Vậy tủ sấy là gì, có cấu tạo ra sao và phân loại như thế nào. Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Tủ sấy phòng thí nghiệm là gì ?

Tủ sấy phòng thí nghiệm là thiết bị dùng để khử trùng, làm sạch dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học. Tủ thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, xét nghiệm y tế, dược phẩm, thực phẩm hay công nghiệp,…

tủ sấy phòng thí nghiệm
Tủ sấy phòng thí nghiệm

2. Cấu tạo tủ sấy phòng thí nghiệm

Thông thường một tủ sấy dùng trong phòng thí nghiệm có cấu tạo cơ bản như sau:

  • Khoang sấy: được thiết kế từ thép hoặc sắt không gỉ, nhằm đảm bảo độ bền cho tủ, cũng như đảm bảo hiệu quả khi sử dụng.
  • Vách ngoài: làm từ sắt không gỉ, phủ lớp sơn cách điện và sơn tĩnh điện
  • Cửa quan sát: được làm từ kính chịu nhiệt, quan sát bên trong dễ dàng
  • Giá đỡ: dễ dàng điều chỉnh và được làm bằng thép chống gỉ
  • Bộ điều khiển: bộ điều khiển kỹ thuật số với màn hình LED hiển thị giá trị cài đặt, giá trị hoạt động và điều chỉnh nhiệt độ

Trên đây là một số bộ phận cơ bản của tủ sấy dùng trong phòng thí nghiệm, tùy vào một số thiết kế, nhu cầu của người dùng mà có thêm những bộ phận khác nhau.

3. Phân loại tủ sấy phòng thí nghiệm

Dựa vào đối lưu dòng không khí và mục đích sử dụng mà chia tủ sấy thành một số loại sau:

Máy sấy đối lưu cưỡng bức

tủ sấy đối lưu cưỡng bức
Tủ sấy đối lưu cưỡng bức
  • Là loại tủ sấy dùng công nghệ đối lưu cưỡng bức với tốc độ gia nhiệt máy nhanh, độ đồng nhất nhiệt độ cao và nhiệt độ hoàn toàn chính xác với nhiệt độ mà người dùng điều chỉnh.
  • Một số tủ sấy chất lượng cao còn có khả năng cài đặt chế độ sấy tự động cho từng loại dụng cụ khác nhau
  • Tủ sấy dùng quạt để thực hiện chế độ đối lưu khí cưỡng bức
  • Giải nhiệt độ hoạt động: nhiệt độ môi trường 10 - 250 độ C
  • Bộ vi xử lý điện tử là PID
  • Bộ gia nhiệt được thiết kế ở vách sau tủ, có quạt tản nhiệt theo phương ngang
  • Máy có độ chính xác và đồng đều nhiệt độ cao
  • Dung tích từ 50 - 250l

Một số loại tủ sấy đối lưu cưỡng bức thông dụng như:

  • Tủ sấy 864l J-IDO1 Jisico,
  • Tủ sấy 216 lít J-407M Jisico,…

Tủ sấy đối lưu tự nhiên

tủ sấy đối lưu tự nhiên
Tủ sấy đối lưu tự nhiên
  • Tủ sấy phù hợp cho việc sấy khô và tiệt khuẩn các dụng cụ thủy tinh như đĩa Petri, ống nghiệm, một số dụng cụ khác của phòng lab…. Thường dùng ở phòng thí nghiệm và xét nghiệm...
  • Với loại máy sấy này thì lượng tiêu thụ điện thấp, độ chính xác cao
  • Nguyên lý hoạt động của nó là dựa trên đối lưu không khí tự nhiên
  • Nhiệt độ môi trường từ 10 đến 250 độ C.
  • Bộ vi xử lý điện tử là PID
  • Bộ gia nhiệt được đặt ở vách đáy tủ.
  • Tủ có dung tích từ 50 - 250 lít.

Một số loại tủ sấy đối lưu tự nhiên thông dụng như sau:

  • Tủ Sấy ED 23, 115,…;
  • Tủ sấy 72 lít J-DECO Jisico;
  • Tủ sấy 150 lít J-NDS2 Jisico;
  • Tủ sấy đối lưu tự nhiên 53 lít UNB 400; 108 lít UNB 500 Memmert.

Tủ sấy chân không

tủ sấy chân không
Tủ sấy chân không
  • Loại tủ này dùng để sấy bay hơi nước hoặc dung môi có trong mẫu vật, vật liệu ở điều kiện chân không hay nhiệt độ thấp, phù hợp sấy các mẫu nhạy cảm với oxi và nhiệt độ
  • Bộ gia nhiệt: thiết kế ở 2 vách bên, truyền nhiệt vào giá đỡ bằng nhôm để đảm bảo nhiệt độ không bị chênh lệch.
  • Bộ vi xử lý điện tử là PID.
  • Dải nhiệt độ môi trường từ 10 - 250 độ C.
  • Tủ được thiết kế có 2 model với dung tích 30 và 60 lít.
  • Tủ cần thêm bộ phận bơm chân không và bẫy lạnh.

