“Tất tần tật” kiến thức về sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ngành may
Ngành may xuất hiện từ lâu đời thể hiện văn hóa, trình độ và sự khéo léo của con người.
Ngày nay, sự phát triển của máy móc hiện đại đã dần thay thế hoạt động thủ công, cũng chính vì vậy mà quy trình may mặc ở các xưởng sản xuất hoặc công ty ngày càng hiện đại, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu.
Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu về sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ngành may trong bài viết dưới đây.
1. Khái quát chung về ngành may mặc
May mặc là ngành gồm nhiều nghề khác nhau, chẳng hạn như: Nghề dệt, nghề xe chỉ, nghề sản xuất giày dép, quần áo, làm vải bạt, sản xuất thảm,... Ngành may mặc sử dụng nguyên liệu thô kết hợp với bàn tay khéo léo của con người và máy móc để tạo ra thành phẩm phục vụ đời sống.
Ngành may mặc hiện đang là ngành xuất khẩu chủ lực của nhiều quốc gia có nguồn lao động tay nghề trung bình và được nhiều người lao động lựa chọn.
2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ngành may cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Để xây dựng hệ thống sản xuất chất lượng, đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu về mọi mặt cũng như tiết kiệm tối ưu chi phí, quy trình sản xuất cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định:
- Có tính dây chuyền và liên kết chặt chẽ với nhau trong từng bộ phận, hệ thống.
- Đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ, chẳng hạn như: Chỉ sử dụng duy nhất một công nghệ khi sản xuất lô hàng, sử dụng đúng nguyên liệu theo yêu cầu,...
3. Chi tiết sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ngành may mặc
Lựa chọn nguyên liệu sản xuất
Công đoạn quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của thành phẩm đó chính là lựa chọn nguyên liệu sản xuất. Trong hợp đồng kinh tế, lựa chọn nguyên liệu đầu vào luôn được khách hàng và nhà đầu tư lưu tâm đặc biệt. Nguyên liệu đầu vào cần đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nhà sản xuất, cần chọn lọc kỹ càng dựa theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế.
Hàng đầu vào cần kiểm định kỹ càng và loại bỏ những lô bị hỏng, lỗi. Sau khi tuyển chọn, hàng và nguyên liệu đầu vào đạt yêu cầu sẽ được chuyển qua công đoạn kế tiếp.
Thiết kế rập
Trong sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ngành may, thiết kế rập là bước quan trọng để tạo ra bản gốc cho sản phẩm. Xưởng sản xuất sẽ dựa vào rập hình ảnh để thực hiện sản xuất đại trà ra nhiều sản phẩm với đa dạng kích thước, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Có 2 loại thiết kế rập phổ biến, gồm:
- Rập tay: Đây là cách rập thủ công, người thợ sẽ dùng giấy, thước, bút và một số dụng cụ khác để phác họa mẫu gốc dựa trên công thức chuẩn.
- Rập máy: Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng cho ngành may như: Optitex, Gerber,... Các phần mềm này cho phép người dùng tùy chỉnh size và chạy sơ đồ.
Cắt, tạo sản phẩm
Sau khi hoàn tất công đoạn thiết kế rập, người thợ sẽ dựa vào thiết kế rập để cắt những tấm vải khổ lớn thành những sản phẩm đang cần may. Hiểu đơn giản, công đoạn này chính là biến những tấm vải to thành tấm vải có hình dáng, kích thước như mong muốn để chuẩn bị may, ráp sản phẩm.
Công đoạn này khá quan trọng, bởi nếu người thợ cắt sai hoặc nhầm so với thiết kế rập sẽ tác động lớn đến chất lượng sản phẩm. Để kết quả sản phẩm đạt đúng chuẩn, người thợ cần loại bỏ các sản phẩm lỗi, chỉ lấy những bán sản phẩm đạt tiêu chuẩn về màu sắc, kích thước, thông số, số lượng.
Có 2 hình thức cắt các vây vải lớn thành tấm vải bán thành phẩm, đó là: Cắt máy và vắt tay. Với công ty sản xuất số lượng lớn thường dùng máy để cắt, ngược lại, với những cơ sở sản xuất nhỏ thường làm thủ công. Việc cắt vải thành những tấm vải bán thành phẩm được thực hiện bởi người thợ có kinh nghiệm, tay nghề cao, vì đây là công đoạn khó, chỉ cần xảy ra sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm cuối cùng.
Sau khi hoàn tất công đoạn cắt vải, cần kiểm tra lại chất lượng và số lượng bán thành phẩm, đảm bảo không bị lỗi, đúng tiêu chuẩn, kích thước để thực hiện các công đoạn sau.
May thành sản phẩm hoàn thiện
Sau khi có tấm vải bán thành phẩm sẽ thực hiện công đoạn tiếp theo là hoàn thiện sản phẩm. Những công việc cần làm để hoàn thành sản phẩm, gồm có:
- May vắt sổ: Nghĩa là tiến hành may các đường viền của sản phẩm. Kiểu may này tương tự như may móc xích, hoặc cũng giống với kiểu may thông thường mà chúng ta hay làm.
