Để đạt được điều này, đòi hỏi các nhà sản xuất phải tiến hành xem xét toàn bộ nhà máy cũng như chuỗi cung ứng. Cùng tìm hiểu ngay 6 bước cải tiến dây chuyền sản xuất giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng trong bài viết dưới đây của Thiết bị phòng sạch VCR.

1. Phân biệt năng suất và hiệu quả trong quá trình sản xuất

Trước khi đi vào các bước cải tiến dây chuyền sản xuất, bạn cần phân biệt rõ hai khái niệm năng suấthiệu quả trong quá trình sản xuất.

Khi nhắc đến hoạt động sản xuất thường gắn liền với cụm từ “năng suất”. Năng suất có nghĩa là việc sản xuất bao nhiêu số lượng hàng hóa từ dây chuyền sản xuất. Trong đó, sản phẩm bị hỏng hóc hay không đạt yêu cầu cũng không phải là vấn đề.

Hiệu quả sản xuất có nghĩa là sự cải tiến về số lượng sản phẩm,bao gồm cả chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, hiệu quả trong sản xuất phải đảm bảo sử dụng đúng năng lượng và vật liệu để tăng số lượng sản xuất mà không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến chất lượng của sản phẩm.

Nói tóm lại, năng suất là yếu tố nhỏ của hiệu quả trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Năng suất là yếu tố nhỏ của hiệu quả trong quá trình sản xuất
Năng suất là yếu tố nhỏ của hiệu quả trong quá trình sản xuất

2. Thế nào là cải tiến dây chuyền sản xuất?

Cải tiến dây chuyền sản xuất nghĩa là tối ưu hóa tất cả các hoạt động của máy móc trong dây chuyền nhằm mục đích gia tăng hiệu quả sản xuất, giảm thiểu các công việc thủ công.

Bên cạnh đó, việc cải tiến dây chuyền sản xuất còn nhằm mục đích nâng cao hiệu suất và năng suất hoạt động của nhà máy cùng chất lượng sản phẩm. Đồng thời, giúp giảm thiểu số lượng nhân công cần thiết trong quá trình sản xuất. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được phần nào chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Không chỉ cải tiến dây chuyền sản xuất, bạn cần thường xuyên bảo trì máy móc thường xuyên để giúp hệ thống máy móc hoạt động tốt nhất, quá trình sản xuất thực hiện suôn sẻ và không bị gián đoạn.

Cải tiến dây chuyền sản xuất là gì
Cải tiến dây chuyền sản xuất là gì?

3. Chi tiết cách tính toán để nâng cao hiệu quả sản xuất

Để đánh giá khách quan hiệu quả dây chuyền sản xuất của nhà máy, doanh nghiệp, cần tiến hành so sánh tỷ lệ sản lượng tiêu chuẩn. Tỷ lệ đầu ra tiêu chuẩn được tiến hành thực hiện trong khoảng thời gian cụ thể và được tiêu chuẩn hóa.

Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể thiết kế dây chuyền sản xuất để tạo ra 50 thành phần của một phần cụ thể mỗi giờ hoặc 200 thành phẩm trong một ngày. Đây được gọi là tỷ lệ đầu ra tiêu chuẩn.

Thế nhưng, trên thực tế của nhà máy luôn khác. Chẳng hạn như, tỷ lệ sản lượng thực tế cuối cùng có thể là 120 thành phẩm vào cuối ngày.

Công thức tính như sau:

Hiệu quả sản xuất = (Tỷ lệ sản lượng trên thực tế/ tỷ lệ sản lượng tiêu chuẩn) x 100.

Với trường hợp kể trên, (120/200) x 100 = 60. Do vậy, dây chuyền giả định có hiệu suất là 60%.

Số liệu này rất quan trọng để các nhà sản xuất có thể tối ưu hóa nếu mục đích họ muốn thu được lợi ích từ việc sản xuất hiệu quả.

Doanh nghiệp cần tiến hành so sánh tỷ lệ sản lượng tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả dây chuyền sản xuất
Doanh nghiệp cần tiến hành so sánh tỷ lệ sản lượng tiêu chuẩn

4. Chi tiết 6 bước cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao hiệu quả và chất lượng

Để cải tiến dây chuyền sản xuất, bạn có thể tham khảo trình tự 6 bước như sau:

Bước 1: Phân tích rõ quy trình làm việc trong nhà máy

Để tăng cường hiệu quả hoạt động nhà máy thì cần phải có thêm thời gian, vì quy trình khác nhau sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình. Chính vì vậy, các nhà sản xuất phải có trách nhiệm kiểm tra quy trình làm việc trong nhà máy để đánh dấu các điểm nghẽn cũng như khu vực làm giảm hiệu quả.

Một số giải pháp sản xuất giúp cho việc theo dõi và phân tích sản xuất trở nên dễ dàng hơn, từ đó đảm bảo cho doanh nghiệp có thể theo dõi sát sao đầy đủ từng giai đoạn sản xuất.

Tiếp đó, doanh nghiệp cần phải theo dõi sự thay đổi trong thực tế để kiểm tra xem hiệu suất tăng hay giảm. Loại phân tích này cho phép các doanh nghiệp sản xuất xác định rõ những gì cần thiết và cần loại bỏ để quy trình sản xuất diễn ra hiệu quả hơn.

Bước 2: Tập trung đầu tư và ứng dụng công nghệ tiên tiến

Hiện nay, nhiều nhà máy cũng đã ứng dụng công nghệ 4.0 vào quy trình sản xuất. Việc áp dụng các loại máy móc, thiết bị phù hợp đã ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả và tối ưu hóa quá trình sản xuất . Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc toàn bộ nhà máy không cần nhân công. Thực tế, có một số loại máy móc đã làm tăng năng suất của con người và đưa doanh nghiệp đi đúng hướng phát triển.

Việc tự động hóa quy trình trong bộ phận quản lý chuỗi cung ứng nhằm mục đích đảm bảo rằng không thể thiếu các nguyên vật liệu cần thiết trong từng giai đoạn cụ thể của hoạt động sản xuất.

Doanh nghiệp cần tập trung đầu tư và ứng dụng công nghệ tiên tiến
Doanh nghiệp cần tập trung đầu tư và ứng dụng công nghệ tiên tiến

Bước 3: Sắp xếp và bố trí nhà máy một cách hợp lý

Một trong những yếu tố tác động rất lớn đến việc cải tiến dây chuyền sản xuất, đó chính là sắp xếp và bố trí nhà máy một cách hợp lý.

Ví dụ: cần phải sắp đặt các công cụ sao cho nhân viên dễ dàng tiếp cận. Bên cạnh đó, các thành phẩm cũng nên đặt ở gần kho bãi, nơi lưu trữ hoặc khu vực đóng gói.

Việc sắp xếp các khu vực làm việc và công cụ hợp lý mang đến trải nghiệm trực quan cho toàn bộ nhân viên, từ đó gia tăng hiệu quả cải tiến dây chuyền sản xuất.

Bước 4: Nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên

Mặc dù có thể áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn toàn diện, để nâng cao hiệu suất, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc thay thế toàn bộ nhân viên bằng máy móc. Thay vào đó, cần phải tạo điều kiện để lực lượng lao động học tập, trau dồi tay nghề để làm việc tốt hơn với máy móc.

Ngoài ra, cần phải liên tục đào tạo nhân viên, huấn luyện họ tuân thủ các chính sách thực hành mới hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn trong các giai đoạn của hoạt động sản xuất.

Chính vì thế , doanh nghiệp cần xác định rõ lỗ hổng và thực hiện xây dựng quy trình vận hành tiêu chuẩn mà nhân viên nên tuân theo nhằm tăng năng suất và hiệu quả làm việc.

Bước 5: Thường xuyên bảo trì máy móc

Trong trường hợp máy ngừng hoạt động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của dây chuyền sản xuất. Nếu có một máy ngừng hoạt động sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn trong dây chuyền sản xuất. Một số khu vực của dây chuyền sẽ được hỗ trợ ngay lập tức, nhưng ở một số khu vực khác bị thiếu nguyên liệu đầu vào để có thể duy trì hoạt động của máy móc.

Chính vì vậy, cần phải thường xuyên bảo trì máy móc để chúng hoạt động suôn sẻ và hiệu quả.

Bước 6: Hạn chế lãng phí nguyên vật liệu

Một số trường hợp hoạt động không hiệu quả đã lãng phí rất nhiều nguyên vật liệu, điều này đã gián tiếp làm tăng chi phí đơn vị sản xuất hàng hóa, từ đó khiến tỷ lệ lợi nhuận giảm đi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên vật liệu bỏ đi có thể tái chế sử dụng lại và đưa vào dây chuyền sản xuất. Hoặc thậm chí, có thể tạo ra những sản phẩm khác.

5. Cần lưu ý gì trong quá trình cải tiến dây chuyền sản xuất?

Trong quá trình cải tiến dây chuyền sản xuất cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh và bảo trì định kỳ để kịp thời sửa chữa nếu phát hiện các lỗ hổng.
  • Vận hành máy theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất.
  • Cần phải sử dụng máy đúng năng suất và công năng của máy.
  • Cần sử dụng đúng điện áp cho máy, tắt máy khi sử dụng xong.
  • Đối với dây chuyền sản xuất cần phải bảo trì định kỳ.
Vệ sinh và bảo trì định kỳ để kịp thời sửa chữa nếu phát hiện các lỗ hổng
Vệ sinh và bảo trì định kỳ để sửa chữa nếu phát hiện các lỗ hổng

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giữ vững vị thế trên thị trường, việc cải tiến dây chuyền sản xuất là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo máy móc hoạt động tốt nhất.

Qua bài viết trên của Thiết bị phòng sạch VCR, hy vọng bạn sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng máy móc định kỳ.

Xem thêm:

Các loại dây chuyền sản xuất phổ biến hiện nay

Cách quản lý dây chuyền sản xuất trong doanh nghiệp

Từ khóa: