Chính vì thế việc bảo mật thông tin và dữ liệu an toàn được đặt lên hàng đầu. Và để giải quyết được vấn đề này cũng như có một cam kết bảo mật chắc chắn với đối tác và khách hàng thì việc đạt được chứng nhận ISO 27001 là rất quan trọng.

Vậy chứng nhận tiêu chuẩn ISO 27001 là gì ? Làm thế nào để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn này ? Quy trình ra sao? Mọi thắc mắc về những vấn đề này sẽ được VCR giải đáp ngay dưới đây.

1. Chứng nhận ISO 27001 là gì ?

Chứng nhận ISO 27001 là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận có thẩm quyền và uy tín thực hiện. Mục tiêu của việc này là đánh giá mức độ tuân thủ tiêu chuẩn ISO 27001:2022.

Sau khi thực hiện đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn, tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn này.

Chứng nhận ISO 27001 là gì
Chứng nhận ISO 27001 là gì ?

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là ISO 27001:2022, đã được Tổ chức ISO thế giới ban hành vào ngày 25/10/2022. Phiên bản này thay thế cho phiên bản trước đó, ISO 27001:2013.

2. Những ngành nào cần chứng nhận ISO 27001

Chứng nhận ISO 27001 mang tính toàn diện và phù hợp cho mọi loại tổ chức, bất kể tổ chức đó dù lớn hay nhỏ hay ngành nghề nào. Tiêu chuẩn này đặc biệt hữu ích khi việc bảo vệ thông tin trở thành ưu tiên, ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng, y tế, công nghệ thông tin và nhiều lĩnh vực khác.

ISO 27001 cũng có thể được áp dụng cho các tổ chức quản lý khối lượng lớn các dữ liệu hay thông tin thay mặt cho những tổ chức khác, như trung tâm dữ liệu, các doanh nghiệp chuyên gia công phần mềm công nghệ thông tin.

Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO 27001

3. Lợi ích của việc đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 27001

Dưới đây là những lợi ích mà tổ chức hoặc doanh nghiệp có thể đạt được từ việc có chứng nhận ISO 27001:

  • Nâng cao khả năng lưu trữ và sử dụng thông tin một cách chính xác và hiệu quả.
  • Tăng cường khả năng quản lý.
  • Nâng cao lợi nhuận, tăng cường khả năng cạnh tranh.
  • Liên tục cải tiến cơ cấu và trọng tâm, giúp doanh nghiệp xác định rõ trách nhiệm đối với các rủi ro liên quan đến thông tin.
  • Tránh các phạt và thiệt hại tài chính liên quan đến vi phạm dữ liệu.
Lợi ích khi đạt được chứng nhận ISO 27001
Lợi ích khi đạt được chứng nhận ISO 27001
  • Bảo vệ và nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp.
  • Tuân thủ các yêu cầu về mặt pháp lý, kinh doanh, quy định.
  • Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra thường xuyên.
  • Tăng cường lòng tin từ các bên liên quan: đối tác, cộng tác, tổ chức chính phủ,…
  • Đáp ứng các nhu cầu và kỳ vọng từ xã hội.
  • Quản lý tài chính hiệu quả thông qua việc đầu tư an toàn thông tin.

4. Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 27001

Để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 27001, bước đầu tiên mà tổ chức/doanh nghiệp cần thực hiện là xác định rõ ràng những lợi ích khi thiết lập một hệ thống an ninh thông tin. Điều này sẽ tạo nền tảng để triển khai một hệ thống thông tin đáp ứng chuẩn quốc tế trong doanh nghiệp.

Việc lựa chọn một tổ chức có uy tín, có khả năng và kinh nghiệm để tư vấn, lập kế hoạch xây dựng và triển khai hệ thống thông tin an ninh theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 27001 đóng vai trò quan trọng. Điều này bao gồm việc xem xét danh sách các chuyên gia tư vấn ISO tham gia vào dự án, đặc biệt là chuyên gia tư vấn chính có trách nhiệm đối với dự án.

Chuyên gia tư vấn chính sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống. Họ sẽ tìm ra và sửa chữa các sai sót để đảm bảo doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 27001.

Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 27001
Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 27001

Sau khi hoàn thành quá trình triển khai và đánh giá nội bộ, doanh nghiệp cần phải chọn một tổ chức để thực hiện đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 27001. Trong quá trình này, quan trọng là lựa chọn những tổ chức uy tín, có hoạt động đáng tin cậy, đã được cấp giấy chứng nhận hoạt động bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam và có dấu hiệu của các cơ quan công nhận.

Bước 1: Đăng ký và đạt thoả thuận với tổ chức chứng nhận

Bước 2: Xem xét thông tin và xây dựng kế hoạch đánh giá chứng nhận

Bước 3: Đánh giá tài liệu và thực hiện đánh giá chứng nhận tại hiện trường

Bước 4: Thẩm định hồ sơ đánh giá và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 27001

  • Sau khi nhận kết quả đánh giá từ chuyên gia đánh giá chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận ISO 27001 có thời hạn 03 năm và yêu cầu giám sát tối thiểu là 1 năm/lần.

Bước 5: Đánh giá giám sát và thực hiện chứng nhận lại

  • Đánh giá giám sát ISO 27001
  • Thực hiện đánh giá giám sát định kỳ từ tổ chức chứng nhận
  • Đánh giá chứng nhận lại ISO 27001
  • Giấy chứng nhận có hiệu lực trong 03 năm. Sau khi hết thời hạn này, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận lại.
  • Nếu đánh giá đáp ứng yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp một Giấy chứng nhận mới có thời hạn 3 năm tiếp theo.

Đây là những thông tin cơ bản về chứng nhận ISO 27001VCR chia sẻ. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ cung cấp tài nguyên hữu ích cho bạn.

Phuong.

Từ khóa: