Điều kiện và Yêu cầu của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2
Phòng an toàn sinh học cấp 2 là môi trường đảm bảo mức độ an toàn sinh học đứng thứ 2 trong 4 cấp độ BSL. Điều kiện và Yêu cầu của phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2 như thế nào?
Nếu đã làm việc trong môi trường phòng thí nghiệm một thời gian chắc hẳn chúng ta sẽ biết phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp II là nhóm phòng thí nghiệm phổ biến nhất trong hệ thống phòng xét nghiệm ATSH tại Việt Nam. Do đó, các PXN cần nắm rõ những yêu cầu cũng như quy định về PXT ATSH cấp 2. Vậy phòng an toàn sinh học cấp 2 có những yêu cầu và điều kiện như thế nào? Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu ở bài viết này nhé.
1. Phòng an toàn sinh học cấp 2
An toàn sinh học cấp 2 yêu cầu như thế nào
Mức độ an toàn sinh học 2 (BSL-2) thích hợp cho các thí nghiệm liên quan đến các tác nhân có nguy cơ tiềm ẩn trung bình đối với con người và môi trường.
Ví dụ:
- Các vi sinh vật có khả năng gây nguy hiểm sinh học thấp, chẳng hạn như những vi sinh vật trong Nhóm nguy cơ 2 (BSL-2).
- Hoạt động DNA tái tổ hợp đòi hỏi phải có BSL-2 bao gồm các nghiên cứu trên động vật liên quan đến việc xây dựng động vật chuyển gen.
- Hệ thống nuôi cấy mô và / hoặc tế bào không tái tổ hợp yêu cầu mức độ ngăn chặn này.
- Hệ thống virus gây ung thư được phân loại là nguy cơ thấp.
- Hoạt động sản xuất với các sinh vật Nhóm rủi ro 1.
Việc kiểm soát các mối nguy sinh học tiềm ẩn ở cấp độ BSL-2 được cung cấp bằng cách sử dụng các phương pháp thực hành vi sinh tiêu chuẩn với việc bổ sung các thiết bị bảo hộ lao động (áo khoác và găng tay phòng thí nghiệm).
Tổng quan về phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp II.
Trước tiên chúng ta phải hiểu rằng phòng thí nghiệm hay phòng xét nghiệm ATSH cấp II là môi trường đảm bảo mức độ an toàn sinh học đứng thứ 2 trong 4 cấp độ BSL. PTN ATSH cấp 2 sẽ thực hiện các xét nghiệm đối với các loại vi sinh vật thuộc nhóm 1 và nhóm 2 và các sản phẩm từ vi sinh vật thuộc nhóm 3 và nhóm 4 nhưng đã được xử lý để phù hợp với điều kiện môi trường của phòng xét nghiệm ATSH Cấp 2. Các nhóm vi sinh vật này được quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, Điều 3 Nghị định 103/2016/NĐ-CP.
Chi tiết hơn, các nhóm vi sinh vật này được định nghĩa như sau:
- Nhóm 1 là nhóm chưa hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng bao gồm các loại vi sinh vật chưa phát hiện thấy khả năng gây bệnh cho người.
- Nhóm 2 là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể ở mức độ trung bình nhưng nguy cơ cho cộng đồng ở mức độ thấp bao gồm các loại vi sinh vật có khả năng gây bệnh nhưng ít gây bệnh nặng cho người, có khả năng lây truyền sang người và có biện pháp phòng, chống lây nhiễm, điều trị hiệu quả trong trường hợp mắc bệnh.
Danh mục chi tiết các VSV nhóm 1 và nhóm 2 được quy định tại Thông tư 41/2016/TT-BYT.
2. Điều kiện của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II
2.1. Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất là yếu tố đầu tiên cần đảm bảo trong môi trường này:
- Bao gồm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
- Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 cần có hệ thống thu gom, xử lý hoặc trang thiết bị xử lý nước thải. Đối với cơ sở thí nghiệm đang hoạt động trước ngày của Nghị định trên có hiệu lực thi hành thì phải có kết quả xét nghiệm nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải vào nơi chứa nước thải chung;
- Các phòng khác của cơ sở xét nghiệm phải được đặt riêng biệt với PXN ATSH cấp 2;
- Phòng thí nghiệm phải có biển báo nguy hiểm sinh học trên cửa ra vào của khu vực xét nghiệm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2016/NĐ-CP.