Tủ sấy có lọc

  • Tủ này sử dụng màng lọc HEPA class 14, loại bỏ các hạt bụi có kích thước > 0.3 micromet với hiệu năng 99,995 % đảm bảo độ sạch không khí khi hoạt động.
  • Dùng để sấy những mẫu phải đảm bảo sạch bụi, ví dụ như vật liệu điện tử, bán dẫn hay dược phẩm.

Tủ sấy tiệt trùng

tủ sấy tiệt trùng
Tủ sấy tiệt trùng
  • Loại này thường được dùng để tiệt trùng dụng cụ bằng hơi nóng, ở nhiệt độ 160 - 180 độ C liên tục, thời gian tối thiểu khoảng 30 - 60 phút.

Tủ sấy công nghiệp

  • Với loại tủ này dùng trong công nghiệp, có dung tích lớn
  • Có thiết kế 1 buồng hoặc 2 buồng độc lập.
  • Dùng điện áp: 220V/50Hz 1 pha hoặc 380V/50Hz 3 pha.

Tủ sấy nhiệt độ cao

  • Tủ này có độ gia nhiệt không hề nhỏ, lên đến 350 độ C, phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu nhiệt độ cao

4. Tủ sấy phòng thí nghiệm có những công dụng nào ?

Mỗi chuyên ngành sẽ có những phòng thí nghiệm riêng và các tủ sấy trong phòng thí nghiệm có những công dụng như sau:

  • Phòng thí nghiệm nuôi cấy vi sinh: dùng tủ sấy khô, tiệt trùng que cấy, … nhằm bảo vệ sinh vật lạ ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy
  • Phòng thí nghiệm sản xuất dược phẩm, nông sản: máy sấy khô các nguyên liệu, tránh không bị ẩm mốc, đảm bảo nhiệt độ đồng đều cho các lô nguyên vật liệu, thực phẩm của dây chuyền sản xuất
  • Phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên sâu: thiết bị, vật tư, dụng cụ thí nghiệm thường là thủy tinh nên việc làm khô để dùng nhiều làm thí nghiệm sau thường khá khó khăn. Tủ giúp sấy khô, diệt khuẩn các dụng cụ một cách hiệu quả, an toàn ở nhiệt độ hợp lý, không gây nứt vỡ, hư hại,…

Vì thế, mỗi phòng thí nghiệm cần có tủ sấy để hoạt động hiệu quả

5. Hướng dẫn sử dụng tủ sấy trong phòng thí nghiệm

tủ sấy phòng thí nghiệm
Hướng dẫn sử dụng tủ sấy phòng thí nghiệm

Về cơ bản, tủ sấy phòng thí nghiệm có một số bước sau:

  • Bước thứ nhất, mở tủ và đặt sản phẩm cần sấy vào trong buồng sấy rồi đóng tủ lại.
  • Bước thứ 2, tiến hành bật nguồn và bảng điều khiển
  • Bước thứ 3, cài đặt nhiệt độ theo nhu cầu sử dụng bằng bảng điều khiển.
  • Bước thứ 4, nhiệt độ bên trong tủ sẽ đặt đến giá trị cần cài đặt khi tủ làm việc, sau khi yêu cầu thời gian ủ thì quá trình làm việc sẽ hoàn thành.
  • Bước thứ 5, đợi đến khi nhiệt độ trong tủ bằng nhiệt độ môi trường xung quanh thì mở tủ và lấy sản phẩm ra

6. Một số lưu ý và bảo quản sử dụng

Bảo quản tủ sấy phòng thí nghiệm

Tủ sấy cần được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và được để ở nơi bằng phẳng.

tủ sấy phòng thí nghiệm
Tủ sấy phòng thí nghiệm

Lưu ý khi sử dụng

Về cơ bản mỗi loại tủ sấy sẽ có những nút cơ bản sau:

  • Nút bật/tắt (ON/OFF)
  • Nút menu
  • Cài đặt nhiệt độ
  • Nút cài đặt và hiển thị thời gian
  • Hiển thị nhiệt độ đã cài đặt và nhiệt độ thực của tủ sấy
  • Nút cài đặt và hiển thị tốc độ của quạt
  • Nút cài đặt và hiển thị trạng thái khe gió
  • Nút xoay cài đặt thông số
  • Nút xác nhận (để lưu lại các giá trị vừa cài đặt)

Trên đây là những nội dung về tủ sấy trong phòng thí nghiệm. Hi vọng rằng, quà bài viết này bạn có thêm được nhiều thông tin hữu ích.