Chứng nhận VietGAP | Quy trình xin cấp chứng nhận VietGAP
Chứng nhận VietGAP là yêu cầu bắt buộc dành cho nông sản Việt Nam nếu muốn tiếp cận vào các hệ thống siêu thị tại Việt Nam. Được cấp chứng nhận VietGAP đồng nghĩa với việc khẳng định chất lượng của các sản phẩm như thủy sản, nông nghiệp và chăn nuôi tại Việt Nam.
VietGAP là gì?
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Chứng nhận VietGAP
Chứng nhận VietGAP là gì?
Chứng nhận VietGAP là yêu cầu bắt buộc dành cho nông sản Việt Nam nếu muốn tiếp cận vào các hệ thống siêu thị tại Việt Nam. Được cấp chứng nhận VietGAP đồng nghĩa với việc khẳng định chất lượng của các sản phẩm như thủy sản, nông nghiệp và chăn nuôi tại Việt Nam.
Chứng nhận VietGAP không chỉ áp dụng cho nông hộ và nhà sản xuất, mà còn là yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Điều kiện cấp chứng nhận VietGAP
Tại Việt Nam, VietGAP được ban hành vào ngày 28/1/2008. Để được cấp chứng nhận của VietGAP, các tổ chức, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí sau:
- Thứ nhất là về kỹ thuật sản xuất.
- Thứ hai là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
- Thứ ba là tiêu chuẩn về môi trường làm việc, mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
- Thứ tư là truy tìm nguồn gốc sản phẩm; tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Hồ sơ đăng ký cấp chứng nhận VietGAP
Bộ hồ sơ đăng ký xin cấp chứng nhận VietGAP cần có các giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP: Nếu nhà sản xuất đăng ký đánh giá chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên. Doanh nghiệp cần có cả Danh sách thành viên (họ tên, địa điểm, địa chỉ, diện tích, loại sản phẩm)
- Sơ đồ hoặc bản đồ phân lô khu vực sản xuất; bản thuyết minh về thiết kế, vị trí mặt bằng khu vực sản xuất bố trí như thế nào, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản.
- Kết quả kiểm tra nội bộ theo mẫu bảng kiểm tra đánh giá (Phụ lục 3)
- Nội dung quy trình sản xuất, sơ chế sản phẩm
- Các giấy tờ có liên quan khác như: kết quả phân tích; bản kê khai điều kiện sản xuất và sơ chế rau,quả và chè an toàn; bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp (nếu có).
- Giấy chứng nhận tập huấn kỹ thuật cho người lao động do Tổ chức đơn vị có thẩm quyền cấp.
Quy trình xin cấp chứng nhận VietGAP
Giai đoạn 1: Khảo sát, điều tra
Đánh giá thực trạng khu vực sản xuất
Nội dung đánh giá: phương pháp canh tác, cách sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật,…
Từ khảo sát ban đầu sẽ tìm ra được những điểm chưa phù hợp. Từ đây có thể tư vấn khắc phục để Doanh nghiệp có thể áp dụng VietGAP hiệu quả
Giai đoạn 2: Đào tạo tập huấn
Thực hiện đào tạo là bước cần thiết để có thể xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Sau khi đã thực hiện đào tạo xong các chuyên gia tư vấn sẽ xây dựng các quy trình. Và lập biểu mẫu ghi chép, chuẩn hóa quy trình thực hiện tiêu chuẩn VietGAP.
Doanh nhập sau khi đã có quy trình và biểu mẫu thì phải áp dụng ngay trong việc sản xuất. Trong quá trình thực hiện, Doanh nghiệp cần có hồ sơ để lưu lại bằng chứng cho việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Giai đoạn 3 : Đánh giá nội bộ
Doanh nghiệp cần thực hiện giám sát, theo dõi việc thực hiện. Tự đánh giá xem người lao động đã tuân thủ các quy trình hay thực hiện ghi chép biểu mẫu đầy đủ hay không. Hệ thống quản lý có phù hợp với Doanh nghiệp và hiệu quả không.
Giai đoạn 4: Đánh giá để cấp chứng nhận VietGAP
Sau khi doanh nghiệp đã thực hiện các nội dung theo tiêu chuẩn VietGAP. Doanh nghiệp sẽ thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận VietGAP G – GLOBAL
Các chuyên gia của chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá. Nếu doanh nghiệp đã đủ điều kiện thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp Giấy chứng nhận VietGAP theo TCVN 11892-1:2017.. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện, tổ chức chứng nhận sẽ có trách nhiệm thông báo lỗi để doanh nghiệp khắc phục trong thời hạn nhất định. Sau khi đã khắc phục, tổ chức chứng nhận sẽ kiểm tra lại.
Lợi ích của chứng nhận VietGAP
Đối với xã hội
Áp dụng VietGAP giúp các sản phẩm sau khi được thu hoạch đáp ứng được những tiêu chuẩn của thị trường Quốc tế để có thể xuất khẩu sang các khu vực khác. Điều này góp phần thúc đẩy, làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như khẳng định chất lượng sản phẩm của Việt Nam. Từ đó, đảm bảo được đầu ra cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Đối với nhà sản xuất
Người trực tiếp quản lý VietGAP sẽ được đào tạo và tập huấn về VietGAP. Điều này giúp họ có kỹ năng phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề liên quan đến an toàn và vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất từ việc làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định.
Khi các đơn vị sản xuất áp dụng đúng quy trình và đạt được chứng nhận VietGAP, họ sẽ tăng được lòng tin của người tiêu dùng, nhà phân phối và cơ quan quản lý; giúp tăng độ tin cậy cho thương hiệu và cải thiện thị trường tiêu thụ.
Đối với cơ sở chế biến
Các cơ sở chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm sạch và an toàn, từ đó nâng cao uy tín của đơn vị với khách hàng và các đối tác. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh và doanh thu.
Hơn nữa, những cơ sở chế biến này còn có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến sang các thị trường nước ngoài. Đồng thời, giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi xuất khẩu do hàng hóa không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng.
Đối với người tiêu dùng
Mục tiêu hàng đầu của VietGAP là phục vụ người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp cận thường xuyên các sản phẩm sạch cũng giúp người tiêu dùng hình thành thói quen sử dụng và công nhận các sản phẩm chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe. Qua đó tạo động lực để các cơ sở sản xuất, chế biến không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Các câu hỏi thường gặp về chứng nhận VietGAP
Hiệu lực của chứng nhận
Thời gian hiệu lực của chứng nhận VietGAP thường được xác định trong hợp đồng chứng nhận hoặc tài liệu chính thức cấp phép. Thông thường, hiệu lực của chứng nhận có thể kéo dài từ 1 - 3 năm, tùy thuộc vào quy định của tổ chức cấp chứng nhận và yêu cầu của chương trình.
Trong 3 năm, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát quá trình thực hành áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP của doanh nghiệp. Giám sát định kỳ 12 tháng 1 lần.
Chi phí xin cấp chứng nhận
Chi phí cấp chứng nhận VitGAP sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp, số lượng sản phẩm thực hiện chứng nhận, phương pháp thử nghiệm, đánh giá…
Thời gian thực hiện chứng nhận
Trong vòng 15 ngày từ ngày kí kết hợp đồng chứng nhận, Tổ chức cấp chứng nhận sẽ tiến hành lập đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp sản xuất.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày kiểm tra, tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp đủ điều kiện.
Đối với doanh nghiệp chưa đủ điều kiện, tổ chức cần thông báo lí do để phía doanh nghiệp có phương án khắc phục và thực hiện đánh giá lại sau đó.
PN