Có nhiều quan điểm cho rằng Tủ LAF và Tủ an toàn sinh học chỉ đơn giản là để bảo vệ nhưng ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên các khía cạnh khác nhau của việc bảo vệ sẽ phụ thuộc vào mẫu, môi trường và người sử dụng.

Điểm khác biệt chính giữa hai loại là trong khi LAF chỉ bảo vệ sản phẩm bên trong nó, còn tủ an toàn sinh học bảo vệ cả sản phẩm và người vận hành khỏi vi khuẩn. Đối với sự bảo vệ này, tủ an toàn sinh học được chứng minh là tốt hơn và linh hoạt hơn. Tuy nhiên cả 2 thiết bị đều có những điểm khác biệt dựa trên các sử dụng, chức năng và các khía cạnh khác mà Thiết bị phòng sạch VCR sẽ giải thích ở bên dưới.

Tủ an toàn sinh học

Tủ an toàn sinh học sử dụng cơ chế lọc HEPA trong hệ thống ống xả của nó để giữ các hạt khác nhau trong không khí. Cơ chế này được cấu hình theo hướng luồng không khí để đạt được mức hiệu quả trong việc bảo vệ sản phẩm và các vấn đề bảo vệ môi trường khác.

Thứ hai, tủ an toàn sinh học có tấm chắn giúp không khí bên trong không thể thổi trực tiếp vào mặt và người của nhân viên vận hành. Từ đó tạo ra khả năng ngăn chặn các tác nhân có khả năng lây nhiễm một cách tốt nhất. Và nó cũng giúp cho tủ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu không lây nhiễm.

tủ an toàn sinh học

Tủ an toàn sinh học

Cuối cùng, Tủ an toàn sinh học sẽ tái chế khoảng 70% không khí và làm sạch các hạt không khí bằng cách sử dụng các bộ lọc HEPA ở đầu ra. Tóm lại, mục đích chính của tủ an toàn sinh học là bảo vệ cả người dùng và môi trường khỏi các nguy hiểm sinh học và các tác nhân lây nhiễm khác.

Tủ LAF – Laminar Air Flow Hood

Trước tiên, chúng ta cần biết Laminar Air Flow Hood có hai loại chính là loại thổi ngang và thổi dọc. Và hai loại này có cách ứng dụng khác nhau. Bạn có thể đọc thêm bài viết: Vertical Laminar FLow Hood và Horizontal Laminar FLow Hood khác nhau như thế nào để hiểu thêm.

Thông thường, Tủ LAF sẽ có một mặt hở và không khí được thổi trực tiếp về phía người vận hành trong quá trình làm việc. Vì lý do này tủ chỉ được sử dụng khi làm việc với các mẫu không lây nhiễm, do vậy nó không lý tưởng khi làm việc với các mối nguy sinh học.

Tủ LAF thổi ngang chủ yếu được sử dụng khi thực hiện nuôi cấy tế bảo, nó sẽ có khả năng khiến người vận hành tiếp xúc với vật liệu lây nhiễm như bình xịt. Còn với tủ LAF thổi dọc (đứng) sẽ thổi không khí ra ngoài và có thể gây tiếp xúc với các vật liệu gây dị ứng.

Hơn nữa, dòng không khí bên trong LAF có thể bị xáo trộn bởi một hành động nhỏ như đưa tay vào hoặc ra khỏi không gian làm việc của tủ. Sự cản trở này gây ra những hỗn loạn cho luồng không khí, từ đó có thể đưa các không khí bẩn từ bên ngoài vào.

Tuy nhiên vẫn có một số Laminar Air Flow Hood được thiết kế đặc biệt để giảm thiểu sự xâm nhập của không khí bẩn bằng cách sử dụng các khe dọc theo các cạnh của không gian làm việc. Lý tưởng nhất là tủ LAF có thể cung cấp khả năng bảo vệ mẫu cơ bản khỏi vi sinh vật và cung cấp thêm không gian làm việc sạch để đảm bảo an toàn sinh học.

Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng sự khác biệt chính giữa 2 thiết bị phụ thuộc vào các nhu cầu sử dụng cụ thể cũng như các mức độ bảo vệ khác nhau. Mong rằng bài viết có thể giúp bạn lựa chọn được thiết bị phù hợp cho mình.