- Đường may móc xích kép: Đây là đường may khá phổ biến, được hình thành do một mũi móc kết hợp với mũi kim. Ưu điểm của đường may móc xích kép là có khả năng tạo độ co dãn tốt. Chính vì vậy, với những sản phẩm chất liệu vải co dãn thường sử dụng đường may này.
- Đường may móc xích đơn: Loại đường may này được nhiều xí nghiệp, nhà máy chọn lựa để may sản phẩm. Mặc dù, tốc độ may đối với đường may này khá nhanh nhưng không có độ bền cao, nếu sử dụng không cẩn thận dễ bị tuột chỉ. Đường may móc xích đơn chỉ thích hợp để may một số bộ phận như đinh khuy áo, quần,...
Công đoạn may được phân chia theo từng tổ, mỗi tổ đảm nhiệm một vai trò riêng như may phần thân, phần tay, phần cổ,... Hiện nay, để đẩy nhanh tiến độ công việc và quản lý quy trình sản xuất hiệu quả, nhiều doanh nghiệp lớn đã sử dụng hệ thống chuyền treo tự động.
Tiến hành là ủi sản phẩm
Là ủi sản phẩm nhằm mục đích đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm, mang đến chất lượng hoàn hảo cho người sử dụng. Đối với doanh nghiệp may mặc, việc là ủi sản phẩm không hề đơn giản mà cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp với từng loại vải, đường ly sắc nét.
Với các đơn hàng lớn, nhiều doanh nghiệp không sử dụng phương pháp ủi thủ công mà thay vào đó sẽ dùng hệ thống hầm ủi tự động nhằm tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm.
Bên cạnh đó, nhiều xí nghiệp, nhà máy cũng sử dụng phương pháp ủi, ép truyền thống:
- Ủi phẳng: Người thợ sẽ tiến hành ủi phẳng tất cả các nếp nhăn trên bề mặt sản phẩm, làm cho sản phẩm phẳng mịn hơn.
- Ủi thiết kế: Người thợ thực hiện tạo hình sản phẩm bằng cách kéo dãn, tạo độ phồng ở các điểm đặc biệt theo thiết kế của sản phẩm. Tuy nhiên, cách làm này cần được thực hiện bởi người thợ có tay nghề cao.
Kiểm tra tổng thể
Công đoạn này cần những người công nhân có tinh thần trách nhiệm cao, tính cẩn thận để kiểm tra toàn bộ sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn để phân bố ra thị trường hay chưa. Đối với những sản phẩm không đạt chất lượng, cần tiếp tục loại bỏ.
Các phương pháp kiểm định trong giai đoạn này gồm:
- Theo giai đoạn: Tiến hành kiểm tra sản phẩm ngay khi mới cắt xong; kiểm tra sản phẩm sau khi may.
- Theo thời điểm: Kiểm tra cố định mọi chi tiết sản phẩm để xác định chất lượng sản phẩm; kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý lỗi sai; kiểm tra đột xuất từng khâu trong quá trình may.
Đóng thùng và xuất kho
Sau quá trình kiểm tra, tiến hành phân loại size và đóng thùng các sản phẩm đạt chất lượng để chuẩn bị xuất xưởng. Hiện nay, mọi công đoạn trong quy trình sản xuất may mặc đều trang bị hệ thống máy móc tự động. Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng hệ thống dựng thùng, dán thùng tự động, máy phân loại size tự động để tiết kiệm thời gian, cải thiện công suất và tránh xảy ra sai sót trước khi phân bố ra thị trường.
Tìm hiểu thêm:
4. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ngành may có đặc trưng gì?
Mỗi xưởng sản xuất hoặc công ty đều có sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ngành may khác nhau. Tuy nhiên, bất kể quy trình sản xuất may mặc nào cũng đều trải qua các công đoạn nêu trên.
Đặc trưng của sản xuất hàng may mặc chính là sự hiện đại của máy móc và số lượng nhân công đáp ứng đơn hàng được giao. Ngành may mặc không cần đến sự sáng tạo mà chú trọng đặc biệt vào tính kiên nhẫn, chịu khó, cần cù, không nhất thiết quá khéo léo vì máy móc hỗ trợ con người làm các công đoạn khó nhất.
5. Một số lỗi phổ biến trong quy trình sản xuất hàng may mặc
- Lỗi về đường may: Kỹ thuật khâu sai, đường may bị hở.
- Lỗi về màu sắc: Màu sắc thành phẩm khác so với mẫu, không có sự đồng nhất màu nhuộm giữa các mảnh quần áo,...
- Lỗi về kích cỡ: Lỗi nhảy cỡ, chênh lệch số đo, phân sai kích cỡ,...
- Một số lỗi khác: Cúc áo hoặc quần bị nứt, áo quần bị thủng lỗ,...
Và đó là những thông tin liên quan đến sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ngành may mà VCR muốn gửi đến bạn.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ nắm được cách thức làm ra sản phẩm quần áo và một số lỗi phổ biến trong quy trình sản xuất để áp dụng hiệu quả vào công việc của mình.