn, chống mài mòn và dễ sửa chữa bảo trì khi cần thiết
  • Có tính thẩm mỹ cao do có thể đi ngầm hệ thống dây điện và bảo vệ dây khỏi các loại côn trùng
  • Không bị vi khuẩn, nấm mốc tấn công

Ưu điểm sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

Ứng dụng sàn nâng chống tĩnh điện

Với các ưu điểm về độ bền và các khả năng chống cháy, chịu nhiệt… sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện được lựa chọn thi công cho các công trình yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt như phòng sạch, khu bảo quản chế phẩm sinh học, khu lưu trữ thiết bị y tế… hoặc các công trình cần chú trọng đến tĩnh điện như phòng điều hành, phòng mạng, máy tính, trung tâm dữ liệu…

Ứng dụng sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

Ứng dụng của sàn nâng kỹ thuật trong phòng sạch

Nếu có tìm hiểu đủ nhiều về phòng sạch, chắc chắn bạn sẽ biết đó là một môi trường có kết cấu rất đặc biệt. Để đảm bảo tạo ra độ sạch cho môi trường sản xuất, phòng sạch cần đáp ứng rất nhiều yếu tố, từ thiết kế, thi công cho đến quản lý. Một thành phần đặc biệt khác được ứng dụng trong phòng sạch đó là sàn nâng kỹ thuật.

Yêu cầu của sàn nâng phòng sạch

1. Sàn nâng và kết cấu đỡ của nó phải đáp ứng các yêu cầu về thiết kế và khả năng chịu tải. Chúng ta cần kiểm tra tải trọng trước khi lắp đặt, và mỗi thông số kỹ thuật cần có một báo cáo kiểm tra tương ứng.

2. Nơi đặt sàn nâng cần phải bảo đảm các yêu cầu sau:

  • Cao độ nền phải đáp ứng các yêu cầu của thiết kế;
  • Bề mặt nền phải nhẵn, sạch, không bám bụi, độ ẩm không quá 8%, sơn theo yêu cầu của thiết kế;

3. Lớp bề mặt và các bộ phận đỡ của sàn nâng cho phòng sạch phải phẳng và rắn chắc, có các đặc tính chống mài mòn, chống nấm mốc, chống ẩm, không bắt lửa, chống ô nhiễm, chống lão hóa, dẫn điện tĩnh, kháng axit và kiềm.

4. Đối với sàn nâng có yêu cầu chống tĩnh điện, cần kiểm tra giấy chứng nhận xuất xưởng sản phẩm, giấy chứng nhận hợp quy và báo cáo thử nghiệm tính năng chống tĩnh điện trước khi lắp đặt.

5. Đối với sàn nâng có yêu cầu thông gió, tỷ lệ mở và phân bố độ mở, khẩu độ hoặc chiều dài cạnh trên lớp bề mặt phải đáp ứng các yêu cầu thiết kế.

sàn nâng phòng sạch

6. Kết nối hoặc liên kết giữa trụ đỡ sàn nâng và mặt đất của tòa nhà phải chắc chắn và đáng tin cậy. Các thành phần kim loại kết nối ở phần dưới của cột đỡ phải đáp ứng các yêu cầu thiết kế và số lượng ren tiếp xúc của bu lông cố định không được ít hơn 3 khóa.

7. Độ lệch cho phép đối với lớp bề mặt của sàn nâng phải đáp ứng các yêu cầu của bảng sau.

Yêu cầu Sai lệch cho phép (mm) Phương pháp thử nghiệm Sàn hợp kim nhôm Thép, sàn composite Bề mặt nhẵn 2.0 2.0 Kiểm tra bằng thước đo độ nghiêng Chênh lệch chiều cao đường nối của bề mặt 0.4 1.0 Kiểm tra bằng thước Bề rộng khoảng cách tấm bề mặt 0.3 1.0 Kiểm tra bằng thước Sai số tích lũy theo hướng ngang của lớp bề mặt L=100m +/- 10 Kiểm tra bằng máy kinh vĩ hoặc máy đo khoảng cách

Lưu ý: L thể hiện chiều dài của bề mặt sàn nâng theo một hướng nhất định

8. Trước khi thi công sàn nâng, cần bố trí đường kẻ cẩn thận, chọn chính xác điểm tham chiếu cao độ, đánh dấu vị trí lắp đặt và chiều cao của khối sàn.

