Vậy tủ sấy dược liệu là gì ? Có cấu tạo ra sao và nó có mấy loại ? Cùng VCR tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Tủ sấy dược liệu là gì?

Tủ sấy dược liệu có tên gọi khác là máy sấy dược liệu, đây là một thiết bị dùng để sấy khô các loại thảo dược, dược liệu sau khi thu hoạch đang còn tươi và đã qua sơ chế. Thường thì máy được dùng phổ biến trong các khâu như: sấy khô thành phẩm, bán thành phẩm và sấy hoàn thiện,…

Tủ sấy dược liệu được thiết kế với nhiều khay chứa dược liệu bố trí trên các ngăn kéo để dễ dàng cho sản phẩm cần sấy vào trong và lấy ra. Mỗi khay là một loại dược liệu.

Tủ sấy dược liệu có các cánh phân luồng, đảo gió nóng giúp cho toàn bộ các khay sấy được nhận nhiệt và thoát ẩm đồng đều. Khả năng tuần hoàn gió nóng tạo nên quá trình sấy êm dịu & tiết kiệm năng lượng.

2. Đặc điểm chung của các loại tủ sấy

  • Tủ sấy dược liệu có thiết kế dạng tủ đứng gọn gàng, tiết kiệm diện tích. Chân tủ được làm dạng bánh xe, thuận lợi cho việc di chuyển.
  • Lắp đặt thuận tiện, vệ sinh dễ dàng, kín đáo, chế độ làm việc tốt, an toàn, đạt hiệu quả cao.
  • Thành tủ được làm từ lớp bảo ôn cách nhiệt, ngăn chặn việc thất thoát nhiệt ra bên ngoài, bảo vệ người dùng (trường hợp vô tình chạm tay vào tủ không bị bỏng)
  • Các sản phẩm đã sấy khô đạt chuẩn chất lượng, năng suất cao nhờ có hệ thống khay sấy phẳng, dạng lưới, thiết kế hợp lý, đảm bảo nhiệt tỏa ra đồng đều, không bị chênh lệch.
hệ thống khay sấy
Hệ thống khay sấy bố trí hợp lý
  • Đa phần tủ sẽ được làm từ inox cao cấp hoặc thép sơn tĩnh điện, độ bền tốt, đảm bảo vệ sinh tuyệt đối
  • Đa phần máy sấy sử sụng nguồn điện 220V nên được ứng dụng rộng rãi trong các hộ sản xuất nhỏ lẻ cũng như các cơ sở sản xuất công nghiệp.
  • Có hệ thống điều khiển thông minh, có thể cài đặt nhiệt độ, hẹn giờ cho máy tự động làm việc, từ đó sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.
Hệ điều khiển tủ sấy
Hệ điều khiển tủ sấy thông minh
  • Tiết kiệm điện năng nhờ có cảm biến nhiệt sẽ tự động ngắt khi máy hoạt động đạt tới mức nhiệt được cài đặt và tự bật lại khi nhiệt độ xuống đến mức cho phép.
  • Tủ vận hành liên tục mà không lo ngại chát motor vì nó có quạt đối lưu, động cơ dây đồng mạnh, chất lượng đảm bảo
  • Một số bộ phân như chân máy banh xe, thanh nhiệt khô, khe tản nhiệt,…. có công suất cao.

3. Nguyên lý hoạt động của máy sấy dược liệu

Bỏ sản phẩm vào khay sấy rồi cho chúng vào buồng máy sấy, đóng tủ lại và kiểm tra tủ được đóng chắc chăn chưa rồi cấp điện vào tủ.

Hệ thông thanh điện sẽ cấp nhiệt cho buồng sấy, đối lưu từ hệ thống quạt sẽ giúp sản phẩm nhanh khô mà không cần phải lật hay đảo, sản phẩm được sấy đồng đều, hương vị, màu sắc sản phẩm con nguyên.

Tóm lại, tuy là máy sấy có nhiều nguyên lý hoạt động khác nhau bởi nó dựa vào các công nghệ sấy mà người dùng sử dụng. Nhưng cơ bản thì chúng sẽ làm bay hơi nước và độ ẩm có trong dược liệu để thu được sản phẩm khô theo đúng mong muốn.

4. Phân loại máy sấy dược liệu

Ngày nay, có 2 phân loại máy sấy khô dược liệu cơ bản

Phân loại dựa trên công nghệ sấy

Dựa vào công nghệ sấy, tủ sấy dược liệu được chia làm 3 loại chính đó là: máy sấy nhiệt, máy sấy lạnh và máy sấy thăng hoa

  • Máy sấy nhiệt độ cao

Dùng công nghệ sấy nhiệt tuần hoàn khí nóng với khoảng nhiệt từ 30 đến 120 độ C để làm khô dược liệu, thực phẩm.

máy sấy nhiệt độ cao
Máy sấy nhiệt độ cao

Loại máy này có ưu điểm là giá thành không quá đắt như những loại máy khác. Nhưng nó có hạn chế là sản phẩm được sấy thường bị biến đổi, không còn có màu sắc tự nhiên và các chất có trong dược liệu, vì thế nên chất lượng nó sẽ bị giảm xuống.

