Hướng dẫn quy trình sản xuất vi sinh đúng cách, dễ thực hiện
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, người ta thường lựa chọn phân vi sinh bởi chúng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng và bảo vệ môi trường.
Nếu bạn muốn biết thông tin chi tiết về phân cơ hữu sinh và quy trình sản xuất vi sinh, hãy cùng theo dõi bài viết được chia sẻ dưới đây của Thiết bị phòng sạch VCR.
1. Khái niệm phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân hữu cơ được tạo ra thông qua việc hòa trộn chất hữu cơ với một hoặc nhiều thành phần tự nhiên bao gồm nhiều vi sinh vật có lợi theo tỷ lệ thích hợp.
Tùy theo mục đích sử dụng sẽ có nhiều loại phân hữu cơ vi sinh. Các hệ sinh vật được kết hợp với nhau tạo ra phân bón đa chức năng, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và đất, vừa bảo vệ cây trồng.
Trước đây, do lạm dụng phân hóa học gây ra nhiều tác hại, nhiều người đã chuyển sang sử dụng phân hữu cơ vi sinh. So với phân hóa học, phân hữu cơ vi sinh tồn đọng một số nhược điểm nhưng nhờ bảo vệ môi trường nên được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
2. Phân hữu cơ vi sinh có mấy loại?
Phân hữu cơ vi sinh gồm 5 loại chính, cụ thể như sau:
Phân hữu cơ vi sinh có tác dụng cố định đạm (cố định nitơ)
Loại phân bón này có chứa nhóm vi sinh vật cố định đạm và cố định nitơ trong không khí thành các dạng mà cây trồng hấp thụ được. Nhiều người ví phân hữu cơ vi sinh cố định đạm như nhà máy sản xuất nitơ, vừa cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, vừa trả lại cho môi trường đất hàng trăm tấn sau mỗi năm cây trồng lấy đi.
Nhóm vi sinh vật cố định đạm được chia thành 2 dạng chính, gồm có: Vi sinh vật cố định đạm cộng sinh và vi sinh vật cố định đạm tự do. Mặc dù có đa dạng chủng loại vi sinh cố định nitơ, nhưng chức năng chính là mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Phân hữu cơ có chứa vi sinh chuyển hóa và khả năng phân giải lân.
Đây là loại phân bón có chứa vi sinh vật có khả năng phân giải lân. Cụ thể, từ môi trường lân ở dạng khó tan mà cây khó hấp thụ chuyển sang dạng dễ hòa tan giúp rễ cây hấp thụ được. Cơ chế hoạt động của nhóm vi sinh vật có ưu điểm giúp phá vỡ liên kết phosphat nên đây là nhóm vi sinh vật rất tốt cho cây trồng.
Trong quá trình hình thành màng tế bào có sự góp mặt của photpho, giúp quả nhanh chín và rễ phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu ở dạng tồn tại bình thường thì cây trồng rất khó hấp thụ. Khi để tự nhiên, cây chỉ sử dụng photpho với hiệu suất 25%, từ đó gây ra tình trạng phát triển chậm. Việc sử dụng phân hữu cơ có chứa vi sinh vật có khả năng phân giải lân sẽ giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc và làm tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh và môi trường cho cây trồng.
Phân hữu cơ vi sinh điều hòa giúp cây sinh trưởng tốt
Công dụng chính của loại phân bón này là tổng hợp nhiều tác dụng lên cây trồng như tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết độc hại, giúp cây phát triển tốt, kích thích sinh trưởng, thúc đẩy hạt nảy mầm, giúp rễ phát triển nhanh, điều hòa quá trình trao đổi chất. Đối với các loại xạ khuẩn, vi khuẩn, nấm đã qua chọn lọc thường áp dụng phương pháp lên men vi sinh.
Phân hữu cơ vi sinh phân giải chất mùn, hợp chất hữu cơ
Điều kiện môi trường đất tốt giúp cây tăng năng suất và phát triển mạnh, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí chăm sóc. Khi sử dụng loại phân bón này sẽ giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất, kích thích sự phát triển của vi sinh vật có lợi, từ đó cây trồng cũng phát triển theo.
Phân hữu cơ vi sinh có tác dụng ức chế vi sinh vật gây hại
Việc ức chế vi sinh vật gây hại sẽ giúp hạn chế rủi ro xảy ra cho cây trồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ điều này nên đã sử dụng phân bón hóa học, điều này vô tình giết chết nhóm vi sinh vật có lợi, tạo điều kiện để vi sinh vật gây hại xâm nhập và phát triển.
3. Chi tiết cách sản xuất phân bón vi sinh
Phân vi sinh là chế phẩm chứa nhiều hoặc một vi sinh vật có thể sử dụng trên cây trồng đã được lọc chọn. Loại phân này được bón vào đất để kích thích vi sinh vật tăng cường hoạt động trong đất dạng thân rễ.
Vì vậy, tác dụng của phân vi sinh là cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết từ đất cho cây trồng, cung cấp vitamin, men và chất điều hòa sinh trưởng cho quá trình chuyển hóa chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cây trồng chống chọi sâu bệnh và tác động xấu của môi trường, giúp nâng cao nông sản, năng suất, chất lượng và cải thiện độ phì nhiêu của đất.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vi sinh với quy trình sản xuất khác nhau, nhưng theo mật độ vi sinh vật có ích sẽ chia thành hai loại chính, bao gồm:
- Phân bón vi sinh vật có mật độ vi sinh vật hữu ích cao (có trên 108 tế bào/g), ít tạo chất vì chất mang được thanh trùng.