9. Sàn nâng sau khi được lắp đặt không được rung lắc, không phát ra tiếng động, độ cứng tốt. Bề mặt sàn nâng nhẵn bóng, sạch sẽ, các khớp nối các tấm ngang dọc được làm trơn tru.

10. Việc lắp đặt vị trí góc của sàn trên cao cần thi công theo tình hình thực tế, nên đặt các thanh đỡ và thanh chéo có thể điều chỉnh được mối nối giữa lưỡi cắt và tường nên được trám bằng vật liệu mềm không bám bụi .

Ứng dụng của sàn nâng trong phòng sạch

Kết cấu sàn nâng sẽ giúp tuần hoàn không khí tốt hơn, đặc biệt đối với các phòng sạch yêu cầu dòng chảy tầng. Khi dòng khí thẳng đứng từ trên thổi xuống sẽ đi qua các lỗ của sàn nâng sau đó quay trở lại hệ thống lọc. Với sàn nâng, phòng sạch sẽ đạt được cấp độ cao hơn nhờ kết cấu dòng chảy tầng được hoạt động tốt nhất.

Sàn nâng đục lỗ cũng được thiết kế để cung cấp khả năng làm mát một cách tuyệt vời để quản lý tải nhiệt trong các cơ sở quan trọng. Tuy nhiên, nếu muốn tối ưu hóa khả năng thông gió của sàn nâng đục lỗ và tạo ra hệ thống điều hòa không khí hiệu quả nhất (UFAD - Under Floor Air Distribution) cho không gian, thì cần phải đặt sàn nâng đục lỗ đúng cách và chính xác, nó bao gồm việc lựa chọn gạch đục lỗ sàn nâng phù hợp theo nhu cầu môi trường khác nhau.

Sàn nâng thường cần phải sử dụng trong môi trường công nghệ cao như phòng thí nghiệm dược phẩm, y sinh và vi điện tử, các tầng mô-đun nâng (RMF) yêu cầu ứng dụng chuyên môn cao để đảm bảo các kết quả hoàn hảo.

Thi công sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

Yêu cầu đối với địa điểm đặt sàn

1. Lắp đặt sàn cần phải được thực hiện sau khi hoàn thành việc xây dựng và hoàn thiện thi công trong phòng sạch.

2. Nền cần phải bằng phẳng, khô ráo, không có mảnh vụn và bụi bẩn.

3. Không gian sử dụng được dưới sàn, việc bố trí và đặt cáp, mạch điện, đường nước, không khí và các đường ống khác cũng như hệ thống điều hòa không khí cần phải được hoàn thành trước.

4. Đối với các thiết bị lớn, cần phải cố định chân đế trước cũng như phải lắp đặt trên đế, và chiều cao của đế phải bằng chiều cao của mặt trên của sàn nhà.

5. Có sẵn nguồn điện 220V / 50HZ và nguồn nước trên công trường.

lắp đặt sàn nâng phòng sạch

Dụng cụ lắp đặt

1. Cưa cắt bằng đá cẩm thạch.

2. Thước đo lazer hoặc ống ngang.

3. Ống nước, thước dây, vạch mực.

4. Tấm hút, tay cầm điều chỉnh đai ốc, tuốc nơ vít.

5. Máy hút bụi, chổi, cây lau nhà.

Các bước thi công sàn nâng kỹ thuật trong phòng sạch

1. Kiểm tra kỹ độ phẳng của mặt bằng và độ thẳng đứng của tường, nếu phát hiện có chênh lệch lớn thì đề xuất với bộ phận liên quan của công trình;

2. Đo đạc và đánh dấu các vị trí để lắp đặt sàn.

