Vậy tủ hút khí độc là gì ? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và tác dụng của nó ra sao ? Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Tủ hút khí độc là gì ?

Tủ hút khí độc (có tên gọi khác là tủ hút hóa chất), đây là một thiết bị chuyên dụng luôn phải có trong các phòng kiểm nghiệm hóa lý, sinh học phân tử, nuôi cấy mô tế bào thực vật, vi sinh,…là sản phẩm kiểm soát sự ô nhiễm của không khí, an toàn cho môi trường.

Tủ sẽ hút các chất độc thoát ra trong khi làm thí nghiệm, thử nghiệm hóa chất,… để không gây nguy hại cho sức khỏe con người trong môi trường làm việc, từ đó không khí trong phòng thí nghiệm không bị các chất độc hại xâm chiếm, đảm bảo an toàn sức khỏe con người.

2. Cấu tạo của tủ hút khí độc

cấu tạo tủ hút khí độc
Cấu tạo tủ hút khí độc

Hiện nay, có rất nhiều mẫu tủ khác nhau, tùy theo công dụng và chức năng mà nó cũng sẽ có cấu tạo khác nhau, tuy nhiên một tủ hút khí độc thường có cấu tạo cơ bản gồm:

  • Thân tủ: gồm có 2 lớp, vách trong làm từ nhựa phenolic, với chất liệu sẽ giúp không bắt lửa, không cháy khi tiếp xúc với da, chịu được hóa chất có tính ăn mòn. Bên cạnh đó, nó không thấm nước, vệ sinh dễ dàng, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật phát triển.
  • Cửa trượt: làm từ kính cường lực có độ dày 5mm, điểm dừng tốt, di chuyển nhẹ nhàng.
  • Hệ thống đèn huỳnh quang
  • Hệ thống quạt hút
  • Mặt bàn làm việc (được sử dụng vật liệu kháng hóa chất)
  • Hệ thống chân tủ
  • Hệ thống đường ống thải khí: (đối với tủ hút là ống) ngoài ra có một loại là tủ hút tuần hoàn hay còn gọi là tủ hút không ống.
  • Hệ thống nước và bồn rửa
  • Ngăn tủ đựng đồ.

Thông thường, tủ hút khí độc có nhiều loại kích cỡ điển hình như: Dài 1.000mm, 1.500mm, 1800mm và 2.000 mm. Rộng khoảng 700mm và 900mm. Cao từ 1.900mm - 2.700mm và được thiết kế với nhiều mẫu mã đẹp, cấu trúc chắc chắn.

3. Nguyên lý hoạt động của tủ hút khí độc

nguyên lý hoạt động của tủ hút khí độc
Nguyên lý hoạt động của tủ hút khí độc

Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của tủ hút là hút không khí vào phía trước mặt tủ sau đó thông qua hệ thống lọc, thải ra bên ngoài phòng và sau đó đưa khí sạch quay lại phòng.

4. Phân loại tủ hút khí độc

Ngày nay có nhiều loại tủ hút khí độc khác nhau. Có thể phân loại tủ hút theo các tiêu chí như sau:

Phân loại dựa theo cấu tạo

  • Tủ hút khí độc có ống là loại tủ hút cổ điển.
  • Tủ hút khí độc không có ống (tủ hút khí độc tuần hoàn), nó sử dụng một hoặc nhiều lớp lọc luồng khí thải nhằm loại bỏ chất độc hại trước khi đưa dòng khí sạch trở lại môi trường, mà không qua một hệ thống ống dẫn nào.

Phân loại dựa theo dòng khí vận hành

  • Tủ hút khí độc có lưu lượng dòng không đổi (Bypass): khi lưu lượng dòng khí xả và dòng khí hút vào không đổi. Nên khi cửa trượt kéo xuống thấp hơn, diện tích mặt cắt tủ hút sẽ giảm, tốc độ dòng khí face velocity tăng lên. Từ đó, khi cửa trượt hạ thấp có thể thu được tốc độ cao hơn. Duy trì được môi trường không bị bẩn, ô nhiễm trong buồng phản ứng và các chất thải, chất độc bị hút ra ngoài.
  • Tủ hút có thêm dòng khí bổ trợ (Add Air system): được sử dụng khi phòng thí nghiệm không cấp đủ dòng khí cho tủ hút, cần thêm nguồn cấp khí bổ trợ. Khí được đưa vào từ cửa trước tủ, hiệu quả hút sẽ tốt hơn, giảm chi phí cho phòng thí nghiệm. Nhưng nó có một số nhược điểm như: khó kiểm soát dòng khí và lượng khí ẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình thí nghiệm trong tủ.
  • Tủ hút có lưu lượng dòng thay đổi (VAV): Khi cửa trượt được hạ thấp xuống, diện tích làm việc sẽ giảm, nhưng tốc độ dòng khí không đổi, vì thế, tổng lượng khí thải sẽ giảm đi. Tủ được dùng để đảm bảo an toàn, tiết kiệm năng lượng cho phòng thí nghiệm.