  • Máy sấy lạnh dược liệu

Các sản phẩm được làm khô nhờ công nghệ sấy lạnh với những luông khí khô có độ ẩm từ 10 đến 30% và nhiệt độ trong khoảng 35 đến 60 độ C

Loại máy này có ưu điểm là thời gian sấy nhanh chóng, điện năng tiêu thụ không nhiều (so với máy sấy nhiệt chỉ bằng 1/3). Bên cạnh đó nó còn giữ được màu sắc tự nhiên, mùi vị phần lớn là không bị biến đổi, hàm lượng tinh dầu hay các chất có trong sản phẩm còn nguyên.

Với những ưu điểm vượt trội như kể trên thì đồng nghĩa với việc là giá thành của máy sẽ đắt hơn so với máy sấy nhiệt.

  • Máy sấy thăng hoa

Với công nghệ sấy này thì sẽ làm toàn bộ nước bên trong sản phẩm chuyển sang tình trạng đóng băng và trong điều kiện môi trường chân không, áp suất được chỉnh phù hợp sẽ làm cho nước từ thể rắn sang dạng khí.

máy sấy thăng hoa
Máy sấy thăng hoa

Các sản phẩm sau khi sấy có hình dạng, kích thước hay màu sắc vẫn còn nguyên vẹn, giá trị các chất không bị thay đổi.

So với 2 loại máy trên đây là máy sấy khô chất lượng cho thành phẩm là tốt nhất. Tuy nhiên, đi đôi với nó là giá cả không hề rẻ, chi phí đầu tư cao nên chúng thường được sử dụng cho các loại dược liệu quý như nhân sâm, nấm linh chi hay đông trùng hạ thảo ,….v…v..

Và loại máy sấy thăng hoa hay còn được gọi với tên khác là máy sấy khô đông lạnh.

Phân loại dựa trên công suất của máy sấy

Được chia làm 2 loại cơ bản

  • Máy sấy dược liệu mini (phiên bản nhỏ)

Với loại này, chúng có công suất nhỏ, phù hợp cho các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, nhu cầu sấy không nhiều và 1 lần có thể sấy từ 5 đến 20kg sản phẩm.

  • Máy sấy dược liệu công nghệ

Máy sấy này phù hợp với các đơn vị, nhà máy sản xuất có quy mô vừa và lớn, vì chúng có công suất không hề nhỏ, có thể sấy từ 20 đến 200kg sản phẩm trong 1 lần sấy.

Dựa theo thiết kế tủ sấy có 2 dòng được dùng phổ biến.

  • Tủ sấy dạng thường có thiết kế khay vuông

Đây là dạng tủ có thiết kế không cầu kỳ, phức tạp,

Chúng có cấu tạo cơ bản gồm: hệ điều khiển, tay năm, chốt khóa, khoang sấy, hệ thống khay, bánh xe chân tủ,…

  • Cấu tạo tủ sấy dạng thường

cấu tạo tủ sấy dạng khay vuông

Có một số loại tủ sấy dạng thường như sau:

  • Tủ sấy 9 khay: có khoảng nhiệt từ 50-300 độ C, kích thước khay sấy là 400x500mm và sấy 15- 26 kg sản phẩm/lần sấy.
  • Tủ sấy 12 khay: có khoảng nhiệt từ 50 đến 300 độ C, một khay chứa được 3kg sản phẩm sấy và năng suất 20 đến 35kg/lần sấy
  • Tủ sấy 16 khay: có khoảng nhiệt 40-90 độ C, kích thước khay lỗ là 400x400mm, một khay chứa 1.5kg sản phẩm cần sấy và năng suất khoảng 24kg.
  • Tủ sấy 24 khay: có khoảng nhiệt 40-90 độ C, khay kích thước 670x670mm

  • Tủ sấy dạng xoay, có thiết kế khay tròn

Nhằm mục đích tăng lượng nhiệt tỏa đều đến sản phẩm sấy thì tủ được lắp thêm động cơ xoay trục khay, tiết kiệm thời gian sấy, cho sản phẩm khô đồng đều.

Tủ sấy dạng xoay có cấu tạo như sau:

cấu tạo tủ sấy dạng xoay tròn

Một số loại tủ sấy dạng xoay dùng phổ biến như sau

  • Tủ sấy dạng xoay 12 khay: có khoảng nhiệt 50-300 độ C, đường kính khay 65cm, chứa được 3kg nguyên liệu và năng suất tất cả là 20-35kg/lần sấy
  • Tủ sấy 16 khay: có khoảng nhiệt 40-90 độ C, đường kính khay 37cm, chứa được 1 đến 1.5kg nguyên liệu và năng suất tất cả là 24kg/lần sấy.
  • Tủ sấy 22 khay: có khoảng nhiệt 40-90 độ C, đường kính khay là 47cm.