2.2. Trang thiết bị cho phòng thí nghiệm:
Trang thiết bị góp phần tạo ra môi trường đảm bảo yêu cầu về an toàn sinh học trong các phòng thí nghiệm. Ở phòng an toàn sinh học cấp 2, trang thiết bị phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Môi trường này cần đáp ứng các điều kiện về trang thiết bị quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
- Tủ an toàn sinh học là thiết bị không thể thiếu trong PTN an toàn sinh học cấp 2;
- Cần có các thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm hoặc thiết bị khử khuẩn;
- Đảm bảo trang bị các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với loại kỹ thuật xét nghiệm thực hiện tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
2.3. Nhân sự:
Nhân sự luôn là yếu tố quan trọng trong bất kỳ tổ chức cũng như môi trường nào. Ở môi trường đảm bảo ATSH, nhân sự phải đảm bảo các yêu cầu cũng như quy định đặc biệt để được làm việc:
- Đáp ứng các điều kiện về nhân sự được quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 3 Điều 5 của Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
- Nhân viên xét nghiệm và người chịu trách nhiệm về an toàn sinh học phải được tập huấn về ATSH từ cấp II trở lên.
- Yêu cầu về nhân viên trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2
- Số lượng nhân viên: ít nhất 02 nhân viên
- Phải phân công người chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn sinh học.
- Các nhân viên trực tiếp thực hiện xét nghiệm VSV phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm mà cơ sở đó thực hiện;
- Bất kỳ người nào được phân công làm việc trong khu vực xét nghiệm phải được hướng dẫn về an toàn sinh học phù hợp với công việc đảm nhiệm.
- Nhân viên thực hiện các thí nghiệm phải được tiêm chủng hoặc sử dụng thuốc phòng bệnh liên quan TNGB.
- Các nhân viên mang thai, mắc bệnh truyền nhiễm hoặc suy giảm miễn dịch, tai nạn ảnh hưởng đến khả năng vận động tay, chân, có vết thương hở phải được phân công công việc phù hợp.
- Giám sát y tế theo quy định Luật lao động 10/2012/QH13, nghị định 45/2013/NĐ-CP.
2.4. Quy định thực hành:
Việc thực hành và làm việc trong các phòng thí nghiệm an toàn sinh học luôn phải thực hiện một cách đảm bảo, theo các quy định sau đây:
- Thực hiện các quy định theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
- Thực hiện các kế hoạch đào tạo, tập huấn nhân viên làm việc tại khu vực xét nghiệm;
- Có quy định lưu giữ, bảo quản mẫu bệnh phẩm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm tại cơ sở xét nghiệm;
- Có kế hoạch đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm và xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.
3. Các chú ý khi làm việc trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2
- Hạn chế tiếp cận các khu vực làm việc. Đóng cửa trong quá trình làm việc với tài liệu nghiên cứu.
- Dán các biển cảnh báo nguy cơ sinh học tại các điểm tiếp cận và trên thiết bị có chứa hoặc bị ô nhiễm bởi các vật liệu có khả năng lây nhiễm.
- Rửa tay, hoặc tháo găng tay sau khi xử lý các vật liệu sinh học hoặc trước khi rời khỏi khu vực làm việc.
- Không ăn, uống, vệ sinh cá nhân, … trong khu vực làm việc.
- Không bao giờ được ngậm pipet.
- Chỉ sử dụng vật nhọn khi không có lựa chọn thay thế nào (ví dụ: thiết bị an toàn hoặc vật không phải vật nhọn).
- Hãy hết sức đề phòng khi phải sử dụng vật sắc nhọn. Vứt bỏ các vật sắc nhọn một cách cẩn thận và đúng cách.
- Tiến hành các quy trình có khả năng tạo ra các tia nước bắn, phun hoặc sol khí trong tủ an toàn sinh học được chứng nhận hàng năm.
- Khử nhiễm bề mặt làm việc ít nhất hàng ngày.
- Khử nhiễm vật liệu phế thải trước khi xử lý.
- Mặc áo khoác phòng thí nghiệm CÓ NÚT để bảo vệ quần áo cá nhân.
- Mang găng tay khi tay có thể tiếp xúc với các vật liệu có khả năng lây nhiễm, bề mặt hoặc thiết bị bị ô nhiễm.
- Mang thiết bị bảo vệ mắt / mặt nếu dự đoán có bắn hoặc phun trong quá trình làm việc bên ngoài tủ an toàn sinh học.
- Vận chuyển vật liệu bên ngoài phòng thí nghiệm bằng thùng thứ cấp và xe đẩy. Tránh các khu vực công cộng trong quá trình vận chuyển.
- Làm quen với các hướng dẫn bằng văn bản về các thủ tục trong phòng thí nghiệm và cách ứng phó thích hợp với các trường hợp khẩn cấp.
- Báo cáo sự cố tràn, phơi nhiễm, bệnh tật và thương tích ngay lập tức.