Phân loại theo ứng dụng

  • Tủ hút khí độc Class A: được dùng phổ biến trong việc xử lý các hóa chất, vật liệu nguy hiểm, độc hại (hợp chất Beri, chì tetraethyl, cacbonyl kim loại, chất gây ung thư,…) có tốc độ dòng khí từ 125 - 150 LFM, tối thiểu là 100 – 125 LFM trong suốt thời gian tủ hoạt động.
  • Tủ hút khí độc Class B: Đây là loại tủ hút khí độc phổ biến, dùng trong các phòng thí nghiệm, nó có khả năng bảo vệ người dùng tránh khỏi các loại hóa chất nguy hiểm, khí độc…khuyến cáo tốc độ dòng khí là 100 LFM.
  • Tủ hút khí độc Class C: đây là loại tủ hút được dùng cho các vật liệu hay hóa chất có tính độc hại không cao với tốc độ dòng khí là 80 LFM và 50 LFM là dòng khí tối thiểu.

Bên cạnh đó, tủ hút còn được phân loại theo kích thước, vật liệu, tính năng,...

5. Công dụng của tủ hút khí độc

công dụng tủ hút khí độc
Công dụng tủ hút khí độc

Tủ hút có tác dụng hút và giữ các chất độc hại, nguy hiểm, ngăn chặn không cho nó phân tán trong môi trường làm việc, bảo vệ con người tránh việc tiếp xúc với chất độc qua đường hô hấp trong khi làm việc.

Không khí và các chất thải sẽ được quạt hút qua các ống hút và màng lọc rồi thải ra môi trường. Bảo đảm an toàn cho môi trường làm việc, phòng thí nghiệm hay các nhà máy.

Thông thường, một tủ hút khí độc sẽ có cửa trượt phía trước (trượt theo chiều dọc hoặc chiều ngang hoặc cả 2 cách) và có vách ngăn bên trong, để che chắn, bảo vệ người sử dụng với buồng làm việc bên trong.

6. Hướng dẫn sử dụng tủ hút khí độc

Các bước sử dụng tủ hút khí độc

Bước 1: Trước tiên là bật hệ thống đèn, hệ thống quạt hút khí và chờ cho hết khí độc còn dư trong tủ.

Bước 2: Nâng tấm kính đến độ cao phù hợp để các thao tác thí nghiệm, quạt hút khí chạy liên tục trong thời gian làm thí nghiệm.

Bước 3: Hạ tấm kính để hệ thống hút hết khí độc sau khi làm xong thí nghiệm

Bước 4: Cuối cùng là tắt đèn và nguồn của tủ.

Một số lưu ý khi dùng tủ hút khí độc đảm bảo an toàn

Thứ nhất: trước khi làm việc, hãy kiểm tra xem tủ hút có hoạt động bình thường, chính xác hay không ?

Thứ hai: theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cửa tủ luôn để càng thấp càng tốt, không được nâng lên quá mức an toàn và nên đóng tủ lại khi không phải làm việc.

Thứ ba: để hạn chế khả năng khói thoát ra ngoài thì cảnh báo mức độ an toàn về vị trí thao tác, ít nhất là 6 inch tính từ cửa tủ.

Thứ tư: để tránh tia lửa điện có thể là nguyên nhân làm cháy hóa chất, dễ xảy ra cháy nổ và những sự cố không mong muốn thì ổ cắm điện phải đặt bên ngoài tủ

Thứ năm: không được lạm dụng tủ để đựng hay lưu trữ quá nhiều hóa chất trong tủ.

Thứ sáu: để tránh hư hỏng tủ thì không được sử dụng tủ cho những mục đích khác nhau, chỉ dùng tủ để hút dung môi hữu cơ, axit, phá mẫu,…

Thứ bảy: phải vệ sinh tủ hút cẩn thận, sạch sẽ sau khi sử dụng.

Phương.