3. Điều chỉnh giá đỡ được lắp đặt đến cùng độ cao cần thiết và xoay giá đỡ đến điểm giao nhau của đường lưới mặt đất.

4. Cố định giàn vào giá đỡ bằng vít lắp.

5. Dùng tấm hút đặt sàn nâng lên giàn đã lắp ghép;

6. Nếu kích thước còn lại gần tường nhỏ hơn chiều dài sàn nâng, chúng ta cần cắt sàn để sử lắp đặt.

7. Khi đặt sàn, hãy san bằng từng phần với ống nước. Chiều cao của sàn nâng được điều chỉnh bằng giá đỡ. Trong quá trình đặt, cần được xử lý cẩn thận để tránh làm xước sàn và làm hỏng các dải cạnh. Đồng thời, cần vệ sinh trong khi lắp đặt để tránh để lại các mảnh vụn và bụi dưới sàn.

8. Khi đặt các thiết bị nặng trong phòng máy, có thể lắp giá đỡ dưới sàn của bệ thiết bị để ngăn sàn bị biến dạng;

9. Ở những nơi có yêu cầu chống tĩnh điện cao, chúng ta có thể lắp đặt băng đồng đẫn điện dưới giá đỡ để cải thiện hiệu quả dẫn điện. Các giá đỡ sàn cần được bố trí theo chiều ngang và chiều dọc. Thông số kỹ thuật thường được sử dụng cho bề mặt bảng là 2×0,05 ~ 4×0,08 ~ 6×0,5mm, các thông số kỹ thuật khác nhau nên được lựa chọn cho các yêu cầu môi trường chống tĩnh điện khác nhau và việc thi công phải được thực hiện theo yêu cầu thiết kế của công trình.

Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

Các điểm cần lưu ý khi thi công sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

Quy trình thi công sàn nâng kỹ thuật nói riêng và bất kỳ loại công trình xây dựng nào nói chung có rất nhiều khía cạnh. Tùy theo mức độ mà các nhà thiết kế phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn và chất lượng riêng. Các điểm cần lưu ý khi thi công sàn kỹ thuật chống tĩnh điện bao gồm:

  • Tính nhất quán của kết cấu và bản vẽ
  • Vệ sinh hệ thống sàn xi măng sạch
  • Xác định chiều cao hệ thống sàn nâng kỹ thuật chính xác theo yêu cầu
  • Thi công chân đế, phân ô, gia cố
  • Không tiến hành lắp đặt hệ thống thanh đỡ cho đến khi chân đế được cố định
  • Độ khít giữa chân đế và tấm sàn gần nhất được gắn
  • Hoàn thành lắp đặt tấm sàn

Thi công sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

Cách nhận biết sàn nâng kém chất lượng

Sàn nâng đạt chuẩn

  • Tấm sàn đạt chất lượng khi nhì bằng mắt thường đã có thể thấy được độ sắc nét, màu sắc rõ ràng. Mặt sàn được wax trước khi xuất xưởng nên có thể chống được xước
  • Cho kết quả trong ngưỡng an toàn cho phép khi kiểm tra bằng máy đo điện trở
  • Giá thành cao tương đương với chất lượng và độ uy tín

Sàn nâng kỹ thuật chống tĩnh điện

Sàn nâng không đạt yêu cầu chất lượng

  • Màu sắc nhợt nhạt, bề mặt tấm dễ bị trầy xước, không có tính thẩm mỹ
  • Có mùi nhựa nồng, gây khó chịu giống mùi cao su cháy
  • Dây hàn nhiệt khó bám vào sàn nên dễ bị bung khi thi công
  • Cho kết quả vượt ngưỡng an toàn cho phép khi kiểm tra bằng máy đo điện trở
  • Giá thành rẻ, do đơn vị không uy tín bán ra

Xem thêm:

PN