- Phân bón vi sinh vật có mật độ vi sinh vật hữu ích thấp (dao động từ 106 - 107 tế bào/g), nhiều tạp chất do chất mang chưa qua tiệt trùng.
4. Quy trình sản xuất vi sinh diễn ra như thế nào?
Quy trình sản xuất vi sinh gồm hai giai đoạn chính:
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn này tiến hành tạo ra nguyên liệu thô để sản xuất, hay nói cách khác là chất mang. Quy trình sản xuất vi sinh trong giai đoạn này diễn ra như sau: Chất mang được sử dụng là các chất hữu cơ gồm rác thải, phế thải nông nghiệp, bã nấm, than bùn,... hoặc hợp chất vô cơ gồm bột sò, bột xương, bột apatit, bột phốt phát,...
Chất mang được hiếu khí hoặc nuôi cấy kỵ khí nhằm mục đích phá hủy phần tạp chất của trứng và vi sinh vật, từ đó làm phân hủy chất hữu cơ không hòa tan hoặc làm bay hơi các chất dễ bay hơi.
Giai đoạn 2
Ở điều kiện cho phép, thực hiện cấy nguyên liệu lên vi sinh vật thuần khiết để đạt hiệu quả cao. Mặc dù kích thước vi sinh vật rất nhỏ nhưng nếu sống trong môi trường có độ pH thích hợp, nhiệt độ môi trường đảm bảo và carbon dioxide, chúng phát triển nhanh chóng và có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Ngược lại, nếu sống trong môi trường bất lợi, vi sinh vật sẽ chậm phát triển và dễ bị phá hủy, làm ảnh hưởng đến chất lượng phân bón. Để làm phân vi sinh được ứng dụng rộng rãi, người ta thường sử dụng nhiều chủng trong một loại phân bón hoặc lựa chọn các chủng vi sinh có khả năng thích ứng rộng.
Các bước thực hiện của từng giai đoạn
- Chuẩn bị chủng vi sinh vật: Vi sinh vật được nuôi cấy bằng cách lắc bình nhỏ hoặc nhân giống nhiều lần. Thời gian thực hiện từ 5 - 7 ngày. Khi đạt được số lượng vi sinh vật mong muốn thì nên sử dụng ngay để hạn chế xảy ra tình trạng giảm dần về số lượng vi sinh vật.
- Chuẩn bị chất mang: Có thể dùng đất, phân chuồng, cát, than bùn để làm chất mang. Trong chất mang cần có chất hữu cơ với hàm lượng cao, khả năng giữ nước trên 50%, không chứa hóa chất gây hại và dễ phân hủy trong đất.
- Hòa trộn vi sinh vật và chất mang: Cần đeo găng tay vô trùng để trộn vi sinh vật hoặc sử dụng máy trộn. Sản phẩm cần được đóng gói bằng bao bì kín hoặc túi ni lông. Trước khi tiến hành bảo quản ở nhiệt độ 40 độ C, túi cần ổn định nhiệt độ trong phòng từ 2 - 3 ngày.
Tìm hiểu thêm:
5. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh mang lại lợi ích gì?
Sử dụng phân hữu cơ vi sinh sẽ mang đến những lợi ích dưới đây:
- Tiết kiệm chi phí: Thay vì bỏ khoản tiền lớn để mua thuốc bảo vệ thực vật, bạn có thể tận dụng phế phẩm từ chăn nuôi để ủ làm phân bón cây trồng.
- Kích thích sự phát triển cho cây trồng: Sử dụng phân bón giúp nâng cao năng suất và cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Bên cạnh đó, giúp tăng khả năng chống chịu với tác động xấu của thời tiết và sâu bệnh hại, từ đó năng suất tăng lên đáng kể.
- Cải tạo đất: Trong khi phân hóa học làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất thì phân hữu cơ lại là nguồn dinh dưỡng cho đất. Theo đó, sử dụng trong thời gian dài giúp đất tơi xốp, thoáng khí.
- Cân bằng hệ sinh thái: Phân vi sinh tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật có lợi phát triển nhanh chóng trước sự bùng phát của dịch bệnh. Nếu sử dụng phân hóa học sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái.
- Bảo vệ môi trường: Đây là ưu điểm lớn của phân hữu cơ vi sinh nên được nhiều bà con nông dân lựa chọn sử dụng. Mọi người cần ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
- Bảo vệ sức khỏe con người: Khi sử dụng phân thuốc hóa học, nông sản sẽ bị chứa dư lượng thuốc trừ sâu, nếu sử dụng sẽ gây hại đến sức khỏe cho con người. Do đó, việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh sẽ đảm bảo sức khỏe, khiến người dùng yên tâm hơn và sản phẩm thu hoạch có giá trị hơn. Nhận thức được tác hại của việc lạm dụng chất hóa học nên nhiều người đã chuyển sang trồng rau sạch để sử dụng tại nhà.
Và đó là những chia sẻ của VCR về quy trình sản xuất vi sinh. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp bạn hình dung được các giai đoạn cần làm trong sản xuất vi sinh và áp dụng vào thực tế hiệu quả. Chúc bạn thành công!