5. Một số tiêu chí chọn mua tủ sấy dược liệu

Để mua một chiếc máy sấy có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng, giá thành hợp lý,… bạn cần tìm hiểu và tham khảo những tiêu chí thích hợp. Dưới đây VCR sẽ đưa ra một vài tiêu chí gợi ý cho bạn.

  • Thứ nhất là công nghệ sấy

Có 3 công nghệ sấy phổ biến dùng để sấy dược liệu là: sấy nhiệt, sấy lạnh và sấy khô đông lạnh (sấy thăng hoa). Mỗi loại tủ sấy sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau, tùy vào sản phẩm cần sấy để chọn máy phù hợp. Ví dụ gợi ý: Dùng máy sấy nhiệt tuần hoàn khí nóng hoặc sấy lạnh cho các loại thuốc nam, thuốc đông y,…

Dùng máy sấy lạnh cho các sản phẩm bị nhạy cảm về nhiệt độ cao (trên 40 độ C), dễ bị phân tán sang dạng khí,… như các loại dược liệu có hàm lượng tinh dầu cao.

Sử dụng máy sấy khô đông lạnh cho các sản phẩm quý hiếm, có giá trị cao như nhâm sâm, đông trùng hạ thảo,…

  • Thứ 2 là nhiệt độ sấy

Mỗi sản phẩm sẽ cần nhiệt độ sấy khác nhau, thông thường sẽ nằm ở khoảng nhiệt từ 40 đến 70 độ C, nên sẽ tùy vào loại dược liệu cần sấy để đặt nhiệt độ phù hợp với chúng.

Chúng có 3 giai đoạn sấy

  • Giai đoạn đầu: sấy với mức nhiệt 40 đến 50 độ C
  • Giai đoạn 2: tăng dần lên 60 độ C
  • Giai đoạn 3: tăng dần lên 70 độ C

Nhưng với các dược liệu quý, nhiều tinh dầu thì nhiệt độ sấy luôn phải nằm ở mức dưới 40 độ C, nhằm đảm bảo lượng tinh dầu không bị mất đi khi sấy (vì chúng là chất quan trọng nhất trong các loại dược liệu)

  • Thứ 3 là công suất sấy của máy

Tùy vào nhu cầu sấy của mỗi người để chọn loại máy sấy sao cho phù hợp, tránh việc lãng phí.

Ví dụ: lựa chọn máy sấy công nghiệp nếu như lượng sản phẩm sấy nhiều (từ 20 đến 200kg/lần sấy), ngược lại, chọn máy sấy mini với trường hợp sấy dưới 20kg/lần sấy.

  • Thứ 4 là thời gian sấy sản phẩm

Thời gian hoạt động của mỗi loại máy sẽ khác nhau. Chúng sẽ dừng lại khi đạt đến con số quy định. Với trường hợp máy vẫn tiếp tục hoạt động thì trong tương lai chất lượng, tuổi thọ và các linh kiện của máy sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào các loại dược liệu, độ ẩm, nhiệt độ,…

Để đảm bảo được thời gian sấy thì các sản phẩm đó không được lớn hơn thời gian làm việc của máy. Với các lưu ý như vậy sẽ giúp hiệu suất hoạt động của máy tốt hơn, tuổi thọ máy bền, hạn chế việc phát sinh lỗi trong khi dùng.

6. Vai trò của tủ sấy dược liệu

  • Chúng có khả năng tách nước có trong sản phẩm một cách nhanh chóng, không làm hao phí thời gian.
  • Tiết kiệm công sức nhân công, làm việc tự động, đơn giản, không hao tốn nhiều chi phí..
  • Đảm bảo vệ sinh, có tính chuyên nghiệp trong quy trình sản xuất
  • Sấy được nhiều loại sản phẩm: nông sản, thực phẩm, dược liệu (như rễ, thân, lá, quả,…)
  • Chất lượng dược liệu đầu ra có thể kiểm soát, thay vì những phương pháp thủ công như phơi nắng, sao bằng chảo thì dược liệu được sấy đảm bảo chất lượng hơn.
  • Bất kỳ thời điểm nào cũng có thể sấy (không phụ thuộc thời tiết, thời gian,…) Tránh tác hại của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời đối với dược liệu khi dùng phương pháp thủ công.

Trên đây là một số kiến thức về tủ sấy dược liệu mà VCR chia sẻ đến bạn đọc, hi vọng qua bài viết bạn có được nhiều thông tin hữu ích.