Trong bài viết này, Thiết bị phòng sạch VCR sẽ giới thiệu các thông tin cơ bản về VietGAP và các lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

VietGAP

VietGAP là gì?

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

VietGAP là gì

Cơ sở pháp lý

Tiêu chuẩn VietGAP được biên soạn dựa trên:

Quy định của luật pháp Việt Nam:

    • Luật an toàn thực phẩm
    • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
    • Luật Bảo vệ môi trường
    • Luật Tài nguyên nước
    • ...

Quy định của quốc tế

    • Hướng dẫn của FAO – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
    • Tiêu chuẩn AseanGAP (Thực hành Sản xuất Nông nghiệp tốt Đông Nam Á)
    • Tiêu chuẩn EurepGAP (Thực hành Sản xuất Nông nghiệp tốt Châu Âu)
    • Tiêu chuẩn GlobalGAP (Thực hành Sản xuất Nông nghiệp tốt Toàn cầu)
    • Tiêu chuẩn HACCP (Phân tích mối nguy và Kiểm soát tới hạn)

Phân loại VietGAP

Lĩnh vực trồng trọt

Theo TCVN 11891-1:2017, tiêu chuẩn VietGAP áp dụng cho các hoạt động trồng trọt, canh tác tất cả các sản phẩm nông sản nguồn gốc thực vật bao gồm:

  • Các loại trái cây
  • Các loại rau như rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn lá các loại
  • Các loại ngũ cốc như ngô, lúa, khoai, sắn...
  • Các loại hạt như ca cao, cà phê, hạt điều, hạt tiêu...

Lĩnh vực chăn nuôi

Theo Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN, tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi có thể áp dụng cho các đối tượng vật nuôi như:

  • Lợn/heo
  • Bò thịt, bò sữa
  • Dê thịt, dê sữa
  • Ngan, vịt, gà…
  • Ong và các sản phẩm từ ong như sữa ong chúa, mật ong…

VietGAP trong chăn nuôi

Lĩnh vực thủy sản

VietGAP trong nuôi trồng thủy sản có thể áp dụng cho các đối tượng là: Động vật thủy sản (nuôi) và thực vật thủy sản (trồng) với mục đích chung là dùng làm thực phẩm cho con người.

Các tiêu chí của VietGAP

Tiêu chí 1: Kỹ thuật sản xuất

Doanh nghiệp cần tập trung vào những khía cạnh bao gồm: phương pháp canh tác, thu hoạch cũng như các tiêu chuẩn về hạt giống (trong nông nghiệp), con giống (trong thủy sản, chăn nuôi), nguồn nước và nguồn đất.

Tiêu chí 2: Môi trường làm việc

Cần đảm bảo môi trường làm việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn lao động cần thiết nhằm ngăn chặn việc lạm dụng lao động và đảm bảo sức khỏe của người lao động.

VietGAP trong nông nghiệp

Tiêu chí 3: An toàn thực phẩm

Đây là một tiêu chí vô cùng quan trọng của chứng nhận VietGAP khi đánh giá doanh nghiệp. Để đáp ứng tốt những yêu cầu này, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng thực phẩm trong quá trình canh tác không bị ô nhiễm, không sử dụng các loại chất bảo quản dư lượng kháng sinh, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép theo quy định.

Tiêu chí 4: Nguồn gốc sản phẩm

Để đảm bảo chất lượng và xuất xứ sản phẩm, các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP phải đảm bảo thỏa mãn điều kiện truy suất được nguồn gốc.

12 tiêu chuẩn VietGAP

12 Tiêu chuẩn VietGAP được hiểu là các yếu tố cơ bản được quy định trong Tiêu chuẩn Thực hành Sản xuất Nông nghiệp tốt tại Việt Nam, bao gồm:

VietGAP trong chăn nuôi thủy sản

  • Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
  • Giống và gốc ghép
  • Quản lý đất và giá thể
  • Phân bón và chất phụ gia
  • Nước tưới cho cây trồng
  • Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc BVTV)
  • Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
  • Quản lý và xử lý chất thải
  • An toàn lao động
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
  • Kiểm tra nội bộ
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Chứng nhận VietGAP

Quy trình chứng nhận

Căn cứ Điều 16 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT, khoản 4 Điều 2 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT có quy định về trình tự và nội dung đánh giá như sau:

Trình tự và nội dung đánh giá

  1. Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong VietGAP của từng loại sản phẩm.

Riêng đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy sản; sản phẩm bò sữa, gia cầm, lợn, ong thuộc lĩnh vực chăn nuôi tiêu chí đánh giá theo Phụ lục IXA, Phụ lục IXB và Phụ lục IXC ban hành kèm theo Thông tư này cho đến khi ban hành VietGAP phiên bản mới.

  1. Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP (trong trường hợp cơ sở sản xuất không cung cấp được kết quả phân tích hoặc kết quả phân tích không phù hợp); phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, trường hợp chưa có quy định thì theo phương pháp của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.
  2. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên:
  3. a) Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ theo Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này ;
  4. b) Đánh giá tài liệu lưu trữ;
  5. c) Đánh giá thành viên đại diện nhóm: Số lượng thành viên đại diện nhóm được đánh giá do tổ chức chứng nhận quyết định theo từng trường hợp cụ thể nhưng tối thiểu bằng căn bậc 2 (đối với đánh giá lần đầu) hoặc tối thiểu 2/3 của căn bậc 2 (đối với đánh giá lại) hoặc tối thiểu ½ của căn bậc 2 (đối với đánh giá giám sát) của tổng số thành viên trong nhóm.
  6. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 và Điều 17 của Thông tư này các tổ chức chứng nhận VietGAP xây dựng hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đăng ký; trình tự và nội dung đánh giá, thời gian đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho từng sản phẩm cụ thể và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận VietGAP.

VietGAP

Hiệu lực

Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp

Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.

Lợi ích khi áp dụng VietGAP

Lợi ích đối với xã hội

  • Khẳng định và nâng cao danh tiếng cho các sản phẩm thủy sản, nông nghiệp, chăn nuôi của Việt Nam
  • Tăng giá trị xuất khẩu thông qua vượt qua các rào cản kỹ thuật và tuân thủ quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu
  • Thay đổi cách sản xuất hiện tại, giảm chi phí y tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng
  • Tăng cường sự bền vững trong ngành chăn nuôi, nông nghiệp, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và bảo vệ lợi ích của cộng đồng
  • Xây dựng mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa nông dân, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và cơ quan quản lý với những lợi ích cao hơn cho toàn xã hội

VietGAP trong lĩnh vực thủy sản

Lợi ích đối với nhà sản xuất

  • Kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình sản xuất ở mọi giai đoạn
  • Sản xuất sản phẩm chất lượng cao, ổn định và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng
  • Tăng lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến và phân phối, tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định
  • Đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm, từ đó giữ uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu

Lợi ích đối với người tiêu dùng

  • Sử dụng các sản phẩm thực phẩm đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh.
  • Nhận biết dễ dàng các sản phẩm thực phẩm được chứng nhận VietGAP trên thị trường qua dấu hiệu chứng nhận.

PN