Bên cạnh vòng tròn DEMING (chu trình PDCA), kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê được biết đến là một trong những công cụ kỹ thuật quản trị chất lượng hiệu quả. Để sử dụng công cụ này yêu cầu sự am hiểu sâu sắc, thực hiện thành thục nhằm tiến tới mục đích tạo tiền đề cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau này. Vậy nên, nhu cầu tìm hiểu về kiểm soát chất lượng bằng thống kê SQC là cực kỳ cao. Hãy để VCR làm rõ mọi vấn đề liên quan trong bài viết dưới đây.

Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê - SQC là gì?

SQC là viết tắt của Statistical Quality Control, hay còn gọi là kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê. Khi mới tiếp xúc với thuật ngữ này, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy phạm trù bao phủ của nó quá lớn và phức tạp vì phản ánh tất cả những nội dung liên quan kỹ thuật, kinh tế và xã hội.

Để đem đến góc nhìn khái quát và dễ hiểu nhất, thì có thể giải thích như sau. Kiểm soát chất lượng thống kê là việc sử dụng những công cụ và kỹ thuật thống kê với mục đích theo dõi, duy trì chất lượng sản phẩm trong hầu hết các ngành công nghiệp. Nổi bật phải kể đến như thực phẩm, dược phẩm,...

Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê
Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn khi đến tay người dùng.

Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê là một phần không thể thiếu của quá trình sản xuất. Doanh nghiệp có thể áp dụng để kiểm soát chất lượng lần cuối trước khi đến tay người dùng hoặc ngẫu nhiên trong quá trình.

Khi thực hiện, doanh nghiệp cần phải tập trung vào các kỹ thuật kiểm soát chất lượng thống kê để có thể theo dõi biến thể vốn có trong toàn bộ quá trình sản xuất. Những thay đổi diễn ra có thể xuất phát từ nguyên liệu thô, đặc tính của thành phần, công cụ sản xuất, kỹ thuật sử dụng và quy trình đóng gói.

Bất kỳ yếu tố nào cũng có thể ảnh hưởng đến tổng số lượng cuối cùng và điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chuẩn mà pháp luật quy định. Vậy nên, kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê sẽ giúp nhà sản xuất phát hiện sự sai phạm và sửa chữa kịp thời, tránh những tổn thất ngoài ý muốn.

Lợi ích khi sử dụng SQC đối với doanh nghiệp

Hàng loạt lợi ích tuyệt vời mà doanh nghiệp nhận được khi áp dụng kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê vào trong quy trình sản xuất:

Kiểm soát chất lượng bằng thống kê SQC có thể giúp doanh nghiệp tăng thiện cảm đối với người tiêu dùng.
Kiểm soát chất lượng bằng thống kê SQC có thể giúp doanh nghiệp tăng thiện cảm đối với người tiêu dùng.
  • Kiểm soát chất lượng: SQC giúp doanh nghiệp tập hợp số liệu dễ dàng và xác định được vấn đề nhanh chóng. Từ đó, ngăn ngừa lỗi sai phát sinh và cải thiện chất lượng sản phẩm. Tất cả việc này đều đi đến một mục đích chung là kiểm soát chất lượng và đem đến cho Khách hàng sản phẩm tốt nhất.
  • Tăng cường hiệu suất: Liên tục theo dõi, phân tích và đánh giá quy trình, SQC giúp tối ưu hóa quy trình và tăng cường hiệu suất nhanh chóng.
  • Tiết kiệm chi phí: Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê đem đến giải pháp tối ưu quy trình sản xuất và hạn chế tối đa rủi ro gây lãng phí trong sản xuất, vậy nên giúp tiết kiệm chi phí vận hành hiệu quả.
  • Tăng độ tin cậy: Kiểm soát được chất lượng đồng nghĩa với việc phân phối những sản phẩm tốt nhất có ổn định cao đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy, không nói quá khi khẳng định SQC là một trong những phương pháp tạo niềm tin, tăng sự tin cậy của Khách hàng đối với doanh nghiệp.
  • Cải thiện quy trình sản xuất: Sử dụng các dữ liệu thống kê, doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện những rủi ro tiềm tàng và đưa ra đường lối khắc phục hiệu quả.

5 công cụ kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê

VCR giới thiệu đến bạn đọc 5 công cụ kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê được ứng dụng phổ biến hiện nay:

công cụ kiểm soát chất lượng

  1. Phiếu kiểm tra (Check sheet): Được thiết lập dưới dạng biểu mẫu đơn giản giúp bạn ghi lại các dữ liệu cần thiết một cách có hệ thống. Công cụ này cho phép bạn xác định các vấn đề thường gặp để tìm phương hướng giải quyết.
  2. Biểu đồ phân bố (Histogram): Mô tả tần suất phân phối các giá trị quan sát của một biến thông qua các thước đo khác nhau của xu hướng trung tâm. Áp dụng để điều tra và xác định phân phối của biến cụ thể trong biểu đồ.
  3. Biểu đồ Pareto (Pareto Chart): Biểu thị theo dạng đồ thị hình cột phản ánh các dự liệu thu thập một cách chân thực, từ đó xác định được vấn đề đang cần ưu tiên giải quyết.
  4. Biểu đồ nhân quả (Cause and Effect Diagram): Còn được biết đến là biểu đồ xương cá, biểu diễn mối quan hệ giữa các biến và làm rõ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Áp dụng chủ yếu trong giai đoạn đầu của quá trình cải tiến quy trình.
  5. Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram): Sử dụng như một công cụ đồ họa thống kê, biểu hiện mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả, giữa yếu tố ảnh hưởng và chất lượng. Thực hiện để nhận biết mối liên quan giữa hai biến số.

Vậy là trong bài viết trên, thiết bị phòng sạch VCR đã làm rõ khái niệm SQC là gì. Đồng thời, gợi ý những công cụ kiểm soát hiệu quả được áp dụng phổ biến hiện nay. Qua đó, bạn đọc có thể thấy rõ được cách hoạt động cũng như lợi ích tuyệt vời mà kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê mang lại cho doanh nghiệp.

Từ khóa: