Quy trình sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn diễn ra như thế nào?
Sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm đang là ngành nghề tiềm năng và có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai bởi nhu cầu sử dụng mỹ phẩm ngày càng lớn.
- 1. Tiêu chuẩn của quy trình sản xuất mỹ phẩm
- 2. Đánh giá cơ sở sản xuất mỹ phẩm đạt cGMP dựa trên những tiêu chí nào?
- 3. Quy trình sản xuất mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn cGMP hiện nay
- Bước 1: Nhập và kiểm tra nguyên liệu
- Bước 2: Tiến hành vận chuyển nguyên liệu đạt chất lượng vào xưởng
- Bước 3: Xử lý nguyên liệu
- Bước 4: Thực hiện gia công và sản xuất mỹ phẩm theo công thức
- Bước 5: Kiểm tra chất lượng với mẫu thử
- Bước 6: Sản xuất hàng loạt
- Bước 7: Đóng gói bao bì và phân phối ra thị trường
- 4. Điểm qua các loại máy móc sử dụng trong quy trình sản xuất mỹ phẩm
- 5. Tại sao dây chuyền sản xuất mỹ phẩm cGMP phải được đặt trong môi trường phòng sạch?
Trong bài viết này, Thiết bị phòng sạch VCR sẽ cập nhật chi tiết quy trình sản xuất mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế tại Việt Nam.
1. Tiêu chuẩn của quy trình sản xuất mỹ phẩm
Tiêu chuẩn của quy trình sản xuất mỹ phẩm gọi tắt là cGMP (Cosmetic Good Manufacturing Practice), đây là quy tắc và chuẩn mực áp dụng trong quy trình sản xuất được quy định tại Hướng dẫn ASEAN về Thực hành tốt sản xuất. Tiêu chuẩn cGMP được quy định tại Hiệp định về hệ thống hòa hợp của ASEAN, liên quan đến mỹ phẩm do Ủy ban mỹ phẩm ASEAN chịu trách nhiệm.
Các doanh nghiệp được phép đi vào hoạt động sản xuất khi có giấy chứng nhận cGMP. Lúc này, sản phẩm mới được phép lưu hành trên thị trường.
2. Đánh giá cơ sở sản xuất mỹ phẩm đạt cGMP dựa trên những tiêu chí nào?
Điều kiện về nguyên liệu
Đây là yếu tố đầu tiên để khẳng định sản xuất mỹ phẩm đảm bảo an toàn. Theo tiêu chuẩn GMP, nguyên liệu chính dùng để sản xuất gia công mỹ phẩm phải chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, không gây kích ứng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đồng thời, không được trộn bất kỳ thành phần nào khác trong quá trình sản xuất mỹ phẩm.
Cơ sở sản xuất mỹ phẩm cần đảm bảo các tiêu chí: Đảm bảo các yêu cầu về giấy phép kinh doanh, dụng cụ và nguyên liệu sản xuất phải được kiểm định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Trang thiết bị và máy móc sản xuất
Cần trang bị đầy đủ thiết bị, máy móc sản xuất và hoạt động theo quy trình chung. Trong đó, thiết bị, máy móc cần kiểm định chất lượng theo yêu cầu và phải đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia. Toàn bộ trang thiết bị, dụng cụ cần được vô khuẩn, kiểm tra theo định kỳ, vệ sinh sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng.
Bên cạnh đó, hệ thống nhà xưởng cần có diện tích đủ rộng, đủ không gian cho quá trình sản xuất mỹ phẩm. Toàn bộ hệ thống được xây dựng trên nguyên tắc ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo và chống lại tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sản xuất, cần đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối, nhân viên cần vệ sinh tay sạch sẽ và tiệt trùng đầy đủ trước khi tiếp xúc, gia công mỹ phẩm.
Đội ngũ nhân sự
Đội ngũ nhân sự phải có trình độ, năng lực và kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực. Bất kể nhân sự nào tham gia vào các công đoạn sản xuất cũng cần có sự hiểu biết về công việc, kiến thức liên quan để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng. Đồng thời, mỗi nhân viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm khi tham gia vào quá trình sản xuất mỹ phẩm.
Hiện nay, tại các đơn vị sản xuất thường tổ chức khóa học đào tạo cho đội ngũ nhân viên.
Điều kiện về quy trình sản xuất
Theo tiêu chuẩn GMP về quy trình sản xuất mỹ phẩm, nhà xưởng sản xuất, cơ sở gia công mỹ phẩm cần đảm bảo quá trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn ISO 22000, thực hiện đầy đủ quy trình và không được bỏ qua bất kỳ công đoạn nào vì sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
3. Quy trình sản xuất mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn cGMP hiện nay
Bước 1: Nhập và kiểm tra nguyên liệu
Nhập và kiểm tra nguyên liệu là bước cơ bản trong quy trình sản xuất mỹ phẩm. Nguồn nguyên liệu sau khi nhập từ bên ngoài cần kiểm tra kỹ lưỡng về độ an toàn và chất lượng của chúng. Nguyên liệu cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đáp ứng các tiêu chuẩn cho phép của quốc gia cũng như các cơ quan liên quan. Có như vậy, sản phẩm mới đạt chất lượng và mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng.
Bước 2: Tiến hành vận chuyển nguyên liệu đạt chất lượng vào xưởng
Sau quá trình kiểm duyệt, nguyên liệu đạt tiêu chuẩn được vận chuyển vào nhà máy để thực hiện các công đoạn tiếp theo trong quy trình sản xuất.
Ngược lại, những nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn sẽ được loại bỏ và tiêu hủy ngay lập tức.
Bước 3: Xử lý nguyên liệu
Sau khi đưa vào xưởng, nguyên liệu được chia thành các mẻ nhỏ theo tỷ lệ định trước phù hợp với công thức. Quá trình chia mẻ nguyên liệu nhằm mục đích giúp sản phẩm đồng nhất về hình thức và chất lượng. Từ đó, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của nhãn hàng, ổn định sản phẩm và tránh xảy ra thiệt hại cho các nhãn hàng trong kinh doanh.
Bước 4: Thực hiện gia công và sản xuất mỹ phẩm theo công thức
Nhân công sẽ tiến hành sản xuất mỹ phẩm theo công thức và tỷ lệ có sẵn để tạo ra sản phẩm hoàn thiện. Công đoạn này được vận hành theo dây chuyền khép kín cùng các loại máy móc tối tân, thiết bị hiện đại và tiên tiến.
Bước 5: Kiểm tra chất lượng với mẫu thử
Sau quá trình gia công và sản xuất, sản phẩm được cho vào chai, lọ hoặc bao bì cấp 1 và chuyển đến phòng kiểm nghiệm chất lượng. Tại đây, các lô sản phẩm được kiểm duyệt nghiêm ngặt.
Với những lô sản phẩm đạt yêu cầu sẽ thực hiện tiếp các công đoạn tiếp theo. Ngược lại, lô sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị tiêu hủy ở giai đoạn này.
Bước 6: Sản xuất hàng loạt
Với những lô hàng đạt chất lượng, tiến hành sản xuất hàng loạt với số lượng lớn cùng chất lượng đồng nhất. Để đạt được điều này, các cơ sở sản xuất không chỉ cần đạt chuẩn cGMP mà còn phải vận hành theo ISO 22716 và các chứng nhận tương đương.
Bước 7: Đóng gói bao bì và phân phối ra thị trường
Các sản phẩm mỹ phẩm được xác định an toàn sẽ được đóng gói, dán tem, đánh dấu số lô, in phun dập ngày tháng và dán nhãn thùng để phân phối ra thị trường.
Tìm hiểu thêm: Quy trình vận hành dây chuyền sản xuất mỹ phẩm diễn ra như thế nào?
4. Điểm qua các loại máy móc sử dụng trong quy trình sản xuất mỹ phẩm
Về cơ bản, quy trình sản xuất mỹ phẩm sử dụng các nhóm thiết bị sau:
Máy khuấy trộn
Chức năng của loại máy này là trộn các nguyên liệu mỹ phẩm để đạt độ đồng đều về màu sắc, giúp cho mỹ phẩm có độ bóng mượt và mềm mịn. Máy khuấy trộn gồm 02 thiết bị chính: Máy trộn thùng quay và máy trộn động cơ quay trong.
Máy phân tán nhũ hóa
Máy phân tán nhũ hóa gồm có nhiều thiết bị:
- Thiết bị phân tán chân vịt: Gồm các cánh chân vịt gắn vào vị trí cuối trục quay nhằm mục đích phân tán và nhũ hóa sơ bộ.
- Thiết bị phân tán cánh chém: Do cánh chém được thiết kế cuối trục quay nên máy có khả năng phân tán cao. Khi trục cao, cánh chém xoay tròn với tốc độ cao tạo ra lực phân tán.
Ngoài ra, còn có thêm một số thiết bị như: Máy ép khuôn phấn nền, son môi, máy gia nhiệt, máy nhũ hóa hút chân không,...
5. Tại sao dây chuyền sản xuất mỹ phẩm cGMP phải được đặt trong môi trường phòng sạch?
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Nếu doanh nghiệp muốn phát triển thị trường mỹ phẩm thì cần đảm bảo chất lượng sản phẩm tối ưu. Môi trường phòng sạch có thể hỗ trợ doanh nghiệp xử lý tác nhân tạp nhiễm như vi khuẩn, bụi,... Điều này giúp mỹ phẩm đạt độ tinh khiết và bảo quản trong thời gian dài.
Tuy nhiên, mỗi công đoạn sản xuất có mức độ sạch khác nhau, phụ thuộc vào sự tiếp xúc trực tiếp giữa con người, môi trường và nguyên liệu sản xuất. Đối với môi trường có sự tiếp xúc cao, cần thực hiện trong phòng sạch cấp độ A, với môi trường ít có khả năng gây nhiễm sẽ thực hiện trong các phòng có độ sạch thấp hơn.
Các bước trong quy trình sản xuất mỹ phẩm đã được VCR cập nhật chi tiết. Qua thông tin vừa rồi, mong rằng bạn đọc sẽ hiểu hơn về cách thức tạo ra mỹ phẩm, từ đó dễ dàng áp dụng vào thực tế hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Tìm hiểu thêm: Quy trình thi công phòng sạch mỹ phẩm